Thuốc nhỏ mũi kháng sinh có những loại nào? Trường hợp nào cần dùng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ?

Thuốc nhỏ mũi kháng sinh có những loại nào? Trường hợp nào cần dùng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ?

Mũi có chức năng bảo vệ và loại bỏ bụi bẩn khi cơ thể hít thở không khí, đây cũng là bộ phận khá nhạy cảm khi tiếp xúc với tác nhân bên ngoài. Các bệnh lý ở đường hô hấp trên có thể gây ra những triệu chứng khó chịu ở mũi như nghẹt mũi, sổ mũi, hắt hơi hoặc viêm mũi. Về điều trị, thuốc nhỏ mũi kháng sinh là một trong những biện pháp được cân nhắc ở những trường hợp nhiễm khuẩn ở mũi.

Bạn đang đọc: Thuốc nhỏ mũi kháng sinh có những loại nào? Trường hợp nào cần dùng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ?

Thời gian giao mùa là một trong những thời điểm xuất hiện các bệnh lý về tai mũi họng, đặc biệt với trẻ em. Đối với tình trạng viêm nhiễm đường hô hấp trên, việc dùng các thuốc nhỏ mũi kháng sinh đôi khi cũng đóng vai trò quan trọng trong điều trị. Vậy những loại thuốc nhỏ mũi kháng sinh nào thường được chỉ định và cần lưu ý gì khi dùng thuốc? Hãy cùng tham khảo trong bài viết sau đây.

Thuốc nhỏ mũi kháng sinh có những loại nào?

Loại thuốc kháng sinh nhỏ mũi thường dùng là kháng sinh nhóm aminoglycoside. Trong đó, neomycin sulfate (kháng sinh diệt khuẩn có tác dụng tại chỗ) thường được sử dụng ở dạng bào chế này. Tuy nhiên, thường thì thuốc nhỏ mũi kháng sinh sẽ được phối hợp thêm với một số thành phần như thuốc chống viêm, giảm phù nề, giảm xung huyết để mang lại hiệu quả điều trị toàn diện.

Trên thị trường hiện nay, thuốc Nemydexan là sản phẩm thuốc nhỏ mũi kháng sinh thường gặp nhất. Đây là loại thuốc nhỏ mũi, mắt, tai có chứa thành phần chính là neomycin sulphate và dexamethasone (corticoid kháng viêm), giúp điều trị các triệu chứng khó chịu trên mũi do viêm mũi dị ứng, viêm xoang hoặc viêm kết mạc trên mắt. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu chứng minh tính an toàn nên chỉ dùng Nemydexan cho người lớn và trẻ trên 2 tuổi.

thuoc-nho-mui-khang-sinh-co-nhung-loai-nao-truong-hop-nao-can-dung-thuoc-nho-mui-khang-sinh-cho-tre 1

Thuốc nhỏ mũi Nemydexan

Có những loại thuốc kháng sinh nào khác dùng cho đường mũi?

Bên cạnh đường dùng nhỏ mũi, chúng ta thường gặp một số dạng bào chế khác cũng chứa kháng sinh nhóm aminoglycoside và tác động tại chỗ (trên mũi) như sau:

  • Thuốc xịt mũi họng với tên biệt dược là Hadocort – D với sự phối hợp gồm kháng sinh neomycin sulfat, dexamethasone và xylometazoline (thuốc co mạch), được dùng để hỗ trợ giảm viêm và kháng khuẩn.
  • Kháng sinh gentamycin với các dạng đường dùng bao gồm thuốc xịt mũi 0,3%, dung dịch rửa mũi 0,5%, dung dịch phun sương hoặc rửa mũi 80mg/5ml. Gentamicin cũng thuộc nhóm kháng sinh aminoglycoside. Việc sử dụng qua đường mũi là một cách hiệu quả để tiêu diệt vi khuẩn tại xoang mũi.

Trường hợp nào có thể dùng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ?

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng mà hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên thường dễ bị cảm lạnh, cảm cúm hoặc viêm nhiễm tại mũi hơn so với người lớn. Các triệu chứng của thường trở nặng hơn vòng 2 đến 3 ngày với những biểu hiện như sốt, hắt xì, nghẹt mũi, sổ mũi, chất nhầy chảy xuống cổ họng của trẻ gây khó chịu.

Nhóm thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh thường được chỉ định trong trường hợp viêm mũi hoặc viêm xoang do nhiễm khuẩn, nhiễm nấm hoặc viêm mũi dị ứng kèm theo tình trạng bội nhiễm. Biểu hiện lâm sàng khi thăm khám để cân nhắc cho việc chỉ định thuốc nhỏ mũi kháng sinh thường dựa vào màu sắc dịch mũi xanh hoặc vàng.

Ngoài ra, nếu nhận thấy trẻ khó thở hoặc thở nhanh, sốt và ho kéo dài, cũng cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để điều trị kịp thời, tránh để bệnh diễn tiến nghiêm trọng hơn.

thuoc-nho-mui-khang-sinh-co-nhung-loai-nao-truong-hop-nao-can-dung-thuoc-nho-mui-khang-sinh-cho-tre 2

Trẻ sổ mũi có màu xanh gợi ý nhiễm khuẩn

Thuốc nhỏ mũi kháng sinh có an toàn khi dùng cho trẻ em không?

Trẻ nhỏ có dùng được thuốc nhỏ mũi kháng sinh không?

Thuốc nhỏ mũi kháng sinh là phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng viêm mũi hoặc viêm xoang, giảm thiểu tác dụng phụ hơn so với thuốc tác dụng toàn thân vì khả năng thuốc hấp thu vào máu thấp. Trong đó, aminoglycoside là nhóm kháng sinh thường được sử dụng dưới dạng bào chế thuốc nhỏ mũi với khả năng thấm qua mạch máu khá thấp (dưới 2%) và không hấp thu qua đường tiêu hóa, nên khá an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, đối với đối tượng trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi hoặc trẻ chưa biết nói, việc sử dụng thuốc nhỏ mũi kháng sinh nhóm aminoglycoside cần thận trọng vì khả năng gây hại trên ốc tai – tiền đình.

Bên cạnh đó, bất kể thuốc kháng sinh ở đường dùng nào cũng đều có thể tiềm ẩn những tác dụng không mong muốn cho trẻ. Đối với thuốc nhỏ mũi kháng sinh, tác dụng phụ có thể xuất hiện ở một số trẻ là phản ứng dị ứng tại chỗ, gây ra cảm giác như kim châm, ngứa, đỏ mũi, sưng mũi và đau nhức dọc theo sống mũi. Trẻ có thể gặp phản ứng dị ứng nặng toàn thân như phù trên vùng mặt nhưng rất hiếm gặp. Khi gặp phải trường hợp này, cần ngưng dùng thuốc và liên hệ ngay với bác sĩ điều trị để được xử trí kịp thời.

Tìm hiểu thêm: Mạch đập ở cổ có phải là hiện tượng mang thai không?

Thuốc nhỏ mũi kháng sinh có những loại nào? Trường hợp nào cần dùng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ? 4
Việc sử dụng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ cần được tham vấn với bác sĩ

Một số hướng dẫn để sử dụng thuốc nhỏ mũi kháng sinh đúng cách cho trẻ

Khi sử dụng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ em hoặc dùng thuốc nhỏ mũi nói chung, cần lưu ý một số điều sau đây để thuốc phát huy tối đa hiệu quả:

  • Nhẹ nhàng hút hết chất dịch nhầy ứ đọng trong hốc mũi (có thể dùng dụng cụ hít mũi) trước khi dùng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ.
  • Rửa tay sạch sẽ trước khi nhỏ thuốc vào mũi, khi mở nắp không chạm tay vào đầu ống nhỏ giọt hoặc để đầu nhỏ giọt chạm vào bất kỳ bề mặt nào khác để tránh nhiễm bẩn.
  • Để trẻ ở tư thế nằm ngửa hoặc ngồi và ngửa đầu tối đa khi nhỏ thuốc để đảm bảo thuốc được phân bố hiệu quả vào trong khoang mũi.
  • Mỗi lần nhỏ từ 1 đến 2 giọt mỗi bên mũi hoặc nhỏ số giọt theo hướng dẫn, sau đó cố gắng giữ đầu của trẻ nghiêng một lúc và hướng dẫn trẻ hít nhẹ để thuốc ngấm sâu.

thuoc-nho-mui-khang-sinh-co-nhung-loai-nao-truong-hop-nao-can-dung-thuoc-nho-mui-khang-sinh-cho-tre 3

Dụng cụ hỗ trợ hút dịch mũi cho trẻ

Sử dụng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cần lưu ý những gì?

Trẻ nên được đưa đến bác sĩ thăm khám để được chỉ định thuốc nhỏ mũi kháng sinh nếu cần thiết. Điều này giúp đảm bảo sử dụng thuốc phù hợp với mục đích tiêu diệt và phòng ngừa nhiễm khuẩn hoặc bội nhiễm đường hô hấp tại chỗ.

Cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh nhỏ mũi kéo dài có thể gây ra tình trạng lờn thuốc (tạo ra các chủng vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh), dẫn đến bội nhiễm. Lúc này, người bệnh nên ngưng dùng thuốc và tham khảo ý kiến của bác sĩ để chuyển sang phương pháp điều trị thích hợp khác.

Bên cạnh điều trị bằng thuốc nhỏ mũi kháng sinh cho trẻ trong những trường hợp nhiễm khuẩn tại xoang mũi, cha mẹ nên đảm bảo chăm sóc và vệ sinh đúng cách cho trẻ. Dùng nước muối sinh lý xịt hoặc nhỏ mũi để hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn hiệu quả hơn, có thể sử dụng dụng cụ chuyên biệt để hút sạch chất nhầy. Tham khảo thêm những lời khuyên về bổ sung những thực phẩm dinh dưỡng vào chế độ ăn để tăng cường hệ miễn dịch, giúp trẻ nhanh khỏi bệnh.

Ngoài ra, những người thân của trẻ khi đang mắc phải bệnh lý về đường hô hấp như cảm cúm, viêm xoang cũng nên hạn chế tiếp xúc quá gần với trẻ, nên che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi và tránh chạm tay vào mắt, mũi, miệng của trẻ để giảm nguy cơ lây lan.

thuoc-nho-mui-khang-sinh-co-nhung-loai-nao-truong-hop-nao-can-dung-thuoc-nho-mui-khang-sinh-cho-tre 4

>>>>>Xem thêm: Xét nghiệm NIPT ở đâu Hà Nội uy tín, chất lượng nhất?

Nhỏ nước muối sinh lý hỗ trợ làm sạch mũi cho trẻ

Như vậy, trên đây những thông tin liên quan đến thuốc nhỏ mũi kháng sinh, cũng như một số dạng bào chế khác có chứa kháng sinh được dùng qua đường mũi hiện nay. Bài viết cũng mang đến những lưu ý khi sử dụng thuốc nhỏ mũi cho trẻ, hy vọng rằng đây là những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Kháng sinhThuốcThông tin sức khỏe

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *