Thủy đậu đóng vảy còn lây không? Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu

Thủy đậu đóng vảy còn lây không? Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu

Thủy đậu là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Varicella-zoster gây ra. Bệnh lây lan rất dễ dàng qua đường hô hấp hoặc tiếp xúc trực tiếp với dịch từ các nốt mụn nước của người bệnh. Các nốt mụn thường xuất hiện trên da, nổi ban đỏ, mụn nước cho tới khi nốt mụn vỡ và đóng vảy. Vậy thủy đậu đóng vảy còn lây không? Nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này trong bài viết dưới đây.

Bạn đang đọc: Thủy đậu đóng vảy còn lây không? Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu

Biểu hiện đóng vảy của bệnh thủy đậu thường xảy ra vào giai đoạn cuối cùng. Mặc dù, các nốt thủy đậu đã đóng vảy nhưng nó có khả năng lây lan cao không đang là thắc mắc của nhiều người. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thêm về vấn đề này nhé!

Tổng quan về bệnh thủy đậu

Hiểu được thông tin về bệnh thủy đậu giúp người bệnh có cái nhìn tổng quan hơn.

Con đường lây bệnh

Bệnh thủy đậu rất dễ lây lan, chủ yếu qua các con đường tiếp xúc như:

  • Lây qua đường hô hấp: Virus thủy đậu tồn tại trong các giọt nước bọt rất nhỏ có trong không khí, phát ra từ người nhiễm bệnh khi người này nói chuyện, ho, hắt hơi. Những người tiếp xúc phải luồng không khí có chứa virus này sẽ bị lây thủy đậu nhanh chóng.
  • Lây qua tiếp xúc trực tiếp: Tiếp xúc trực tiếp với vùng da bị viêm nhiễm, mọc mụn nước của người bệnh hoặc tiếp xúc với chất dịch từ các nốt mụn nước bị vỡ cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
  • Lây qua tiếp xúc gián tiếp: Tiếp xúc với các đồ vật vừa mới bị nhiễm chất dịch từ nốt mụn như các loại đồ dùng cá nhân, quần áo hoặc mền gối của người bệnh.

Thủy đậu đóng vảy còn lây không? Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu

Virus thủy đậu có thể lây qua đường hô hấp

Các giai đoạn của bệnh

Diễn biến của bệnh thủy đậu biểu hiện qua các giai đoạn như sau:

  • Giai đoạn ủ bệnh: Giai đoạn đầu ủ bệnh, người bệnh không có triệu chứng, thường diễn ra trong khoảng 10 – 15 ngày. Vào cuối giai đoạn này, người bệnh có thể cảm thấy mệt mỏi và nóng râm ran.
  • Giai đoạn khởi phát: Thời gian diễn ra từ 1 – 2 ngày kèm theo các triệu chứng như: Sốt nhẹ, đau đầu, chán ăn, chóng mặt và xuất hiện các nốt ban đỏ hồng trên da.
  • Giai đoạn toàn phát: Ở giai đoạn này, các nốt mụn thủy đậu bắt đầu diễn biến. Nốt ban đỏ chuyển thành mụn nước dạng bỏng; mụn nước mọc khắp cơ thể, hình thành mụn mủ cho đến khi mụn mủ dần đóng vảy và bong tróc. Tình trạng thường này tái diễn lại nhiều lần.
  • Giai đoạn bình phục: Tất cả mụn nước đã đóng vảy hoàn toàn ở giai đoạn cuối này, thường rơi vào khoảng 7 – 10 ngày. Lưu ý rằng vết sẹo có thể xuất hiện, đặc biệt ở trẻ em nếu không được chăm sóc cẩn thận.

Nhìn chung diễn biến của bệnh thủy đậu xảy ra tùy vào cơ thể của mỗi người. Tuy nhiên, đặc điểm chung của những người mắc bệnh thủy đậu đó là thời gian từ giai đoạn ủ bệnh đến giai đoạn bình phục thường diễn ra trong vòng 30 ngày.

Vậy thủy đậu đóng vảy còn lây không? Mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết để biết câu trả lời.

Thủy đậu đóng vảy còn lây không? Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu

Thủy đậu đóng vảy còn lây không là thắc mắc của nhiều người

Thủy đậu đóng vảy còn lây không?

Trước khi tìm hiểu về vấn đề thủy đậu đóng vảy còn lây không thì chúng ta cùng tìm hiểu xem thủy đậu đóng vảy là đã khỏi hay chưa. Quá trình phát triển của mụn thủy đậu được diễn ra như sau:

  • Mọc thành nhiều đợt: Mỗi đợt cách nhau 2 – 3 ngày.
  • Phát ban bỏng nước và có mủ: Gần 1 tuần sau khi xuất hiện.
  • Khô và đóng vảy: Màu trắng hoặc nâu sẫm.
  • Bong vảy: Trong 1 tuần sau khi đóng vảy.
  • Để lại vết thâm sẹo: Nếu không chăm sóc và kiêng khem cẩn thận.

Nhiều người thắc mắc thủy đậu đóng vảy đã khỏi chưa? Quá trình từ khi mụn nước, mụn vỡ chảy nước khô và đóng vảy sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần và di chuyển khắp cơ thể người bệnh. Vậy nên khi nốt thủy đậu đã đóng vảy thì vẫn không thể kết luận rằng bệnh thủy đậu đã hết và không xuất hiện các nốt mụn mới. Lưu ý rằng nốt thủy đậu đã đóng vảy không có nghĩa là bệnh đã khỏi hoàn toàn mà nó có thể xuất hiện thêm mụn nước mới ở những vị trí khác. Người bệnh cần phải cách ly cho đến khi tất cả nốt mụn đã bong tróc.

Vậy thủy đậu đóng vảy còn lây không? Thực tế, giai đoạn này có nguy cơ lây cao nhất. Khoảng thời gian lây lan của bệnh là trong khoảng 4 ngày trước khi có biểu hiện cho đến sau 1 tuần kể từ lúc tất cả các mụn thủy đậu đóng vảy và khô hẳn. Bệnh thủy đậu được xem là an toàn khi tình trạng tất cả nốt thủy đậu hiện tại đã đóng vảy và bắt đầu bong tróc, đi kèm với điều kiện đó là không xuất hiện thêm mụn nước nào mới trên da. Do đó, khi đến giai đoạn này người bệnh cần phải kiên nhẫn theo dõi các nốt mụn sau khi đóng vảy để đảm bảo không còn nguy cơ lây lan cho người khác.

Tuy nhiên, khi các nốt thủy đậu đã đóng vảy nhưng da của bạn vẫn còn đau rát và sưng đỏ kèm theo mủ thì có khả năng cao bị thủy đậu bội nhiễm do vi khuẩn gây ra. Lúc này bạn cần nhanh chóng đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ chuyên môn thăm khác và xử lý tình tình trạng trên. Tuyệt đối không tự ý bôi thuốc lên vùng da bị tổn thương, tắm hoặc xông lá theo dân gian.

Tìm hiểu thêm: Răng cửa bị sâu đen phải làm sao?

Thủy đậu đóng vảy còn lây không? Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu
Cần điều trị cho đến khi các nốt thủy đậu lành hẳn

Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu

Khi có người thân mắc bệnh thủy đậu thì bạn nên thực hiện nghiêm túc việc cách ly và vệ sinh của người bệnh, cụ thể như sau:

  • Cách ly người bệnh tại nhà trong vòng 7 – 10 ngày kể từ khi xuất hiện nốt phát ban đầu tiên, cho đến khi tất cả các nốt rạ đã đóng vảy.
  • Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với người khác, đặc biệt là trẻ em, phụ nữ mang thai và người có hệ miễn dịch yếu.
  • Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người bệnh.
  • Tắm rửa cho người bệnh bằng nước ấm và xà phòng, tránh làm vỡ các nốt rạ.
  • Thay quần áo thường xuyên cho người bệnh, giặt giũ riêng quần áo của người bệnh với nước nóng và xà phòng.
  • Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ vật của họ.
  • Vệ sinh môi trường xung quanh sạch sẽ, thường xuyên lau chùi các bề mặt mà người bệnh thường chạm vào.

Về chế độ ăn uống, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống một cách nghiêm túc để bệnh được khỏi hẳn:

  • Cho người bệnh ăn thức ăn mềm, dễ tiêu hóa, giàu vitamin và khoáng chất.
  • Bổ sung nhiều nước để giúp cơ thể đào thải độc tố.
  • Tránh thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ và thức ăn dễ gây dị ứng.

Thủy đậu đóng vảy còn lây không? Cách chăm sóc người bệnh thủy đậu

>>>>>Xem thêm: Cơ dựng sống là gì? Có chức năng gì với cơ thể?

Rửa tay sau khi tiếp xúc với người bệnh hoặc đồ dùng của họ

Bài viết trên chúng tôi đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh thủy đậu cũng như giải đáp thắc mắc bệnh thủy đậu đóng vảy còn lây không. Hãy đến gặp bác sĩ khi bạn có những triệu chứng nặng hơn nhé.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *