Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?

Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?

Nước ối là môi trường chất lỏng bao quanh thai nhi. Sự phát triển của thai nhi và nước ối có mối liên quan chặt chẽ đến nhau, đặc biệt thông qua quá trình nuốt của trẻ. Thế nhưng nhiều thai phụ vẫn còn lo lắng “trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?”, cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết sau đây.

Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?

Phản xạ nuốt của trẻ là một quá trình sinh lý có từ rất sớm, ngay từ trong bụng mẹ. Tuy nhiên, khi còn trong bụng mẹ, trẻ được bao quanh bởi chất lỏng là nước ối. Vậy thì, “trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?” còn là thắc mắc của nhiều bố mẹ. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về câu hỏi này thông qua bài viết dưới đây.

Nước ối là gì?

Nước ối xuất hiện từ ngày thứ 12 sau thụ tinh, khi đó buồng ối nằm độc lập trong mầm phôi, chứa dịch kẽ của phôi. Từ ngày 12 đến ngày 28 sau thụ tinh, tuần hoàn rau thai được thành lập, và có sự thẩm thấu giữa tuần hoàn và nước ối.

Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?

Thai nhi nuốt nước ối giúp cân bằng lượng nước ối trong thai kỳ

Nước ối có 3 nguồn gốc:

  • Từ thai nhi: Giai đoạn đầu, da thai nhi tham gia vào sự hình thành nước ối. Từ tuần 20, nước ối được sản xuất từ khí phế quản, hệ tiết niệu của thai nhi.
  • Nội sản mạc.
  • Từ máu của mẹ.

Nước ối sau khi được tạo ra từ 3 nguồn trên lại được tái hấp thu trở lại thông qua hệ tiêu hóa của thai nhi và nội sản mạc. Nước ối luôn được tái tạo, vào cuối thời kỳ có thai, nước ối đổi mới 3 giờ/lần, tức khoảng 4 – 8 lít/ngày. Sự tái tạo này tăng dần đến khi thai đủ ngày và giảm dần sau đó.

Về màu sắc, đầu thai kỳ, nước ối có màu trắng trong. Thai nhi càng lớn dần thì nước ối càng có màu trắng đục do chứa nhiều chất.

Vai trò của nước ối trong thai kỳ

Nước ối có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi và quá trình thai kỳ:

  • Bảo vệ thai khỏi bị sang chấn, nhiễm trùng. Màng ối còn nguyên vẹn giúp đảm bảo bên trong bọc ối được vô trùng.
  • Giúp điều chỉnh ngôi thai được dễ dàng.
  • Thai nhi uống nước ối và thải nước tiểu và buồng ối cũng có tác dụng giữ cân bằng nước trong cơ thể thai nhi.
  • Nước ối giúp ngăn cản sự chèn ép bánh rau với cuống rốn, giữ cuống rốn khỏi bị khô.
  • Trong lúc chuyển dạ, nước ối bảo vệ thai nhi khỏi sang chấn và nhiễm trùng; tạo thuận lợi cho sự xóa mở cổ tử cung.

Như vậy, ngay từ đầu thai kỳ, nước ối đã có chức năng nuôi dưỡng phôi thai. Sau khi lá nhau được thành lập, nước ối giữ phân biến dưỡng nước và các chất khác đảm bảo cho sự sống còn và phát triển của thai.

Tìm hiểu thêm: Cắt polyp cổ tử cung hết bao nhiêu tiền?

Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?
Nước ối có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi

Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?

Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không? Trong quá trình phát triển của thai nhi, việc nuốt nước ối là việc hết sức bình thường, và có chức năng sinh lý vô cùng quan trọng. Hoạt động nuốt của thai nhi góp phần quan trọng vào sự cân bằng nội môi của thai nhi và nước ối cũng như sự phát triển của thai nhi.

Đồng thời, quá trình uống nước ối của thai nhi giúp quá trình phát triển bình thường. Thai nhi đủ tháng nuốt lượng chất lỏng (100 – 300 ml/kg) lớn hơn rõ rệt tính theo trọng lượng cơ thể so với của người trưởng thành (40 – 60 ml/kg). Quá trình nuốt nước ối và tiêu hóa của thai nhi trong tử cung góp phần quan trọng vào việc điều chỉnh lượng và thành phần nước ối, giúp thu nhận và tái tuần hoàn các chất hòa tan từ môi trường của thai nhi và sự trưởng thành của đường tiêu hóa của thai nhi.

Thai nhi uống nước ối giúp cân bằng lượng nước ối trong suốt thai kỳ

Thể tích và thành phần nước ối được duy trì trong suốt thời gian sống trong tử cung nhờ sự cân bằng giữa sản xuất và tái hấp thu dịch của thai nhi. Sau khi tạo phôi, thai nhi bài tiết một lượng nước tiểu đáng kể vào khoang ối. Lưu lượng nước tiểu của thai nhi là yếu tố quan trọng nhất điều chỉnh lượng nước ối, vì tốc độ dòng nước tiểu tăng hoặc giảm rõ rệt có tương quan với tình trạng đa ối và thiểu ối.

Quá trình nuốt của thai nhi đóng vai trò là con đường chính để tái hấp thu nước ối, tuần hoàn nước và các chất hòa tan cho thai nhi. Các dị tật phổ biến làm suy giảm phản xạ nuốt bao gồm teo thực quản, teo tá tràng và các rối loạn thần kinh cơ như loạn dưỡng trương lực cơ có thể dẫn đến tình trạng đa ối ở thai nhi do làm giảm quá trình hấp thụ nước ối qua tiêu hóa của thai.

Uống nước ối giúp thai nhi phát triển cơ thể, hệ tiêu hóa và vị giác

Việc nuốt của thai nhi góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng cơ thể và sự phát triển của đường tiêu hóa do lượng nước ối uống vào khá nhiều. Pitkin và Reynolds ước tính rằng 10 – 15% nhu cầu nitơ của thai nhi được cung cấp nhờ vào protein trong nước ối. Axit amin và glucose được thai nhi hấp thụ và sử dụng khi đi vào đường tiêu hóa của thai nhi.

Hơn nữa, việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi thông qua việc nuốt nước ối giúp cải thiện một phần tình trạng chậm phát triển của thai nhi do tình trạng suy dinh dưỡng của người mẹ.

Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?

>>>>>Xem thêm: Giải quyết nỗi lo thiếu hụt Progesterone của chị em với viên nội tiết tố Heragest-400

Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?

Ngoài ra, việc nuốt nước ối trong quá trình mang thai của thai nhi có vai trò rất lớn trong việc phát triển hệ tiêu hóa của trẻ. Nhờ có quá trình nuốt nước ối mà hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động dù chưa hoàn thiện hoàn toàn, nhưng đã góp phần giúp hệ tiêu hóa ngày càng cứng cáp hơn thông qua việc hấp thu nước và các chất dinh dưỡng.

Bài viết trên đã cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến quá trình phát triển của trẻ và sự liên quan đến điều hòa nước ối, qua đó trả lời cho câu hỏi “Trẻ sơ sinh uống nước ối có sao không?”. Từ đó, giúp các bố mẹ có thể hiểu thêm về quá trình phát triển của con mình.

Xem thêm:

  • Chỉ số nước ối tính theo mm bao nhiêu là bình thường?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *