Bệnh trĩ không phải căn bệnh hiếm gặp và có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Bệnh có thể mang đến những phiền toái trong cuộc sống và cũng có thể kéo theo những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh cần biết cách chữa bệnh trĩ càng sớm càng tốt.
Bạn đang đọc: Tổng hợp những cách chữa bệnh trĩ được sử dụng phổ biến
Bệnh trĩ là căn bệnh xảy ra ở ống hậu môn, gây đau đớn, khó chịu cho người bệnh. Trĩ cũng kéo theo nhiều nguy cơ tiềm ẩn nghiêm trọng về sức khỏe khác. Có nhiều cách chữa bệnh trĩ bao gồm phẫu thuật và cách chữa bệnh không cần phẫu thuật. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về tất tật cách chữa trĩ phổ biến, qua đó giúp bạn lựa chọn được cách phù hợp nhất với mình.
Bệnh trĩ – Căn bệnh khó nói nhiều người gặp phải
Bệnh trĩ xảy ra khi có tình trạng các mạch máu bên trong trực tràng hoặc hậu môn bị sưng nề, phì đại tạo thành các búi trĩ. Tùy vị trí xuất hiện búi trĩ, bệnh trĩ được phân thành hai loại trĩ nội và trĩ ngoại. Các búi trĩ này gây cản trở và ảnh hưởng đến quá trình đại tiện thông thường. Bình thường, chúng có thể gây đau, ngứa, khó chịu. Nhưng khi đại tiện, chúng gây chảy máu, sa búi trĩ, sa trực tràng, huyết khối tĩnh mạch trĩ, vỡ búi trĩ, rối loạn chức năng cơ thắt, nghẽn mạch, nhiễm khuẩn máu…
Các cấp độ của bệnh trĩ gồm có:
- Bệnh trĩ cấp độ 1: Ở cấp độ này, búi trĩ chưa bị thoát ra khỏi hậu môn, búi trĩ nhỏ thường chưa gây triệu chứng rõ ràng, chưa có tình trạng chảy máu búi trĩ.
- Bệnh trĩ cấp độ 2: Lúc này, bệnh nhân cảm nhận được sự hiện diện của búi trĩ khi búi trĩ có thể sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện nhưng sau đó lại tự co vào trong được. Lúc này, người bệnh gặp triệu chứng ngứa, đau, khó chịu và chảy máu.
- Bệnh trĩ cấp độ 3: Ở cấp độ này, búi trĩ đã bị tụt ra khỏi hậu môn khi đi ngoài và không thể tự co lên được. Người bệnh thường phải dùng ngón tay để đẩy vào trong.
- Bệnh trĩ cấp độ 4: Ở cấp độ 4, búi trĩ tụt ra khỏi hậu môn và không thể đẩy vào bên trong dễ dàng như ở cấp độ 3.
Tổng hợp các cách chữa bệnh trĩ phổ biến nhất
Với trường hợp bệnh nhân bị trĩ cấp độ nhẹ và phát hiện sớm, có thể áp dụng thành công cách chữa bệnh trĩ không cần phẫu thuật. Ngược lại, với bệnh nhân mắc trĩ nặng, chữa trị muốn, can thiệp ngoại khoa bằng phẫu thuật mới mang lại kết quả tốt. Dưới đây là những phương pháp điều trị bệnh trĩ đang được áp dụng phổ biến nhất:
Dùng thuốc, thực phẩm chức năng chữa bệnh trĩ
Đây là cách đơn giản, tiện lợi nhất nhưng chỉ phù hợp với bệnh trĩ cấp độ nhẹ. Một số loại thuốc thường được chỉ định trong điều trị trĩ như:
- Thuốc chống táo bón, làm mềm phân (vì táo bón là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ).
- Thuốc chống viêm giảm đau được chỉ định nếu bệnh trĩ gây đau đớn, chảy máu, viêm nhiễm.
- Thuốc nội tiết tĩnh mạch dùng để cải thiện tuần hoàn máu trong vùng trĩ, tác dụng giảm sưng, phòng ngừa tái phát trĩ.
- Kem trị trĩ với các thành phần như hydrocortisone hoặc lidocaine có tác dụng giảm ngứa rát và giảm viêm.
- Các thực phẩm chức năng hỗ trợ điều trị bệnh trĩ với tác dụng nhuận tràng, giảm táo bón, cải thiện chức năng tiêu hóa…
Dùng dây cao su thắt búi trĩ
Đây đã từng là cách chữa bệnh trĩ khá phổ biến trong các bệnh viện. Khi dây cao su nhỏ thắt vào búi trĩ sẽ tạo thành mô sẹo xơ dính. Và khoảng vài ngày sau đó, búi trĩ sẽ bị hoại tử vì không được cung cấp máu nuôi. Phương pháp chữa trĩ này phù hợp với người mắc trĩ độ 1 đến độ 2. Hạn chế của phương pháp này là người bệnh khá đau, nguy cơ chảy máu, viêm nhiễm, nhiễm trùng tiềm ẩn.
Chữa trĩ bằng tia laser
Tia laser với bước sóng phù hợp sẽ được sử dụng để làm co các mạch máu nuôi búi trĩ, từ đó làm giảm kích thước búi trĩ. Phương pháp này có ưu điểm là thực hiện nhanh chóng nhưng hạn chế là phục hồi lâu, dễ có sẹo và dễ tái phát.
Cách chữa bệnh trĩ bằng quang đông hồng ngoại
Quang đông hồng ngoại là phương pháp dùng ánh sáng hồng ngoại làm đông cứng các mạch máu trong búi trĩ. Nhờ đó sẽ làm giảm kích thước búi trĩ, giúp búi trĩ không thể phát triển hơn nữa. Biện pháp này có thể thực hiện tại phòng khám và thường không gây đau đớn cho người bệnh.
Tìm hiểu thêm: Van tim là gì? Có vai trò thế nào với trái tim của bạn?
Tiêm xơ búi trĩ
Với cách chữa bệnh trĩ này, bác sĩ sẽ tiêm một loại thuốc đặc biệt vào búi trĩ ở bệnh nhân mắc trĩ độ 1 đến độ 2. Thuốc này có tác dụng giảm máu nuôi đến búi trĩ, giảm tình trạng chảy máu búi trĩ. Bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch hay rối loạn đông máu thường được bác sĩ chỉ định phương pháp này.
Chữa trĩ theo kinh nghiệm dân gian
Nếu bị trĩ nhẹ và mới mắc bệnh, bạn có thể chữa bệnh trĩ tại nhà bằng phương pháp tự nhiên. Một số bài thuốc dân gian cũng có hiệu quả trong một số trường hợp mắc bệnh trĩ như:
- Xông hoặc ngâm hậu môn với nước nấu lá trầu không;
- Đắp lá bỏng giã nhuyễn lên búi trĩ;
- Dùng dầu dừa bôi, thoa lên hậu môn và búi trĩ;
- Đắp nghệ vàng giã nát lên hậu môn và búi trĩ;
- Dùng lá vông tươi hơ qua lửa và đắp lên hậu môn để qua đêm.
Cần lưu ý, các cách chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian này có thể giảm nhẹ triệu chứng khó chịu nhưng không thể giúp điều trị bệnh trĩ dứt điểm và tận gốc.
Phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ
Phẫu thuật sẽ được bác sĩ chỉ định trong trường hợp bệnh nhân mắc trĩ độ 3 và 4, mắc trĩ vòng, trĩ hỗn hợp có triệu chứng tắc mạch, sa nghẹt búi trĩ, hoại tử, nhiễm khuẩn… Một số phương pháp phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ phổ biến hiện nay như: Phương pháp Longo, phương pháp siêu âm Doppler, phương pháp Milligan – Morgan, phương pháp PPH, phương pháp HCPT…
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân gây ra tình trạng đau bụng tiêu chảy
Bài tập chữa bệnh trĩ tại nhà
Đây là cách chữa bệnh trĩ nhiều người thường nghĩ đến đầu tiên. Những bài tập chữa bệnh trĩ thường hiệu quả với trường hợp bệnh trĩ nhẹ, mới xuất hiện. Chúng không chỉ giúp cải thiện bệnh trĩ mà còn giúp nâng cao sức khỏe tổng thể. Một số phương pháp luyện tập tại nhà đơn giản nhưng lại có tác dụng trong kiểm soát bệnh trĩ như: Tư thế Balasana trong Yoga, bài tập gác chân lên tường, bài tập co cơ sàn chậu và nhiều bài tập chữa bệnh trĩ đơn giản khác.
Ngoài áp dụng cách chữa bệnh trĩ phù hợp, để bệnh trĩ sớm được kiểm soát và không tái phát, người bệnh cũng cần thay đổi thói quen ăn uống và sinh hoạt. Những thói quen tốt bệnh nhân nên duy trì như: Uống đủ nước, tăng cường ăn rau xanh và trái cây… Những thói quen xấu bệnh nhân nên từ bỏ như: Ít vận động, sử dụng rượu bia và chất kích thích, ăn đồ ăn khó tiêu, uống ít nước, nhịn đại tiện…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm