Tìm hiểu về xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn

Tìm hiểu về xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn

Ung thư là một căn bệnh nguy hiểm, cướp đi sinh mạng của hàng triệu người trên thế giới mỗi năm. Việc chẩn đoán và điều trị ung thư kịp thời là vô cùng quan trọng để tăng cơ hội sống sót cho bệnh nhân. Trong những năm gần đây, xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn đã được phát triển và ứng dụng rộng rãi trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị bệnh quái ác này.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu về xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn

Sau đây, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn và những vấn đề xoay quanh nó về xét nghiệm ADN huyết thống thai nhi nhé.

DNA khối u tuần hoàn là gì?

Các khối u được tạo thành từ các tế bào và trung tâm của các tế bào đó là DNA. Khi các tế bào ung thư chết đi, chúng giải phóng ctDNA vào máu nơi nó lưu thông. Điều này được gọi là DNA khối u tuần hoàn hay gọi tắt là ctDNA. Do đó, chúng ta có thể hoàn toàn kiểm tra sự hiện diện hoặc số lượng ctDNA trong máu. Thậm chí ctDNA có thể được phân lập từ máu của bạn và được sử dụng để kiểm tra các dấu hiệu sinh học di truyền khi không có mô khối u.

Có quan niệm sai lầm rằng tế bào chỉ giải phóng DNA khi chết, nhưng tế bào ung thư có tốc độ phát triển liên tục. Chúng chết đi và tạo ra các tế bào mới. Vì vậy, khi khối u phát triển, lượng ctDNA có thể cao hơn.

Tìm hiểu về xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn

DNA khối u tuần hoàn hay còn gọi là ctDNA

Vai trò của xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn

Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn còn được gọi là sinh thiết lỏng. Là một phương pháp xét nghiệm không xâm lấn, sử dụng máy phân tích DNA để phát hiện DNA của tế bào ung thư trong máu ngoại vi của bệnh nhân.

Mục đích của xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn:

  • Xác định sự hiện diện của các tế bào ung thư còn sót lại sau khi phẫu thuật cắt bỏ khối u, điều này có thể dẫn đến phương pháp điều trị bổ sung để tiêu diệt những tế bào ung thư còn sót lại.
  • Xác định nguy cơ tái phát bệnh sau phẫu thuật ung thư để có thể điều trị bổ sung nhằm giảm nguy cơ tái phát.
  • Theo dõi sự quay trở lại của ung thư sau khi điều trị thành công để có thể chẩn đoán và điều trị tái phát nhanh chóng.
  • Dự đoán đáp ứng điều trị trong ung thư di căn có thể dẫn đến thay đổi trong điều trị.
  • Xác định sự thay đổi về trạng thái dấu ấn sinh học có thể dẫn đến thay đổi phương pháp điều trị
  • Tìm đột biến khối u khiến phương pháp điều trị ngừng hoạt động có thể dẫn đến thay đổi phương pháp điều trị.

Tuy nhiên, xét nghiệm này không dùng cho mọi bệnh nhân. Cụ thể là đối với bệnh nhân mắc các loại ung thư sau: Ung thư phổi, ung thư đại trực tràng, ung thư thực quản, ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư bàng quang, ung thư dòng tủy, ung thư hắc tố bào và ung thư sarcoma mô mềm.

Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn được thực hiện như thế nào?

Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn được thực hiện trong mẫu máu. Do đó, đây được gọi là sinh thiết lỏng. Một số xét nghiệm cũng sử dụng mẫu sinh thiết mô để tạo ra xét nghiệm máu DNA khối u tuần hoàn hoặc để so sánh DNA khối u tuần hoàn với DNA lấy trực tiếp từ mô khối u của bạn. Sau đó DNA khối u tuần hoàn sẽ được đem đi phân tích.

Tìm hiểu thêm: Phải làm gì khi bị rạn da vùng ngực?

Tìm hiểu về xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn
Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn còn gọi là sinh thiết lỏng

Ở một số xét nghiệm máu yêu cầu đo nồng độ đường huyết, cholesterol, hoặc các chất khác trong máu. Nếu bệnh nhân ăn trước khi xét nghiệm, nồng độ các chất này có thể bị thay đổi, dẫn đến kết quả xét nghiệm không chính xác. Tuy nhiên, khi xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn, bạn hoàn toàn không cần nhịn ăn.

Ưu và nhược điểm của xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn

Ưu điểm

Một số ưu điểm của xét nghiệm này là:

  • An toàn: Do đây là loại xét nghiệm có bản chất là không xâm lấn nên không có rủi ro về mặt phẫu thuật.
  • Đơn giản: Việc lấy máu có thể được thực hiện một cách đơn giản tại các phòng khám thông thường.
  • Phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm: Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn có thể phát hiện ung thư ở giai đoạn sớm, khi các triệu chứng lâm sàng chưa xuất hiện. Điều này có thể giúp bệnh nhân được điều trị sớm hơn, tăng cơ hội sống sót.
  • Theo dõi sự phát triển của khối u: Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn có thể được sử dụng để theo dõi sự phát triển của khối u và đánh giá đáp ứng điều trị. Điều này có thể giúp bác sĩ điều chỉnh phác đồ điều trị một cách kịp thời, giúp bệnh nhân đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.
  • Sử dụng để nghiên cứu ung thư: Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn có thể được sử dụng để nghiên cứu các đột biến gen liên quan đến ung thư. Điều này có thể giúp các nhà khoa học phát triển các phương pháp điều trị ung thư mới và hiệu quả hơn.

Nhược điểm

Phương pháp xét nghiệm này cũng tồn tại một số nhược điểm:

  • Chi phí cao: Chi phí xét nghiệm cao hơn so với các phương pháp xét nghiệm ung thư khác.
  • Độ chính xác chưa cao: Độ chính xác của xét nghiệm phụ thuộc vào nhiều yếu tố, chẳng hạn như loại ung thư, giai đoạn ung thư và tình trạng sức khỏe tổng thể của bệnh nhân.
  • Không dùng cho mọi bệnh nhân: Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn không thể phát hiện hết tất cả loại ung thư. Theo thống kê, hiện tại chỉ có 9 loại ung thư có thể sử dụng xét nghiệm này.

Tìm hiểu về xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn

>>>>>Xem thêm: Thực đơn tăng chiều cao ở tuổi 18 khoa học hiệu quả

Xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn có chi phí cao

Tóm lại, xét nghiệm DNA khối u tuần hoàn là một công nghệ mới với nhiều tiềm năng ứng dụng trong chẩn đoán, theo dõi, và điều trị ung thư. Xét nghiệm này có thể giúp cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân ung thư, đồng thời mở ra những hướng đi mới trong nghiên cứu ung thư.

Xem thêm: Có thể xét nghiệm ADN anh em cùng cha khác mẹ không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *