Khi thấy con không đói hoặc đến cữ bú mới thì bú rất ít, mẹ sẽ cảm thấy lo lắng, sợ con bị bệnh hoặc không đủ dinh dưỡng. Thực tế, nguyên nhân có thể do con chưa tiêu hóa hết sữa trong dạ dày mà thôi. Do đó các mẹ thường thắc mắc trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu?
Bạn đang đọc: Trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu?
Chức năng chính của hệ tiêu hóa của con người là thu nạp thức ăn, chia nhỏ chúng và hấp thụ chất dinh dưỡng, loại bỏ các chất độc hại, không cần thiết ra khỏi cơ thể. So với người lớn, hệ tiêu hóa của trẻ em đặc biệt hơn về đặc điểm giải phẫu và sinh lý. Vậy khi trẻ uống sữa thì quá trình tiêu hóa sữa diễn ra như thế nào và trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu?
Thức ăn được tiêu hóa trong bao lâu?
Trước khi tìm hiểu trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu, bạn nên biết rõ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra thế nào.
Sau khi thức ăn đi vào cơ thể, mất khoảng từ 6 đến 8 tiếng để chúng đi từ dạ dày đến ruột non. Tại ruột non, thông qua men tiêu hóa thức ăn sẽ được phân giải thành các chất dinh dưỡng và được hấp thụ qua niêm mạc ruột. Thức ăn còn lại tiếp tục di chuyển đến đại tràng (ruột già) để tiêu hóa, hấp thu gần như một số vi chất còn sót lại và toàn bộ nước, các chất cặn bã còn lại được thải ra ngoài dưới dạng phân. Thức ăn di chuyển trong lòng ruột già trước khi thải ra bên ngoài mất khoảng hơn 24 tiếng.
Khoảng thời gian để thức ăn di chuyển trong ống tiêu hóa ở điều kiện sinh lý bình thường cụ thể như sau:
- Thức ăn di chuyển qua dạ dày: Mất khoảng 2 đến 5 tiếng;
- Thức ăn di chuyển qua ruột non: Mất khoảng 2 đến 6 tiếng;
- Thức ăn di chuyển qua đại trạng (ruột già): Mất khoảng 10 đến 59 tiếng;
- Thức ăn di chuyển qua toàn bộ ống tiêu hóa: Mất khoảng 10 đến 73 tiếng.
Do đó, tổng thời gian từ lúc thức ăn đi qua miệng để phân giải và hấp thu các chất dinh dưỡng đến khi ra ngoài dưới dạng phân là khoảng từ 2 đến 5 ngày.
Tốc độ và thời gian tiêu hóa thức ăn chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố gồm: Số lượng thực phẩm tiêu thụ, loại thực phẩm tiêu thụ, giới tính, quá trình trao đổi chất của cơ thể từng người, một số bệnh về đường tiêu hóa.
Trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu?
Quá trình tiêu hóa sữa diễn ra thế nào?
Vấn đề trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu là thắc mắc của nhiều bà mẹ có con nhỏ. Một loại enzym có tên là lactase là yếu tố quyết định sữa có dễ tiêu hóa hay không. Đường lactose đi vào cơ thể, chỉ được một loại enzyme đặc biệt là lactase bài tiết ở ruột non, phân giải sữa thành galactose và đường đơn glucose rồi mới được hấp thu vào cơ thể.
Nếu cơ thể không bài tiết được hoặc thiếu enzyme lactase, đường lactose trong sữa không được phân giải và hấp thu sẽ di chuyển xuống đại tràng và bị chuyển hóa bởi hệ vi khuẩn tại đây. Do đó những người mắc hội chứng bất dung nạp lactose sử dụng sữa bò thường gặp triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, chướng bụng và tiêu chảy,…
Thời gian trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa
Vậy, trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu? Nhìn chung, để tiêu hóa sữa hoặc các sản phẩm chế biến từ sữa có thể mất 12 tiếng. Trong khi đó để tiêu hóa các loại nước trái cây chỉ mất khoảng 15 phút. Do đó, sữa là thực phẩm tương đối khó tiêu hóa. Vậy để trả lời cho thắc mắc trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu, bạn cần tìm hiểu khả năng tiêu hóa sữa ở trẻ sơ sinh.
Trong vòng 24 giờ đầu sau sinh, đường ruột của trẻ sơ sinh hoàn toàn không có sự tồn tại của các loại vi khuẩn. Các chủng vi khuẩn đường ruột mới bắt đầu sinh sôi, phát triển mạnh mẽ kể từ ngày thứ 3 sau sinh. Các chủng vi khuẩn đường ruột có lợi như Bifidus, B. acidophilus, B. lactis aerogenes thường chiếm ưu thế hơn ở trẻ sơ sinh bú mẹ vì sữa mẹ chứa nhiều beta lactose và yếu tố Bifidus, tốt cho các chủng khuẩn trên phát triển và đồng thời ức chế vi khuẩn E Coli. Trong khi sữa bò có nhiều alpha lactose lại giúp vi khuẩn E coli phát triển thuận lợi.
Vai trò của các chủng vi khuẩn có lợi trong đường ruột rất quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Do đó, khi trẻ bị tình trạng loạn khuẩn đường ruột, khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn ở trẻ sẽ bị ảnh hưởng.
Thời gian trẻ tiêu hóa sữa mẹ chắc chắn sẽ nhanh hơn và khả năng trẻ dung nạp cao hơn so với sữa bò hay sữa công thức. Do sữa mẹ chứa nhiều yếu tố bảo vệ cơ thể của trẻ, nhất là mức độ phù hợp với hệ tiêu hóa còn non yếu cao hơn nên trẻ bú sữa mẹ ít gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa và đồng thời nguy cơ mắc các bệnh nhiễm khuẩn khác cũng giảm đi.
Ngoài ra, khi tìm hiểu trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu, mẹ lưu ý rằng thời gian trẻ tiêu hóa sữa mẹ phụ thuộc vào thời gian sữa còn ở dạ dày trẻ. Có khoảng 25% lượng sữa hấp thụ trực tiếp tại dạ dày ở điều kiện bình thường, để tiêu hóa sữa mẹ ở dạ dày mất khoảng 2 đến 2 tiếng 30 phút so với thời gian tiêu hóa sữa bò tại dạ dày là 3 – 4 tiếng.
Sau đó, một nửa lượng sữa di chuyển xuống ruột non để tiêu hóa mất khoảng 45 phút so với sữa công thức mất 80 phút. Đây mới là giai đoạn chủ yếu để hấp thu các chất dinh dưỡng có trong sữa mẹ.
Cách chọn sữa công thức để hỗ trợ hệ tiêu hóa cho trẻ
Nếu trẻ uống sữa công thức, mẹ nên lưu ý những điều sau khi chọn sữa công thức cho trẻ:
Trẻ dưới 1 tuổi
Với bé dưới 6 tháng, mẹ nên chọn sữa công thức có hàm lượng đạm thấp để bé tiêu hóa dễ hơn, đồng thời thúc đẩy quá trình hấp thụ canxi, giảm gánh nặng cho thận.
Tìm hiểu thêm: Bầu 3 tháng đầu ăn giá đỗ chín được không?
Với bé 6 – 12 tháng, bé đã bắt đầu ăn dặm với nhiều loại thực phẩm như tinh bột, chất đạm, chất béo, rau củ và trái cây. Vì vậy, bé không phụ thuộc nhiều vào sữa để tăng cân như giai đoạn đầu. Đặc biệt, mẹ nên chọn sữa cho bé chứa nhiều đạm và canxi ở giai đoạn này.
Trẻ trên 1 tuổi
Bố mẹ nên bổ sung cho con loại sữa theo nhu cầu dinh dưỡng và phù hợp với lứa tuổi của bé.
Để biết loại sữa nào đáp ứng nhu cầu phát triển của trẻ dựa trên độ tuổi của trẻ, cần xem xét tỷ lệ protein, canxi và các chất béo khác trong sữa. Trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng, khả năng miễn dịch kém và nguy cơ nhiễm bệnh cao nếu hàm lượng đạm trong sữa mẹ quá thấp. Sữa quá nhiều đạm có thể dẫn đến béo phì, rối loạn nội tiết tố, thiểu năng phát triển thần kinh và thậm chí là bệnh tim mạch. Ngoài ra mẹ cần chú ý đến các chất khác như DHA, ARA, beta-glucan,… để phát triển trí não của trẻ và đảm bảo hỗ trợ hệ miễn dịch.
>>>>>Xem thêm: Dầu ô liu là gì? Tác dụng của dầu ô liu với da mặt
Ngoài ra, để kiểm tra xem bé có bị dị ứng với sữa hay không và có nên uống sữa hay không, mẹ cần lưu ý cho trẻ dùng sữa liên tục trong 2 tháng rồi hãy quyết định có nên đổi sữa hay không.
Sau khi đọc bài viết trên, các mẹ đã biết trẻ sơ sinh tiêu hóa sữa trong bao lâu, từ đó có hướng chăm sóc trẻ đúng cách. Nếu trẻ có biểu hiện gì bất thường mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:trẻ emTrẻ sơ sinhChăm sóc trẻ