Bạn đang đọc: Tìm hiểu về teo nội mạc tử cung – Ảnh hưởng của teo nội mạc tử cung tới khả năng sinh sản
Teo nội mạc tử cung là tình trạng phụ khoa có thể gặp ở bất kỳ độ tuổi nào. Đây là thuật ngữ dùng để mô tả mô nội mạc tử cung nhỏ hơn và ít hoạt động hơn so với mô nội mạc tử cung bình thường.
Teo nội mạc tử cung thực sự không phải là bệnh, tuy nhiên có thể gây rong huyết. Nếu không gây rong huyết, tình trạng teo nội mạc tử cung thường kèm khô âm đạo. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu vài điều về teo nội mạc tử cung thông qua bài viết sau đây.
Nội mạc tử cung là gì?
Nội mạc tử cung hay còn được gọi là niêm mạc tử cung là lớp biểu mô bao phủ toàn bộ bề mặt phía bên trong của tử cung. Nội mạc tử cung có sự ảnh hưởng mật thiết đến khả năng sinh sản của phụ nữ. Nội mạc tử cung cấu tạo gồm hai phần chính là lớp đáy và lớp nông.
Lớp nội mạc căn bản hay còn được gọi là lớp đáy được cấu tạo bởi các tế bào biểu mô đệm và tế bào biểu mô trụ tuyến. Lớp này không bị ảnh hưởng gì bởi chu kỳ kinh nguyệt.
Lớp nội mạc tuyến còn được gọi là lớp nông, khác với lớp đáy, lớp nông thường chịu các biến đổi bởi chu kỳ kinh nguyệt.
Độ dày mỏng của nội mạc tử cung thường thay đổi theo chu kỳ kinh nguyệt như sau:
- Sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt: Nội mạc tử cung khoảng 4 – 6mm, rất mỏng chỉ đủ để che phủ bề mặt phía trong của tử cung.
- 14 ngày sau khi kết thúc kỳ kinh nguyệt: Do các tác động của hormone sinh dục, nội mạc tử cung dần dày hơn, có độ dày từ 8 – 12mm.
- Trước khi kỳ kinh nguyệt diễn ra, lớp nội mạc tử cung dày khoảng 12 – 16mm. Nếu không diễn ra sự thụ thai thì nội mạc tử cung sẽ bong ra khỏi tử cung gây chảy máu còn gọi đây là hiện tượng hành kinh ở nữ giới.
Biểu hiệu của teo nội mạc tử cung
Bệnh teo nội mạc tử cung thường gặp ở phụ nữ ở độ tuổi trước và sau mãn kinh. Tùy thể trạng từng người mà những triệu chứng này cũng biểu hiện rất đa dạng. Một số triệu chứng thường gặp như:
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều, lượng máu kinh bất thường.
- Ống âm đạo mỏng hơn, thắt chặt và rút ngắn lại.
- Âm đạo khô, viêm.
- Dịch âm đạo có mùi hôi, màu sắc thay đổi do nhiễm trùng.
- Khó chịu, đau khi quan hệ tình dục hoặc thậm chí chảy máu.
Như vậy teo nội mạc tử cung cũng ảnh hưởng tiêu cực đến sinh hoạt của phụ nữ. Khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nêu trên tốt nhất bạn hãy đến cơ sở y tế, chuyên khoa phụ nữ để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.
Teo nội mạc tử cung có ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hay không?
Niêm mạc tử cung có ảnh hưởng mật thiết đến khả năng thụ thai ở phụ nữ, ảnh hưởng đến quá trình làm tổ và cung cấp dinh dưỡng nuôi thai nhi khi mang thai. Sự phát triển của nội mạc tử cung chỉ ảnh hưởng của nồng độ estrogen, nếu nồng độ estrogen giảm rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng teo nội mạc tử cung.
Nếu niêm mạc tử cung mỏng sẽ gây rối loạn kinh nguyệt, mãn kinh làm ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thụ thai. Không những thế nó còn kèm theo những ảnh hưởng khác như rối loạn chức năng tình dục, chảy máu khi quan hệ tình dục hoặc nhiễm trùng tiết niệu.
Tìm hiểu thêm: Khủng hoảng tuổi lên 5 ở trẻ và những điều phụ huynh cần biết
Ngoài ra, khi niêm mạc tử cung mỏng làm cho trứng sau khi thụ tinh rất khó bám vào thành tử cung để làm tổ, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng sinh sản ở phụ nữ. Nếu trứng sau khi thụ tinh đã thành công bám vào thành tử cung nhưng do niêm mạc tử cung mỏng nên việc bám dính vào niêm mạc tử cung không chắc, dễ bị bong ra gây sảy thai, thai chết lưu…
Nguyên nhân teo nội mạc tử cung
Thông thường teo nội mạc tử cung chỉ xảy ra ở phụ nữ mãn kinh, tuy nhiên nó cũng có thể xảy ra ở cả phụ nữ nhỏ tuổi, chưa dậy thì, hay phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ.
Một vài nguyên nhân gây ra hiện tượng này như:
- Nồng độ estrogen trong cơ thể thấp, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nội mạc tử cung: Sự thiếu hụt estrogen thường xảy ra ở độ tuổi mãn kinh, estrogen đóng một vai trò quan trọng trong việc tăng sinh niêm mạc tử cung, tăng tiết dịch nhầy trong âm đạo giúp tránh bị nhiễm trùng. Khi cơ thể không có đủ lượng estrogen, dịch nhầy sẽ giảm đi, niêm mạc tử cung mỏng dần khiến thành âm đạo bị mỏng và khô, gây khó chịu trong sinh hoạt tình dục.
- Ảnh hưởng từ lối sống thụ động.
- Thiếu chất dinh dưỡng
- Do nạo hút thai nhiều lần.
- Thiếu máu.
- Mắc các bệnh lý ở tử cung như viêm nhiễm hoặc u, polyp tử cung.
- Phụ nữ sinh mổ có nguy cơ bị teo nội mạc tử cung cao hơn so với phụ nữ sinh thường.
- Đôi khi có thể do cơ địa từng người, lớp niêm mạc tử cung mỏng tự nhiên.
Đối với những nguyên nhân trên bạn hoàn toàn có thể khắc phục bằng cách thay đổi lối sống, bổ sung thực phẩm giàu estrogen, hạn chế các thủ thuật xâm lấn gây tổn hại niêm mạc tử cung của bạn.
Điều trị teo nội mạc tử cung như thế nào?
Teo nội mạc tử cung không chỉ có ảnh hưởng nhất định đến khả năng sinh sản mà còn ảnh hưởng đến đời sống tình dục của nữ giới. Để cải thiện tình trạng này, bạn có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
- Thực hiện và duy trì chế độ sống lành mạnh, tập thể dục nhiều hơn và không nên thức quá khuya. Hạn chế làm việc căng thẳng, tiêu cực.
- Tăng cường các thực phẩm giàu sắt, kẽm như gan, bí ngô, các loại thịt đỏ, các loại hạt… bổ sung vitamin C, vitamin E bằng các thực phẩm chức năng. Ngoài ra bạn có thể bổ sung hàm lượng estrogen bằng cách ăn nhiều cá hồi, sữa chua, súp lơ xanh, hạt lanh, các loại quả mọng…
- Bổ sung estrogen bằng đường uống. Tuy nhiên, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ về những lợi ích và tác dụng phụ của thuốc này trước khi sử dụng. Một số tác dụng không mong muốn như nhồi máu cơ tim hay huyết khối.
- Không nên nạo phá thai, thuốc kích trứng, sử dụng thuốc tránh thai,…
- Không nên hút thuốc vì việc này làm giảm lượng estrogen trong cơ thể.
- Không sử dụng các chất kích thích như rượu bia, cà phê…
>>>>>Xem thêm: 10 nguyên nhân gây ô nhiễm không khí trong nhà
Sau khi áp dụng các cách trên mà tình trạng teo nội mạc tử cung vẫn không có tiến triển thì hãy đến bệnh viện để kiểm tra và điều trị bằng các phương pháp không bổ sung nội tiết tố hoặc điều trị bằng nội tiết tố tùy vào thể trạng của từng người.
Tóm lại, teo niêm mạc tử cung là một tình trạng phụ khoa có những ảnh hưởng nhất định đến người phụ nữ. Qua bài viết hy vọng bạn đã có cái nhìn tổng quát về teo niêm mạc tử cung và vài cách khắc phục. Hãy đến bác sĩ ngay khi bạn thấy tình trạng này không được cải thiện để được điều trị chính xác nhất.
Xem thêm:
Teo âm đạo: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách điều trị
Chức năng và các bệnh lý nội mạc tử cung thường gặp
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:bệnh phụ khoabệnh phụ nữSức khỏe phụ nữ