Chỉ số tiểu đường loại 2 ổn định là khi đường huyết trước khi ăn, sau khi ăn và chỉ số HbA1c đều ở mức an toàn, giúp cơ thể duy trì đủ năng lượng để hoạt động. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé!
Bạn đang đọc: Tìm hiểu cách kiểm soát các chỉ số tiểu đường tuýp 2
Để giảm nguy cơ phát triển các vấn đề sức khỏe liên quan đến tiểu đường, quan trọng là duy trì mức đường huyết trong giới hạn an toàn. Điều này đòi hỏi hiểu biết về mức đường huyết lý tưởng và cách kiểm soát nó. Vậy tiểu đường tuýp 2 là mấy phẩy? Chỉ số tiểu đường tuýp 2 an toàn là bao nhiêu? Cùng Nhà Thuốc Long Châu tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Chỉ số tiểu đường tuýp 2: Cần quan tâm những gì?
Chỉ số đường huyết của người mắc tiểu đường là số liệu về mức độ đường glucose trong máu tại thời điểm cụ thể, được xác định thông qua xét nghiệm máu.
Đơn vị đo thường là mmol/l hoặc mg/dl. Để chuyển đổi từ mmol/l sang mg/dl, ta nhân với hệ số 18. Ví dụ, nếu đường huyết lúc đói của một người là 7mmol/l, khi chuyển sang đơn vị mg/dl sẽ là 7 x 18 = 126mg/dl.
Thông thường, khi kiểm tra tiểu đường tuýp 2, mọi người thường chỉ quan tâm đến chỉ số đường huyết khi đói hoặc sau khi ăn trong 2 giờ. Nhưng thực tế, chỉ số glucose trong máu biến đổi liên tục hàng ngày, thậm chí từng phút, phụ thuộc vào thực phẩm, tâm trạng… của người bệnh. Vì vậy, để đánh giá toàn diện khả năng kiểm soát đường huyết trong cả ngày, người bệnh nên kiểm tra thêm chỉ số HbA1c.
Chỉ số đường huyết bao nhiêu là an toàn với người bệnh tiểu đường?
Những chỉ số tiểu đường tuýp 2 quan trọng trong chẩn đoán và điều trị bao gồm:
- Kiểm tra HbA1C: Đây là cách đo lường đường huyết trong thời gian dài, giúp xác định mức đường trung bình trong cơ thể người bệnh trong 3 tháng gần đây. Khi mức HbA1C cao, đó có nghĩa là mức đường huyết cũng cao và thể hiện rằng kiểm soát đường huyết của người đó chưa tốt. Khi HbA1C lớn hơn hoặc bằng 6,5 % là chẩn đoán xác định đái tháo đường typ2. Khi HbA1C từ 5,7 % đến 6,4 % là chẩn đoán xác định là tiền đái tháo đường.
- Xét nghiệm đường huyết khi đói: Để xác định liệu bạn có đái tháo đường type 2 hay không, bác sĩ thường yêu cầu bạn thực hiện xét nghiệm đường huyết khi đói. Điều này đòi hỏi bạn phải nhịn ăn qua đêm ít nhất từ 8 đến 10 giờ trước khi làm xét nghiệm. Nếu kết quả của hai lần xét nghiệm này đều cho thấy chỉ số đường huyết bằng hoặc cao hơn 7 mmol/l, thì bác sĩ sẽ chẩn đoán bạn mắc phải đái tháo đường type 2. Đường máu sau ăn hoặc bất kỳ từ 7,8 đến 11 mmol/l là tiền đái tháo đường.
- Kiểm tra đường huyết sau uống glucose: Trong quá trình này, người bệnh sẽ uống 75g glucose sau một đêm nhịn đói. Sau đó, họ sẽ được đo đường huyết sau 2 giờ để chẩn đoán bệnh tiểu đường type 2. Nếu kết quả là 11,1 mmol/l hoặc cao hơn, thì bệnh được xác định. Phương pháp này cũng được sử dụng để chẩn đoán tiểu đường khi thai kỳ.
Đối tượng dễ bị tiểu đường tuýp 2
Các yếu tố tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường ở những người trên 45 tuổi bao gồm:
- BMI từ 23 trở lên.
- Huyết áp tâm thu ≥ 140 hoặc/và huyết áp tâm trương ≥ 85 mmHg.
- Tiền sử gia đình có người mắc bệnh tiểu đường ở thế hệ liền kề.
- Tiền sử bệnh như hội chứng chuyển hóa hoặc tiền đái tháo đường.
- Phụ nữ có tiền sử thai nghén đặc biệt.
- Rối loạn lipid máu, đặc biệt là khi HDL-C dưới 0,9 mmol/l và Triglycerid trên 2,2 mmol/l.
Cách kiểm soát chỉ số tiểu đường tuýp 2
Hiểu rõ mức chỉ số đường huyết bình thường của người mắc tiểu đường sẽ giúp bạn tự tin hơn trong việc kiểm soát nó. Việc duy trì đường huyết ổn định không phải là điều khó khăn. Áp dụng những cách sau đây, bạn có thể giữ cho chỉ số đường huyết của mình luôn trong giới hạn an toàn:
Ăn uống có chọn lọc
Để giảm nguy cơ tăng đường huyết sau khi ăn, lựa chọn thực phẩm giàu chất xơ hòa tan như rau xanh, củ không nhiều tinh bột như khoai lang, rau họ đậu, đậu nguyên vỏ, yến mạch, gạo lứt, protein thực vật, chất béo tốt từ quả bơ, oliu, trái cây họ có múi, cũng như trái cây không quá ngọt như cam, bưởi… Ngoài ra, bạn nên tránh ăn quá nhiều cơm, gạo trắng, bún, miến, cháo, khoai tây, bánh ngọt, đồ uống có gas, bánh mỳ làm từ bột mì hoặc gạo, và trái cây ngọt như sầu riêng, vải…
Cách ăn cũng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết cho người mắc bệnh tiểu đường. Bắt đầu bữa ăn với một phần rau và uống nước canh trước sẽ giúp giảm cảm giác đói, đồng thời chất xơ từ rau xanh cũng giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường và chất béo từ các thực phẩm khác.
Tìm hiểu thêm: Đậu mùa khỉ có lây qua đường tình dục không? Cách phòng tránh
Tập thể dục đều đặn
Tập thể dục đều đặn có thể giúp kiểm soát đường huyết cho những người mắc bệnh tiểu đường. Việc tập luyện giúp cải thiện việc sử dụng đường trong cơ thể, từ đó giảm lượng đường trong máu. Ngoài ra, việc tập luyện thường xuyên cũng có thể giúp giảm kháng insulin, một vấn đề phổ biến gây ra sự tăng đột ngột của đường huyết và khó kiểm soát.
Luôn ngủ đúng giờ giấc
Ngủ đủ giấc sẽ giúp cơ thể bạn cảm thấy thoải mái và tươi mới, đồng thời kiểm soát đường huyết cho người bị tiểu đường. Vì thế, hãy cố gắng ngủ từ 6 đến 8 tiếng mỗi đêm và tránh thức khuya hoặc ngủ nhiều vào ban ngày để tránh cảm giác mệt mỏi và uể oải.
Uống đủ nước cũng rất quan trọng trong việc kiểm soát đường huyết của người mắc tiểu đường. Việc thiếu nước có thể làm tăng đường huyết. Ngoài ra, uống đủ nước cũng giúp cơ thể loại bỏ độc tố thông qua việc sử dụng thuốc điều trị đái tháo đường.
Bạn cũng có thể thưởng thức trà hoa cúc, hoa sen, hoặc trà quế, ngoài việc uống nước lọc để cung cấp nước cho cơ thể. Những loại trà này không chỉ giúp bù nước mà còn hỗ trợ giấc ngủ và mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Việc nhận biết mức độ an toàn của chỉ số đường huyết cho người bị tiểu đường sẽ giúp họ điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt tốt nhất để kiểm soát đường huyết hiệu quả hơn. Đặc biệt, duy trì mức đường huyết ổn định là vô cùng quan trọng trong việc phòng tránh biến chứng của bệnh tiểu đường và giúp người bệnh có cuộc sống khỏe mạnh hơn.
Nói không với thuốc lá
Hút thuốc lá tăng nguy cơ mắc đái tháo đường lên đến 50% so với những người không hút. Đặc biệt, tác động này đáng lo ngại hơn ở phụ nữ.
Vì vậy, việc từ bỏ hút thuốc hoặc không bắt đầu hút có thể giúp phòng ngừa bệnh đái tháo đường. Đối với những người đã mắc bệnh này, việc hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá cũng là điều quan trọng để bảo vệ sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: Thuốc Espumisan uống trước hay sau ăn?
Uống rượu với liều lượng vừa phải
Uống rượu một cách điều độ có thể giảm nguy cơ mắc đái tháo đường, nhưng uống quá nhiều có thể làm tăng nguy cơ này. Đối với phụ nữ và nam giới trên 65 tuổi, lượng rượu hợp lý để uống là khoảng 1 đơn vị mỗi ngày (tương đương với 330ml bia, 100ml rượu vang, hoặc 30ml rượu mạnh).
Còn đối với nam giới dưới 65 tuổi thì nên không vượt quá 2 đơn vị mỗi ngày. Việc tiêu thụ rượu quá mức có thể gây ra viêm tụy mãn tính và làm giảm khả năng tiết insulin, gây ra tình trạng đái tháo đường.
Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu về chỉ số tiểu đường tuýp 2 và vai trò quan trọng của nó trong việc đánh giá sức khỏe của một người. Chỉ số này không chỉ phản ánh sự ổn định của đường huyết mà còn là một yếu tố đánh giá rủi ro và theo dõi sự tiến triển của bệnh. Hiểu biết và duy trì chỉ số này ở mức ổn định là vô cùng quan trọng đối với sức khỏe tổng thể.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm