Tìm hiểu bệnh vảy nến ở mũi và cách điều trị

Tìm hiểu bệnh vảy nến ở mũi và cách điều trị

Vẩy nến là sự tích tụ của các tế bào da dẫn đến hình thành các mảng có vảy gây đau và ngứa. Phần lớn những người bị bệnh vẩy nến ở mặt cũng bị bệnh vẩy nến da đầu và trên các bộ phận khác của cơ thể. Vảy nến ở mũi là kết quả của bệnh vảy nến da đầu không được điều trị sớm và đúng cách, ban đầu sẽ xuất hiện ở chân tóc, sau đó sẽ lan ra lông mày, trán trên, vùng da mũi.

Bạn đang đọc: Tìm hiểu bệnh vảy nến ở mũi và cách điều trị

Vảy nến là sự tích tụ của các tế bào da dẫn đến hình thành các mảng có vảy gây đau và ngứa. Phần lớn những người bị bệnh vẩy nến ở mặt cũng bị bệnh vẩy nến da đầu và trên các bộ phận khác của cơ thể. Vảy nến ở mũi là kết quả của bệnh vảy nến da đầu không được điều trị sớm và đúng cách, ban đầu sẽ xuất hiện ở chân tóc, sau đó sẽ lan ra lông mày, trán trên, vùng da mũi.

Thế nào là vảy nến ở mũi?

Vảy nến ở mũi là một thể bệnh viêm da mãn tính, trong phạm vi vảy nến ở mặt, chịu sự tác động của các yếu tố nội sinh và ngoại sinh khiến da bị khô, đỏ lên và bong thành mảng. Tình trạng này gây ngứa ngáy, khó chịu, cản trở hệ hô hấp.

Vảy nến ở mũi cũng giống như bệnh viêm da cơ địa, rất dễ lây lan đến các vùng da xung quanh. Vì vậy, người bị như vậy sẽ có làn da bị tổn thương nặng nề nên cần điều trị sớm và đúng cách để tránh dẫn đến những biến chứng hay gây mất thẩm mỹ nghiêm trọng.

Tìm hiểu bệnh vảy nến ở mũi và cách điều trị

Vảy nến ở mũi rất dễ hình thành ở điều kiện khác nhau, đặc biệt là thời tiết lạnh

Dù là hiện tượng phổ biến, dễ gặp ở nhiều lứa tuổi nhưng phần lớn đối tượng mắc phải vảy nến ở mũi gồm:

  • Tuổi dậy thì: Có nhiều biến đổi về hormone, tâm lý và da;
  • Mang thai;
  • Vệ sinh, chăm sóc da không đúng cách, sử dụng hoá mỹ phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc;
  • Người có cơ địa nhạy cảm;
  • Người lạm dụng thuốc corticosteroid.

Các tế bào miễn dịch lympho ở những đối tượng trên đều có thể nhận nhầm tế bào da ở mũi thành yếu tố ngoại lai, tấn công dồn dập. Các triệu chứng vảy nến ở mũi như:

  • Cánh mũi ửng đỏ thành từng cụm, có tính đối xứng cả hai bên.
  • Đầu mũi và hai bên cánh mũi da bị khô, gây cảm giác căng, bóng.
  • Vùng da bị tổn thương sưng lên, có ranh giới với các phần lân cận.
  • Sau một thời gian, vảy trên cánh mũi có hiện tượng ngứa, tróc vảy, nứt, chảy máu, khó chịu,…
  • Một số trường hợp, còn xuất hiện giữa vùng da mũi và môi trên. Vì là vị trí khá nhạy cảm, người bệnh có thể hít vào hoặc ăn phải các mảng bong, dễ lây lan sang miệng.

Nếu không điều trị kịp thời, các triệu chứng vảy nến ở mũi có thể gây nhiều biến chứng như vảy nến sẽ diễn biến thành những thương tổn chàm hóa, lichen hóa, bội nhiễm, thậm chí là ung thư da, ảnh hưởng đường hô hấp, da mặt bị tổn thương, mất đi tính thẩm mỹ.

Phương pháp điều trị vảy nến ở mũi

Khi được chẩn đoán là vảy nến ở mũi, người bệnh cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa da liễu để thuyên giảm triệu chứng và kiểm soát tốt tình trạng bệnh. Vảy nến ở mũi có các phương pháp điều trị như sau:

  • Điều trị tại chỗ: Bôi kem hoặc thuốc mỡ chứa Steroid liều thấp, thuốc ức chế calcineurin, chất dưỡng ẩm, chất tương tự vitamin D như Tacalcitol, Calcipotriol,…
  • Điều trị toàn thân: Thường được dùng trong trường hợp vảy nến nặng, thuốc uống hoặc thuốc tiêm.
  • Liệu pháp ánh sáng: Như ánh sáng mặt trời, quang liệu pháp UVB, liệu pháp Goeckerman, quang hoá trị liệu (PUVA). Quang hoá trị liệu là phương pháp điều trị vảy nến lâu đời, không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị Covid nên ăn gì? Hướng dẫn cách chăm sóc bà bầu bị Covid

Tìm hiểu bệnh vảy nến ở mũi và cách điều trị
Dưỡng ẩm da thật tốt là một yếu tố làm thuyên giảm triệu chứng

Người bệnh cần nghiêm túc điều trị theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý dừng thuốc hay thay thế thuốc khác, không tự ý dùng thuốc khác đặc biệt là thuốc có chứa Corticosteroid, tái khám đúng hẹn. Tránh làm tổn thương vùng da có các mảng vảy nến. Giữ gìn vệ sinh thật kỹ bằng nước muối sinh lý, dưỡng ẩm tốt, tránh tiếp xúc với thời tiết quá nóng hay quá lạnh.

Những biện pháp khắc phục và phòng ngừa vảy nến ở mũi

Chế độ ăn uống, sinh hoạt và lối sống tác động không nhỏ đến việc duy trì ổn định và thuyên giảm các triệu chứng của bệnh vảy nến ở mũi, cũng như làm giảm các chu kỳ tái phát bệnh.

Bạn cần bổ sung những thực phẩm tốt cho tình trạng bệnh và kiêng những thực phẩm có thể làm xấu đi tình trạng bệnh hay kích thích triệu chứng. Các thực phẩm mà bệnh vảy nến ở mũi nên ăn và kiêng ăn gồm:

  • Thực phẩm giàu chất béo omega-3: Cá hồi, dầu olive, quả óc chó,…
  • Bổ sung rau xanh, trái cây nhiều vitamin C: Bưởi, cam, ổi, bông cải,…
  • Tránh các thực phẩm kích thích quá trình viêm như thịt đỏ hay các chế phẩm từ thịt đỏ, sữa, gia vị cay nóng,…
  • Tránh dùng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá,…

Tìm hiểu bệnh vảy nến ở mũi và cách điều trị

>>>>>Xem thêm: Polyp cổ tử cung có tự rụng không?

Chế độ ăn lành mạnh giúp kiểm soát tốt tình trạng bệnh

Cùng với việc dùng thuốc được bác sĩ khuyên dùng, bạn có thể thực hiện các bước chăm sóc tại nhà để giúp kiểm soát bệnh vẩy nến của mình, bao gồm:

  • Nghỉ ngơi đầy đủ.
  • Uống đủ nước, ăn nhiều thực phẩm cung cấp độ ẩm cho da.
  • Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao đều đặn.
  • Không tác động lên vùng vảy nến. Tác động lên vùng vảy thường làm cho các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn hoặc bắt đầu phát ban mới.
  • Kiểm soát tốt tâm lý, hạn chế lo âu, căng thẳng vì tâm lý mất cân bằng có thể khởi phát chu kỳ của bệnh.

Vảy nến ở mũi là căn bệnh tương đối phổ biến và ảnh hưởng ít nhiều đến cuộc sống của người bệnh. Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng cần điều trị sớm và kịp thời để kiểm soát tốt triệu chứng của bệnh. Bệnh vảy nến ở mũi có thể gây cảm giác khó chịu. Vì vậy bạn nên gặp bác sĩ để xác định loại bệnh vảy nến mà bạn mắc phải để được tư vấn một kế hoạch điều trị phù hợp.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *