Tìm hiểu chi tiết về Globulin miễn dịch

Tìm hiểu chi tiết về Globulin miễn dịch

Globulin miễn dịch hay huyết thanh miễn dịch là các kháng thể do các tương bào và tế bào lympho B tổng hợp khi cơ thể bị phơi nhiễm với các kháng nguyên. Nó giúp hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và vô hiệu hóa các tác nhân gây hại.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu chi tiết về Globulin miễn dịch

Globulin miễn dịch hay huyết thanh miễn dịch có chức năng tương tự như vắc xin, giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn. Nó chứa các loại kháng thể, ưu việt hơn vắc xin ở chỗ có tác dụng bảo vệ bệnh nhân tức thời. Huyết thanh miễn dịch đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong y học bởi có thể cứu sống nhiều bệnh nhân trong cơn nguy kịch.

Globulin miễn dịch là gì?

Globulin miễn dịch là gì? Globulin miễn dịch còn được biết đến với những tên gọi khác như huyết thanh miễn dịch hay immunoglobulin. Nó có thể bảo vệ cơ thể ngắn hạn nhưng tức thì khỏi sự xâm nhập và tấn công của các siêu vi trùng gây bệnh viêm gan, uốn ván, sởi.

Huyết thanh miễn dịch chứa các kháng thể do các tương bào và tế bào lympho B tổng hợp khi cơ thể bị phơi nhiễm với các kháng nguyên. Loại huyết thanh này được lấy từ máu người hiến tặng và đã được xét nghiệm nên đảm bảo độ an toàn cao. Đến nay, chưa ghi nhận trường hợp nào về việc lây nhiễm bệnh lý lây qua đường máu (như viêm gan B, viêm gan C, HIV) ở người nhận huyết thanh miễn dịch.

Huyết thanh miễn dịch hiện đang được phân loại theo cách tác dụng và cách chế tạo. Cụ thể gồm:

  • Phân loại theo cách tác dụng sẽ có: Huyết thanh kháng virus, huyết thanh kháng vi khuẩn, huyết thanh kháng độc tố, huyết thanh đa giá, huyết thanh đơn giá.
  • Phân loại theo cách chế tạo sẽ có: Huyết thanh miễn dịch tinh chế, huyết thanh miễn dịch không đặc hiệu, huyết thanh miễn dịch đặc hiệu.

Tìm hiểu chi tiết về Globulin miễn dịch

Huyết thanh miễn dịch bảo vệ cơ thể tức thì khỏi các tác nhân lạ

Globulin miễn dịch hình thành như thế nào?

Globulin miễn dịch được các nhà khoa học điều chế bằng cách kết hợp các protein lạ (hay kháng nguyên đặc hiệu) cùng những thành phần vi sinh khác như virus hay vi khuẩn có lợi. Sự kết hợp này có thể triệt tiêu các loại vi khuẩn, virus gây hại và mầm mống gây bệnh. Họ cũng có thể sản xuất huyết thanh miễn dịch bằng cách tiêm các loại virus, vi khuẩn không có hại vào các loại động vật. Sau đó máu của những loài động vật này được sử dụng làm mẫu phẩm.

Huyết thanh miễn dịch có ưu điểm nổi bật hơn hẳn vắc xin ở chỗ: Nếu tiêm vắc xin phòng bệnh, cần chờ đợi một thời gian dài cơ thể mới sinh ra kháng thể tự nhiên và bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân gây hại. Còn tiêm huyết thanh miễn dịch, bệnh nhân sẽ được bảo vệ tức thời dù thời gian bảo vệ ngắn hơn tiêm vắc xin. Chính huyết thanh miễn dịch đã cứu sống nhiều bệnh nhân khi nguy kịch.

Globulin miễn dịch có các loại kháng thể nào?

Trong huyết thanh miễn dịch có 5 loại kháng thể gồm:

Kháng thể IgG: Chiếm khoảng 70% lượng kháng thể trong máu và có trong hầu hết các dịch cơ thể. Nó có nhiệm vụ chống lại sự nhiễm trùng do vi khuẩn, virus gây ra nên rất quan trọng với hệ thống miễn dịch. Đây cũng là loại kháng thể duy nhất có thể truyền từ mẹ sang con qua đường nhau thai.

Kháng thể IgM: Đây là loại kháng thể lớn nhất, chiếm khoảng 10% tổng lượng kháng thể. Nó được tìm thấy trong dịch bạch huyết và máu. Khi cơ thể đáp ứng miễn dịch với các kháng nguyên lạ, đâu là lớp kháng thể đầu tiên được tạo ra. Loại kháng thể này thường xuất hiện sau tiêm chủng và có thể ngăn chặn virus khá hiệu quả.

Tìm hiểu chi tiết về Globulin miễn dịch

Có nhiều loại kháng thể tồn tại trong Globulin miễn dịch có ích cho con người

Kháng thể IgA: Chiếm khoảng 15 – 20% tổng lượng kháng thể của cơ thể. Loại kháng thể này có trong sữa mẹ, nước bọt, nước mắt, các dịch nhầy và nó bắt đầu được tổng hợp sau khi sinh. IgA đóng vai trò như hàng rào bảo vệ đầu tiên của niêm mạch ruột, mũi, phổi khi có sự tấn công của tác nhân gây hại bên ngoài.

Kháng thể IgD: Loại kháng thể này chỉ chiếm dưới 1% và chức năng của nó vẫn chưa được xác định rõ ràng.

Kháng thể IgE: Nó chỉ chiếm khoảng 0,001% tổng lượng kháng thể trong máu và có mặt ở phổi, niêm mạc, da. Nó rất quan trọng với các phản ứng dị ứng, giúp cơ thể chống lại ký sinh trùng, phấn hoa, nấm.

Xét nghiệm Globulin miễn dịch

Xét nghiệm Globulin miễn dịch dùng để đo hàm lượng kháng thể trong máu với bệnh phẩm là máu tĩnh mạch. Xét nghiệm này được chỉ định trong các trường hợp:

  • Phát hiện tình trạng dị ứng. Ví dụ những người bị dị ứng, hàm lượng kháng thể IgE sẽ rất cao.
  • Chẩn đoán và phát hiện các bệnh lý tự miễn.
  • Đánh giá tình trạng nhiễm trùng của cơ thể ở thời điểm trước đó hoặc hiện tại.
  • Hỗ trợ phát hiện và điều trị các bệnh ung thư liên quan đến tủy xương hay đa u tủy.
  • Đánh giá hiệu quả sau tiêm chủng.
  • Đánh giá lại kết quả điện di protein máu hoặc protein máu bất thường.

Tìm hiểu thêm: Nam giới sau can thiệp cắt bao quy đầu ăn thịt vịt được không?

Tìm hiểu chi tiết về Globulin miễn dịch
Xét nghiệm chỉ số huyết thanh miễn dịch do bác sĩ chỉ định khi cần thiết

Chỉ số xét nghiệm globulin phản ánh điều gì?

Chỉ số huyết thanh miễn dịch tăng hay giảm đều có thấy các vấn đề bất thường của hệ thống miễn dịch hoặc phản ánh tình trạng sức khỏe bất thường của cơ thể. Cụ thể là:

Khi hàm lượng các kháng thể tăng, cơ thể người bệnh có thể đang bị nhiễm khuẩn cấp tính và mạn tính do: Các rối loạn huyết học, viêm gan tự miễn (IgG tăng), xơ gan mật nguyên phát (IgM tăng), lupus ban đỏ, viêm khớp dạng thấp, Cytomegalovirus, HIV, virus Epstein – Barr. Nếu chỉ tăng một loại kháng thể, người bệnh có khả năng gặp các vấn đề như: Bạch cầu lympho mạn, đa u tủy xương, u lympho không Hodgkin.

Khi hàm lượng kháng thể trong máu giảm, người bệnh có thể đang gặp các vấn đề như: Nhiễm khuẩn huyết, hội chứng thận hư, mất protein qua đường ruột,bị bỏng, hấp thụ kém hoặc nghiện rượu dẫn đến suy dinh dưỡng, bệnh lý ác tính của tế bào máu, bệnh về khớp. Đôi khi, nguyên nhân cũng có thể do người bệnh đang dùng các loại thuốc ức chế miễn dịch, thuốc phenytoin hay corticosteroid.

Tiêm Globulin miễn dịch

Tiêm Globulin miễn dịch có tác dụng tăng cường khả năng miễn dịch, giảm nguy cơ nhiễm trùng ở những người có hệ miễn dịch suy yếu. Ngoài ra, tiêm huyết thanh miễn dịch cũng giúp tăng lượng tiểu cầu ở những bệnh nhân bị rối loạn đông máu. Một số sản phẩm huyết thanh miễn dịch còn được dùng trong điều trị các bệnh như: Bệnh dây thần kinh vận động đa ổ, rối loạn mạch máu ở những người mắc hội chứng Kawasaki, bệnh đa dây thần kinh hủy myelin do viêm mạn tính.

Tìm hiểu chi tiết về Globulin miễn dịch

>>>>>Xem thêm: Sốt có mất nước không? Mối liên hệ giữa sốt và mất nước

Chỉ tiêm huyết thanh miễn dịch khi có chỉ định của bác sĩ

Hiện nay có các loại dung dịch huyết thanh miễn dịch dạng tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch. Liều dùng và cách dùng của từng loại khác nhau. Việc tiêm huyết thanh miễn dịch cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, không phải bất cứ ai cũng có thể tiêm được.

Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về Globulin miễn dịch. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ huyết thanh miễn dịch là gì và có chức năng gì. Trong bất cứ trường hợp nào, người bệnh cũng cần ghi nhớ không tự ý tiêm huyết thanh miễn dịch khi chưa có sự tư vấn và chỉ định của bác sĩ!

Xem thêm:

Vai trò của kháng thể IgG trong hệ thống miễn dịch

Bệnh tự miễn dịch là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *