Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Thời điểm ăn dặm là cột mốc vô cùng quan trọng đối với trẻ. Tuy nhiên không phải cha mẹ nào cũng biết thời điểm lý tưởng cho trẻ ăn dặm. Một câu hỏi đặt ra: Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cùng Nhà thuốc Long Châu đi tìm lời giải đáp trong bài viết sức khỏe hôm nay nhé.

Bạn đang đọc: Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Như các bạn đã biết, hệ tiêu hoá của trẻ còn non yếu, chính vì thế mà việc nắm được thời điểm cho trẻ ăn dặm là vô cùng quan trọng. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn trả lời câu hỏi trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa đồng thời bật mí cho bạn đọc cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi.

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

Ăn dặm hay còn được biết đến với nhiều các tên gọi khác nhau, chẳng hạn như ăn sam, ăn bổ sung, ăn thêm.

Theo thời gian, trẻ ngày một lớn dần kéo theo đó là nhu cầu dinh dưỡng cũng tăng lên. Tuy sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ sơ sinh song không thể thoả mãn được nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ khi trẻ lớn hơn. Chính vì thế, để đáp ứng được nhu cầu về dinh dưỡng cho trẻ, mẹ cần cho trẻ ăn một chế độ ăn mới, chế độ ăn bổ sung hay chế độ ăn dặm. Ngày nay, có không ít phụ huynh cho con ăn dặm vào tháng thứ 4 với mong muốn giúp cho trẻ phát triển cứng cáp hơn. Tuy nhiên, điều này liệu có thực sự tốt cho trẻ? Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa?

Về cơ bản, thời điểm bắt đầu ăn dặm của mỗi trẻ là không giống nhau, song mẹ không nên cho bé ăn dặm trước 4 tháng tuổi vì lúc này cơ thể của bé chưa được phát triển hoàn thiện, cho bé ăn dặm sớm trong giai đoạn này khá nguy hiểm và có thể gây ra những tác hại xấu.

Như vậy, đối với câu hỏi trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa thì đáp án là chưa mẹ nhé. Bố mẹ cần lưu ý cho trẻ ăn dặm đúng thời điểm để tránh những ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ.

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa

Tác hại của việc ăn dặm quá sớm đối với trẻ

Như đã trình bày phía trên, việc cho trẻ ăn dặm quá sớm không chỉ không giúp trẻ lớn nhanh hơn mà ngược lại còn khiến cho trẻ gặp phải một số vấn đề sức khoẻ không đáng có. Chẳng hạn như:

  • Rối loạn tiêu hoá: Ở giai đoạn sơ sinh, cơ thể trẻ chưa sản xuất men amylase để tiêu hoá tinh bột. Chính vì thế, cho bé ăn dặm sớm khiến trẻ dễ bị rối loạn tiêu hoá với các biểu hiện như đầy bụng, tiêu chảy kéo dài…
  • Suy giảm miễn dịch: Trẻ ăn dặm sớm có thể ít bú sữa mẹ, từ đó không được hấp thụ yếu tố miễn dịch trong sữa, dẫn đến sức đề kháng suy giảm, trẻ dễ ốm vặt và nhiễm trùng.
  • Trẻ dễ bị nghẹn thức ăn: Nhiều trẻ đã quen hấp thu thức ăn dạng lỏng như sữa mẹ, nếu đột ngột chuyển sang các loại thực phẩm dạng sệt hoặc rắn thì hoạt động cơ hàm, lưỡi, hầu, họng không được phối hợp tốt, trẻ dễ bị nghẹn, gây tắc nghẽn đường thở vô cùng nguy hiểm.
  • Tổn thương dạ dày: Trẻ sơ sinh có dạ dày yếu, lớp niêm mạc và dịch nhầy bảo vệ mỏng manh. Việc mẹ cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi thì thức ăn có thể cọ xát từ đó gây tổn thương dạ dày của bé.
  • Ảnh hưởng chức năng thận: Không chỉ gây tổn thương dạ dày, ăn dặm quá sớm còn khiến cơ quan thận hoạt động quá tải, dễ bị lắng cặn và gây suy giảm chức năng thận.

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

Rối loạn tiêu hoá là một trong những tác hại khi cho trẻ ăn dặm quá sớm

Dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm

Vậy thời điểm nào thích hợp để cho bé ăn dặm? Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, thời điểm thích hợp nhất cho bé tập ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Lý do là bởi ở giai đoạn này, hệ tiêu hoá của trẻ đã hoàn thiện hơn và lúc này trẻ có thể hấp thụ thức ăn đặc và phức tạp hơn so với sữa mẹ. Thêm vào đó, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ lúc này cũng cao hơn trước. Chính vì vậy trẻ cần được ăn bổ sung các loại thực phẩm khác nhau.

Cùng với thời điểm thích hợp cho trẻ ăn dặm, cha mẹ cũng cần chú ý quan sát trẻ đã sẵn sàng ăn dặm hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết trẻ đã sẵn sàng ăn dặm, cha mẹ có thể tham khảo:

  • Trẻ đưa môi dưới ra và tiếp nhận thức ăn được mẹ đút.
  • Phản xạ lưỡi của trẻ có sự thay đổi rõ rệt, trẻ không còn đẩy các vật lạ ra khỏi miệng nữa.
  • Trẻ bắt đầu kiểm soát các bộ phận như đầu, cổ tốt hơn đồng thời có thể tự ngồi thẳng để giúp mẹ dễ dàng cho trẻ ăn dặm.
  • Trẻ cảm thấy hứng thú với các món ăn mà mẹ cho ăn.

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi như thế nào là hợp lý?

Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt cho trẻ dưới 6 tháng tuổi nói chung và trẻ 4 tháng tuổi nói riêng. Tuy nhiên, trên thực tế không phải bà mẹ nào cũng có đủ sữa để cho trẻ bú. Vậy bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng như thế nào là hợp lý?

Trường hợp mẹ có nhiều sữa

Trong trường hợp mẹ có nhiều sữa thì trẻ hoàn toàn chỉ cần bú mẹ mà không cần bổ sung thêm bất cứ loại thực phẩm nào. Các nghiên cứu chỉ ra rằng những đứa trẻ dưới 6 tháng tuổi được bú mẹ đầy đủ thì sự phát triển về cân nặng không kèm gì so với trẻ ở các nước phát triển Âu – Mỹ.

Tìm hiểu thêm: Dị ứng bột mì có nguy hiểm không? Làm sao để nhận biết?

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi
Cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong trường hợp mẹ có nhiều sữa

Trường hợp mẹ có ít sữa hoặc không có sữa

Nếu vì bất cứ một lý do nào đó mà mẹ có ít sữa, thậm chí là không có sữa thì buộc phải cho trẻ ăn chế độ ăn nhân tạo hoặc ăn hỗn hợp để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ từ đó giúp những đứa trẻ này có thể phát triển bình thường như những đứa trẻ được bú mẹ đầy đủ. Cụ thể:

Đối với chế độ ăn nhân tạo

Ăn nhân tạo là chế độ ăn của trẻ dưới 5 – 6 tháng tuổi, vì một lý do nào đó mà người mẹ không có sữa, buộc phải nuôi trẻ bằng thức ăn khác hoặc sữa công thức thay thế sữa mẹ (thức ăn gần giống với sữa mẹ).

Trên thực tế, có rất nhiều loại thức ăn thay thế sữa mẹ, song có thể chia thành 2 nhóm chính bao gồm sữa bò được chế biến sẵn cho trẻ em và các loại thức ăn thay thế cho sữa mẹ được pha chế từ sức bò tươi, sữa bò đặc và sữa bò bột.

Cũng tương tự như trẻ bú mẹ, trẻ ăn nhân tạo cũng cần được ăn theo nhu cầu của trẻ. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, khi cho trẻ 4 tháng tuổi ăn nhân tạo nên cho trẻ ăn 6 lần/ngày và mỗi bữa cách nhau khoảng 3 tiếng rưỡi.

Đối với chế độ ăn hỗn hợp

Ăn hỗn hợp cũng là chế độ dành cho trẻ sơ sinh dưới 5 – 6 tháng tuổi, kết hợp cùng với cho trẻ bú, được áp dụng trong trường hợp mẹ có ít sữa, không đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ.

Theo đó, các loại thức ăn dùng cho trẻ ăn hỗn hợp cũng chính là các loại thức ăn thay thế sữa mẹ được dùng cho trẻ ăn nhân tạo. Song điểm khác biệt ở đây chính là số lần cho trẻ ăn các loại thức ăn này.

Số lần cần cho trẻ ăn hỗn hợp được tính bằng số lần cho trẻ ăn trong ngày trừ đi số lần mẹ có thể cho trẻ bú sữa mẹ.

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi

>>>>>Xem thêm: Kháng sinh nhóm Beta Lactam và những thông tin cần biết

Cho trẻ ăn hỗn hợp kết hợp với bú mẹ nếu mẹ có ít sữa

Trẻ 4 tháng ăn dặm được chưa? Câu trả lời là chưa mẹ nhé. Hy vọng bài viết hôm nay của Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về câu trả lời này đồng thời nắm được cách bổ sung dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào về chủ đề này hãy để lại bình luận bên dưới để được giải đáp bạn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *