Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Việc trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn sau khi uống sữa có thể gây lo lắng và bất an cho cả trẻ và gia đình. Vậy nguyên nhân do đâu dẫn đến hiện tượng và làm thế nào để khắc phục? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

Bạn đang đọc: Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn là một hiện tượng phổ biến mà nhiều bậc phụ huynh gặp phải trong quá trình chăm sóc con cái. Mặc dù đây là một trạng thái sinh lý tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ nhưng các bậc phu huynh cũng không nên vì vậy mà lơ là.

Vì sao trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn?

Hệ tiêu hoá của trẻ em khác biệt đáng kể so với người lớn, với những đặc điểm riêng biệt về cấu tạo và chức năng. Một ví dụ điển hình là dạ dày của trẻ. Khi mới sinh, dạ dày của trẻ nằm ngang, có hình dạng tròn và ở vị trí cao hơn so với người lớn. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu biết đi, dạ dày sẽ thay đổi từ ngang sang dọc và kéo dài theo sự phát triển của trẻ. Điều này là do dạ dày của trẻ chưa hoàn thiện, dẫn đến sự nhạy cảm và dễ bị kích thích, thường gây ra hiện tượng nôn trớ.

Một nguyên nhân khác là cơ thắt tâm vị trong dạ dày của trẻ phát triển chậm hơn so với cơ thắt môn vị. Điều này làm cho trẻ dễ bị nôn trớ sau khi uống sữa hoặc ăn dặm trong giai đoạn này.

Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Dạ dày của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện nên trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn là bình thường

Khi trẻ 2 tuổi, hệ tiêu hoá vẫn còn đang trong giai đoạn phát triển và khá yếu đuối. Đặc biệt, trong giai đoạn này, trẻ thường rất năng động và vận động nhiều, do đó cần nhiều năng lượng để duy trì hoạt động. Nếu cha mẹ không chú ý đến quá trình ăn uống của trẻ, có thể dẫn đến tình trạng trẻ 2 tuổi bị nôn sau khi uống sữa hoặc nôn trớ sau khi ăn dặm.

Hầu hết các nguyên nhân cho tình trạng này đều là bình thường và liên quan đến sinh lý như:

  • Cha mẹ có thể do lòng thương con mà ép trẻ ăn hoặc uống quá nhiều sữa, dẫn đến việc dạ dày của trẻ bị quá tải và gây ra tình trạng nôn trớ hoặc trào ngược dạ dày.
  • Cho trẻ đi ngủ ngay sau khi ăn hoặc uống sữa, hoặc đặt trẻ vào tư thế không đúng cũng có thể dẫn đến tình trạng trẻ nôn trớ.
  • Việc pha sữa không đúng cách, hoặc sử dụng nước pha sữa không đủ nhiệt độ để làm chín sữa cũng có thể gây khó tiêu, dạ dày bị đầy, dẫn đến tình trạng trẻ nôn trớ.
  • Sữa có thể chứa các thành phần gây dị ứng với hệ tiêu hoá của trẻ, gây kích thích và dẫn đến tình trạng nôn trớ, cùng với các triệu chứng như tiêu chảy, đại tiện nhiều,…

Riêng từng trường hợp cụ thể, nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sự chăm sóc và dinh dưỡng phù hợp cho trẻ ở độ tuổi này.

Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn có nguy hiểm không?

Hiện tượng trẻ 2 tuổi nôn sau khi uống sữa là một hiện tượng bình thường trong quá trình sinh lý. Khi hệ tiêu hoá của trẻ phát triển hoàn thiện tương tự như người lớn, hiện tượng này thường không còn xảy ra.

Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn kèm theo các triệu chứng như nôn nhiều và liên tục trong vòng 12 giờ, bụng căng to, nôn ói, đau bụng, tiêu chảy, sốt, hoặc đi cầu phân có máu, có thể trẻ đang mắc các bệnh lý về đường tiêu hoá hoặc bị ngộ độc thực phẩm. Trong trường hợp này, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Ngoài ra, để đảm bảo chế độ dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong trường hợp trẻ đang mắc các bệnh về đường tiêu hoá, cha mẹ cần tham vấn với các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng. Họ sẽ cung cấp hướng dẫn và lời khuyên về dinh dưỡng phù hợp cho trẻ.

Phụ huynh nên làm gì khi trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn?

Bố mẹ thường cảm thấy hoang mang và lo lắng khi lần đầu tiên nhận thấy con trẻ bị nôn trớ. Tuy nhiên, việc giữ bình tĩnh trong mọi tình huống là rất quan trọng. Dưới đây là một số hướng dẫn để xử lý tình huống này mà bạn có thể tham khảo và áp dụng.

Trong khi trẻ đang nôn trớ

Những bước giúp bố mẹ xử lý tình trạng khi bé bị ói:

  • Đừng tỏ ra khó chịu, căng thẳng hoặc quát mắng trẻ vì điều này có thể làm trẻ sợ hãi và khóc nhiều hơn, gây ra việc nôn trớ nhiều hơn.
  • Lấy một chiếc khăn sạch đặt dưới miệng của trẻ (hoặc thay quần áo nếu cần thiết). Đặt khăn ăn và cổ vào trẻ để tránh việc trẻ tiếp tục nôn trớ làm bẩn quần áo.
  • Không nên bế hoặc lắc trẻ khi trẻ đang nôn trớ, thay vào đó, hãy sử dụng tay nhẹ nhàng vuốt nhẹ lưng của trẻ từ trên xuống.
  • Nói chuyện với trẻ một cách nhẹ nhàng và trìu mến, để trẻ không sợ và quên đi việc trẻ đã nôn trớ ban đầu.

Tìm hiểu thêm: Đổ mồ hôi có đốt cháy calo không? Đổ mồ hôi có tác động gì đối với cơ thể?

Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Phụ huynh nên cư xử nhẹ nhàng khi trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn

Sau khi trẻ bị nôn trớ

Sau khi trẻ nôn trớ, việc bổ sung dinh dưỡng là rất quan trọng. Cha mẹ nên lập kế hoạch thực đơn dinh dưỡng hàng tuần cho trẻ. Ngoài ra, có một số điều cha mẹ cần lưu ý:

  • Bổ sung nước cho trẻ để lấy lại lượng nước đã mất sau khi nôn trớ.
  • Cho trẻ ăn các thực phẩm dễ tiêu hoá và có lợi cho đường tiêu hoá, như sữa chua, men vi sinh,…
  • Hạn chế sử dụng thức ăn có vị cay, vị béo hoặc quá đặc, vì chúng có thể gây khó tiêu.
  • Hạn chế cho trẻ chạy nhảy ngay sau khi ăn khoảng 20 phút, thay vào đó nên cho trẻ nghỉ ngơi để phục hồi sức khỏe.
  • Không sử dụng bất kỳ loại thuốc chống nôn nào trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
  • Trong trường hợp nghi ngờ trẻ bị dị ứng sữa, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để xem xét việc thay đổi loại sữa công thức nếu cần thiết.
  • Cha mẹ cần hiểu về dung tích dạ dày của trẻ theo độ tuổi và tháng tuổi, để đảm bảo cho trẻ được ăn một khẩu phần vừa đủ.

Trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách khắc phục

>>>>>Xem thêm: Ăn rau diếp xoăn Radicchio có tác dụng gì?

Sau khi trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn phụ huynh nên bổ sung nước cho bé

Khi nào cần đưa trẻ uống sữa bị nôn đến bác sĩ?

Nếu trẻ 2 tuổi uống sữa và gặp các triệu chứng sau đây: Nôn mửa có máu, nôn mửa màu lạ (đen, xanh lá), mạch yếu kèm theo mệt mỏi và sốt cao, bị tiêu chảy liên tục, nôn mửa kèm đau bụng và bụng căng to,… thì quan trọng phải đưa trẻ đến bác sĩ hoặc cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị.

Hệ tiêu hoá của trẻ nhỏ thường rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Vì vậy, việc chăm sóc dinh dưỡng khi trẻ 2 tuổi uống sữa bị nôn là vô cùng quan trọng. Các bậc phụ huynh cần kiên nhẫn và cung cấp cho mình nhiều kiến thức nhất có thể để đảm bảo sự phát triển và sức khỏe tốt cho trẻ.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh hay bị nấc và trớ, mẹ phải làm sao?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *