Tổng hợp thông tin về bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

Tổng hợp thông tin về bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

Bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh là một trong những hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy không đe dọa tính mạng và có thể tự khỏi nhưng bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh vẫn cần được theo dõi chặt chẽ để tránh các biến chứng bất thường.

Bạn đang đọc: Tổng hợp thông tin về bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

Thống kê cho thấy, có khoảng 2/100 trẻ sinh ra bị bướu huyết thanh ở đầu. Tuy nhiên, rất nhiều ba mẹ vẫn chưa biết đến loại bướu này. Chính vì thế việc tìm hiểu thông tin về bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là rất cần thiết để các bậc làm cha mẹ không bối rối khi con mình xuất hiện bướu huyết thanh này.

Nhận biết bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh là tình trạng xuất hiện cục u trên đỉnh đầu sau sinh. Điều này xảy ra do một lượng máu nhỏ tạo thành khối sưng ngay bên dưới da đầu của trẻ. Phần máu này nằm ngoài hộp sọ và không phải xuất huyết não. Chính vì thế, bướu huyết thanh thường không gây ra tổn thương liên quan đến não và hộp sọ. Nhưng chúng vẫn có thể gây ra những vấn đề khác như vàng da hoặc thiếu máu sơ sinh.

Tổng hợp thông tin về bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

Bướu huyết thanh ở trẻ sơ sinh thường vô hại

Nếu trẻ có bướu huyết thanh, ba mẹ có thể dễ dàng nhận ra khối phình trên đầu. Khối bướu này thường mềm và hơi sưng, kích thước khác nhau ở mỗi trẻ.

Nguyên nhân gây ra bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

Bướu huyết thanh hình thành do quá trình vượt cạn, thai nhi đi qua đường âm đạo khiến áp lực chèn ép vào đầu của trẻ, làm sưng nề, bầm tím. Áp lực này làm cho các mạch máu rất nhỏ ở da đầu trẻ bị tổn thương, tụ lại tạo thành một khối sưng chính là bướu huyết thanh.

Trong đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ hình thành bướu huyết thanh ở trẻ bao gồm:

  • Sinh thường thai to: Thai nhi càng nặng cân hoặc chu vi đầu lớn thì càng khó khăn trong quá trình chuyển dạ. Khi chui qua khung chậu và âm đạo của người mẹ, đầu trẻ dễ bị chèn ép hơn.
  • Do tác động của các dụng cụ sản khoa gây tổn thương vùng đầu như dụng cụ kẹp, dụng cụ hút hỗ trợ trong sản khoa.
  • Cơn co tử cung, chuyển dạ đình trệ và các tình trạng vỡ ối sớm cũng là căn nguyên tác động đến quá trình sinh nở gây ra bướu huyết thanh ở trẻ.

Tìm hiểu thêm: Những điều cần biết về tụ máu ngoài phúc mạc

Tổng hợp thông tin về bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh
Trẻ sinh qua đường âm đạo dễ bị bướu huyết thanh hơn trẻ sinh mổ

Để giảm nguy cơ hình thành bướu huyết thanh ở trẻ, trong quá trình khám thai trước sinh các bác sĩ sản khoa sẽ tư vấn cho mẹ hình thức sinh phù hợp với tình trạng sức khỏe. Điều này sẽ làm giảm các trường hợp chèn ép, tác động vào trẻ do sinh khó.

Biến chứng nguy hiểm của bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

Hầu hết bướu huyết thanh lành tính và không nguy hiểm đến tính mạng trẻ. Tuy nhiên, ba mẹ cũng không nên chủ quan vì bướu huyết thanh vẫn có thể gây ra vấn đề sức khỏe dù không phổ biến.

Vàng da sơ sinh

Đây là tình trạng thường gặp do bướu huyết thanh gây ra. Điều này được lý giải do nồng độ bilirubin trong máu tăng lên khi lượng máu trong bướu huyết thanh được tái hấp thu. Và vàng da chính là kết quả của lượng bilirubin tăng bất thường trong máu.

Tổng hợp thông tin về bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh

>>>>>Xem thêm: Cấu tạo, chức năng của tuyến vú và các bệnh lý thường gặp

Vàng da sơ sinh tăng cao ở những trẻ bị bướu huyết thanh

Vàng da cũng là một hiện tượng sinh lý ở trẻ nhưng với trẻ có bướu huyết thanh ở đầu thì nguy cơ vàng da cao hơn. Hiện tượng vàng da có thể tự hết sau 1 đến 2 tuần. Trường hợp vàng da sơ sinh quá 2 tuần mà không giảm thì gia đình cần cho trẻ đi khám để bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị.

Thiếu máu

Lượng máu tích tụ trong bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh được xem là một yếu tố làm tăng nguy cơ thiếu máu. Nguyên nhân là do sự tuần hoàn của máu bị ảnh hưởng khi xuất hiện bướu huyết thanh. Trong đó tình trạng bướu huyết thanh chảy máu làm lượng hồng cầu trong cơ thể bị giảm là phổ biến nhất. Chính vì thế, kích thước bướu huyết thanh càng lớn thì nguy cơ trẻ bị thiếu máu càng cao.

Nhiễm trùng sơ sinh

Trẻ có bướu huyết thanh có thể nguy hiểm đến tính mạng nếu bị nhiễm trùng không được xử trí kịp thời. Đây là biến chứng hiếm gặp nhưng lại cực kỳ nguy hiểm. Nguyên nhân do trong quá trình va chạm các tổn thương trên da có thể khiến vi khuẩn tấn công gây ra nhiễm trùng. Khi bị nhiễm trùng, trẻ có thể xuất hiện triệu chứng sốt, bướu huyết thanh sưng to hoặc chảy dịch bất thường.

Ngoài ra, một số trường hợp hiếm có thể gây ra xuất huyết não do sinh khó, bác sĩ phải hỗ trợ sinh bằng các dụng cụ sản khoa khiến vùng đầu của trẻ bị va đập nhiều vào đường sinh dục của người mẹ. Những yếu tố này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết não. Do đó, trường hợp sinh khó và trẻ có kèm theo bướu huyết thanh thì cần theo dõi sát các triệu chứng sau sinh.

Khi trẻ bị bướu huyết thanh cần xử trí thế nào?

Thông thường bướu huyết thanh không cần điều trị hay tác động gì. Các khối sưng này sẽ tự biến mất sau vài tuần. Bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh thường không gây đau đớn hay ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ. Vì thế trường hợp trẻ có các dấu hiệu bất thường khác như bướu tăng kích thước, trẻ bị sốt, quấy khóc, đau khi chạm vào bướu thì ba mẹ cần cho trẻ đi khám để được điều trị kịp thời. Với những trường hợp trẻ bị thiếu máu do bướu huyết thanh thì tùy tình trạng sức khỏe của trẻ bác sĩ có thể chỉ định truyền máu.

Trên đây là những thông tin chi tiết về bướu huyết thanh ở đầu trẻ sơ sinh. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ba mẹ có thêm kiến thức về hiện tượng này và không cảm thấy hoang mang khi gặp phải. Đồng thời có hướng theo dõi và xử trí kịp thời khi có bướu huyết thanh bất thường để không ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *