Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị

Tai nạn hoặc tổn thương vùng đầu dễ hình thành tình trạng máu tụ dưới màng cứng. Khối máu đông nằm ở giữa hai lớp màng não (màng bao quanh và bảo vệ tế bào não, dưới màng cứng). Máu tụ dưới màng cứng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng, thường phát triển nhanh chóng hoặc diễn ra chậm.

Bạn đang đọc: Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị

Khi bị máu tụ dưới màng cứng, máu sẽ rỉ ra từ mạch máu bị rách, chảy vào khoảng trống phía bên dưới của màng cứng – màng giữa não và hộp sọ. Khối máu tụ dưới màng cứng có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng như nhức đầu liên tục, buồn ngủ, lú lẫn, buồn nôn hoặc nôn, suy giảm thị lực… Vậy nguyên nhân nào gây ra tình trạng này? Phương pháp điều trị ra sao? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ngay ở thông tin dưới đây nhé!

Máu tụ dưới màng cứng là gì?

Não và tủy sống được bao bọc bởi những lớp màng gọi là màng não. Màng não có nhiệm vụ che phủ và bảo vệ não. Máu tụ dưới màng cứng là một tình trạng chảy máu xảy ra bên trong vùng đầu (hộp sọ), nhưng bên ngoài mô não thực sự. Thời gian dài, máu sẽ bị tích tụ lại ở giữa hai lớp màng ở não là màng cứng và màng nhện, hình thành các cục máu đông.

Tùy thuộc vào thời gian xuất hiện triệu chứng bệnh mà người ta chia thành:

  • Máu tụ dưới màng cứng cấp tính: Sau khi chấn thương sọ não, máu tụ nhanh chóng hình thành và xuất hiện các triệu chứng ngay lập tức hoặc trong vòng vài giờ đầu sau khi đầu bị tổn thương. Áp lực lên não tăng nhanh khi máu dồn vào. Nếu không được chẩn đoán và điều trị nhanh chóng, bệnh nhân có thể bị bất tỉnh, bị liệt hoặc thậm chí tử vong.
  • Máu tụ dưới màng cứng bán cấp: Khi bị chấn thương đầu, cơ thể không có dấu hiệu gì, mà 3 – 7 ngày sau đó mới xuất hiện các triệu chứng. Tụ máu dưới màng cứng bán cấp có thể xảy ra kèm theo chấn động.
  • Máu tụ dưới màng cứng mãn tính: Tình trạng máu tụ từ từ, kéo dài, các triệu chứng có thể xảy ra muộn và khó phát hiện, khoảng 2 – 3 tuần sau khi bị tổn thương đầu. Loại này thường xảy ra ở người cao tuổi, do tình trạng này xảy ra chậm trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng khiến họ không nhớ bị chấn thương đầu lúc nào.

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị

Máu tụ dưới màng cứng là gì? Tình trạng chảy máu trong đầu

Bị máu tụ dưới màng cứng có biểu hiện gì?

Phần lớn các trường hợp bị chấn thương đầu đều gây ra các khối máu tụ dưới màng cứng. Nếu bạn bị tai nạn và đập đầu hoặc vùng đầu có va chạm khi tham gia giao thông, hoạt động tập thể hay những chấn thương có liên quan đến đầu khác thì nguy cơ bị máu tụ dưới màng cứng là rất lớn.

Máu tụ dưới màng cứng có thể coi là một loại chấn thương sọ não nên chúng có khá nhiều triệu chứng giống nhau. Triệu chứng của máu tụ dưới màng cứng có thể xuất hiện ngay sau khi bị chấn thương đầu hoặc nó có thể phát triển trong thời gian dài – vài tuần hay có thể kéo dài đến nhiều tháng.

Các dấu hiệu và triệu chứng của máu tụ dưới màng cứng phụ thuộc vào mức độ chấn thương và vị trí máu tụ, bao gồm:

  • Hay buồn ngủ, lú lẫn, buồn nôn và nôn mửa.
  • Nói ngọng, thị lực thay đổi, yếu tập trung vào một bên của cơ thể.
  • Chóng mặt, khả năng thăng bằng kém hoặc bị mất, khó di chuyển.
  • Hay quên, mất trí nhớ, mất phương hướng và thay đổi tính cách, đặc biệt đối tượng người cao tuổi bị máu tụ dưới màng cứng mãn tính.
  • Đau đầu trong thời gian dài không khỏi: Tình trạng nhức đầu nặng hay gặp trong trường hợp máu tụ dưới màng cứng.

Ngoài ra, tình trạng máu tụ dưới màng cứng xảy ra ở trẻ sơ sinh thường gây ra những triệu chứng như:

  • Phồng thóp đầu;
  • Ăn khó;
  • Co giật cục bộ trên một vài bộ phận cơ thể;
  • Co giật – co cứng một phần hoặc toàn bộ cơ thể;
  • Kích thước chu vi vòng đầu tăng trong chứng đầu to;
  • Ngủ nhiều, li bì hoặc hôn mê;
  • Hay khó chịu, quấy khóc;
  • Thường xuyên nôn mửa và kéo dài.

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị

Máu tụ dưới màng cứng gây đau đầu, chóng mặt, lú lẫn, mất trí nhớ, mất thăng bằng

Đối tượng có nguy cơ bị máu tụ dưới màng cứng

Trên thực tế, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị máu tụ dưới màng cứng do chấn thương đầu trong tai nạn. Tuy nhiên, một số trường hợp có nguy cơ bị máu tụ cao hơn như:

  • Người lớn tuổi: Độ tuổi càng cao, bộ não sẽ co lại trong hộp sọ dẫn đến khoảng không gian giữa hộp sọ và não bị mở rộng. Điều này dẫn đến các tĩnh mạch nhỏ nối giữa màng hộp sọ và màng não bị căng ra. Những tĩnh mạch máu này bị mỏng và căng làm tăng nguy cơ bị rách ngay cả khi chỉ bị chấn thương nhẹ ở đầu.
  • Các vận động viên chơi các môn thể thao tiếp xúc: Cầu thủ bóng đá hoặc các vận động viên chơi môn thể thao có hoạt động mạnh hay những người có thể bị đánh vào đầu có nguy cơ bị tụ máu cao hơn những người khác.
  • Bệnh nhân sử dụng thuốc gây loãng máu: Thuốc làm loãng máu làm chậm quá trình đông máu hoặc ngăn chặn máu đông lại (dùng liều cao). Máu không có khả năng đông lại gây ra tình trạng chảy máu nghiêm trọng và kéo dài, ngay cả chỉ bị một vết thương nhỏ.
  • Người mắc bệnh máu khó đông: Tương tự với người sử dụng thuốc gây loãng máu, bị bệnh máu đông là tình trạng rối loạn chảy máu di truyền khiến máu không (hoặc khó) đông. Những người mắc bệnh máu khó đông có nguy cơ cao bị chảy máu không kiểm soát cao hơn sau chấn thương.
  • Người uống nhiều rượu hoặc người bị rối loạn sử dụng rượu: Uống quá nhiều rượu trong thời gian dài gây ra các tổn thương trên gan. Khi gan bị tổn thương lớn, không thể sản xuất đủ lượng protein cho cơ thể giúp máu đông lại, dẫn đến nguy cơ chảy máu không kiểm soát tăng lên.
  • Trẻ sơ sinh: Trẻ sơ sinh là đối tượng có cơ thể yếu, cơ cổ chưa phát triển toàn diện để bảo vệ bản thân khỏi chấn thương ở đầu. Khi có người sơ ý lắc người trẻ, trẻ có thể bị chấn thương và gặp phải tình trạng máu tụ dưới màng cứng.

Tìm hiểu thêm: Quá trình phẫu thuật u cuộn mạch dưới móng diễn ra như thế nào?

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị
Người bị chấn thương đầu, sử dụng thuốc gây loãng máu… dễ bị máu tụ dưới màng cứng

Phương pháp chẩn đoán và điều trị máu tụ dưới màng cứng

Để chẩn đoán được tình trạng máu tụ dưới màng cứng, các bác sĩ hoặc chuyên gia y tế sẽ thực hiện khám lâm sàng, kiểm tra kỹ lưỡng về thể chất và tinh thần của người bệnh. Các câu hỏi về nguyên nhân gây chấn thương được đưa ra (bao gồm thời gian xảy ra, triệu chứng đã gặp, các loại thuốc đang sử dụng, thói quen sinh hoạt…). Kiểm tra thần kinh bao gồm đo huyết áp, kiểm tra thị lực, khả năng thăng bằng, sức mạnh, khả năng phản xạ và kiểm tra trí nhớ.

Nếu kết quả lâm sàng đưa ra nghi ngờ là máu tụ dưới màng cứng, bác sĩ sẽ đưa ra yêu cầu kiểm tra sâu như chụp cắt lớp vi tính (CT) hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) cho vùng đầu – nơi bị chấn thương. Những hình ảnh trên cho ra kết quả và hình ảnh rõ ràng của não, từ đó xác định đúng vị trí và lượng máu tụ (hoặc máu chảy) hoặc các vết thương ở đầu, cổ của bệnh nhân.

Khi đã xác định bệnh nhân bị máu tụ dưới màng cứng, người bệnh sẽ phải thực hiện phẫu thuật để làm giảm bớt các áp lực trên não, loạt bỏ khối máu đông. Đồng thời, bác sĩ có thể cho người bệnh sử dụng thuốc giảm đau và giảm sưng. Thuốc chống co giật cũng được sử dụng để ngăn ngừa và kiểm soát các cơn co giật có thể xảy ra.

Sau khi phẫu thuật, người bệnh vẫn cần phải theo dõi, quá trình phục hồi sau phẫu thuật diễn ra khá chậm, có thể kéo dài đến 2 năm hoặc hơn.

Tình trạng máu tụ dưới màng cứng là gì? Dấu hiệu, cách chẩn đoán và phương hướng điều trị

>>>>>Xem thêm: Một số thông tin về khí máu động mạch và khí máu tĩnh mạch

Chụp cộng hưởng từ là phương pháp chẩn đoán máu tụ dưới màng cứng

Máu tụ dưới màng cứng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng trên cơ thể hoặc có thể gây tử vong cao. Do đó, nếu gặp chấn thương, nhất là chấn thương vùng đầu bạn nên đến khám tại bệnh viện để sớm nắm được tình trạng sức khỏe của bản thân. Trên đây là những thông tin mà Nhà thuốc Long Châu chia sẻ cho bạn. Nếu có thắc mắc cần giải đáp, bạn đọc có thể liên hệ trên trang web của Nhà thuốc Long Châu để được giải đáp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *