Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng

Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng

Bạn đang đọc: Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng

Các loại thuốc chẹn beta giao cảm thuộc danh mục thuốc giãn mạch, được sử dụng để điều trị cao huyết áp và các vấn đề về tim mạch. Tùy thuộc vào cơ chế tác động cụ thể của từng loại thuốc, bác sĩ sẽ điều chỉnh cách kết hợp thuốc một cách thích hợp khi lập đơn cho bệnh nhân. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về nhóm thuốc này trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Nhóm thuốc chẹn beta giao cảm hoạt động bằng cách ức chế các thụ thể beta adrenergic, trong đó bao gồm beta1, beta2 và beta3. Ở môi trường lâm sàng, thụ thể beta1 và beta2 thường được tập trung nhiều nhất. Thụ thể beta1 phổ biến trên tim và thận, thụ thể beta2 thường xuất hiện nhiều trên phế quản, cơ trơn của mạch máu, cơ xương khớp, hệ tiêu hóa còn thụ thể beta3 thường xuất hiện trên bàng quang, mô mỡ và ruột.

Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì?

Thuốc chẹn beta giao cảm là loại thuốc giãn mạch được ứng dụng trong điều trị bệnh tim mạch, nhằm giảm tỷ lệ tử vong và cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Đây là nhóm thuốc đặc biệt được kê đơn, bác sĩ điều chỉnh liều lượng và loại thuốc dựa trên tình trạng sức khỏe cụ thể của từng người.

Các thuốc chẹn beta giao cảm tác động bằng cách chặn thụ thể cường giao cảm và ức chế các hiệu ứng giao cảm ở tế bào cơ tim và cơ khí quản. Hiệu quả của chúng phụ thuộc vào vị trí tác động lên các thụ thể, điều này sẽ đồng thời xác định tác động cụ thể của từng loại thuốc.

Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm 1

Thuốc chẹn beta giao cảm là nhóm thuốc cần được bác sĩ kê đơn

Cơ chế hoạt động của thuốc chẹn beta giao cảm

Thuốc chẹn beta giao cảm hoạt động bằng cách ức chế hoặc chặn thụ thể beta adrenergic trong cơ thể. Cơ chế hoạt động này ảnh hưởng đến tác dụng của hormone epinephrine (adrenalin) và norepinephrine, hai chất dẫn truyền thần kinh giao cảm có vai trò quan trọng trong cơ thể.

Khi thụ thể beta bị chặn, các phản ứng của cơ thể với các tác động của adrenalin và norepinephrine giảm đi. Dưới đây là một số tác động cụ thể:

  • Giảm nhịp tim: Ức chế thụ thể beta1 trên cơ tim dẫn đến giảm nhịp tim. Điều này có lợi trong việc kiểm soát nhịp tim cao và giảm nguy cơ các vấn đề tim mạch.
  • Giảm co bóp cơ tim: Thụ thể beta1 cũng tham gia vào quá trình co bóp cơ tim. Khi chúng được ức chế, co bóp cơ tim giảm, giúp giảm công suất làm việc của tim.
  • Ức chế phản ứng giao cảm ở mạch máu: Thụ thể beta2 thường nằm ở mạch máu ngoại vi. Khi bị chặn, thuốc chẹn beta giảm co thắt của các mạch này, làm tăng lưu lượng máu và giảm áp lực máu.
  • Ức chế phản ứng ở các cơ khác: Thụ thể beta2 còn nằm ở nhiều cơ khác như cơ trơn của đường hô hấp và tiêu hóa. Việc chặn chúng có thể dẫn đến giãn mạch phế quản, tăng nhu động của dạ dày và giảm cơ trơn ở một số nơi khác trong cơ thể.

Cơ chế hoạt động này làm cho thuốc chẹn beta giao cảm trở thành một công cụ quan trọng trong điều trị nhiều tình trạng như bệnh tim mạch, cao huyết áp, các vấn đề liên quan đến hệ thống giao cảm.

Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm 2

Thuốc chẹn beta giao cảm được sử dụng phổ biến trong bệnh tim mạch

Phân loại thuốc chẹn beta giao cảm

Phân loại của nhóm chất thuốc chẹn beta giao cảm có thể được chia thành các nhóm phổ biến như sau:

  • Nhóm thuốc ức chế beta không chọn lọc, ví dụ như propranolol (Dorocardil, Avlocardyl), có tác dụng hạ áp ít nhưng hạn chế làm chậm nhịp tim. Nhóm thuốc này thường không được ưa chuộng trong các chỉ định tim mạch, chủ yếu được sử dụng cho giãn tĩnh mạch thực quản, trường hợp run tay chân do cường giáp, dự phòng đau nửa đầu.
  • Nhóm thuốc ức chế chọn lọc beta1 như metoprolol (Betaloc), Atenolol (tenormin), bisoprolol (Concor), có tác dụng hạ áp tốt hơn và nhanh chóng, giảm nhịp tim nhanh, thích hợp trong điều trị tăng huyết áp, suy tim, đau thắt ngực và loạn nhịp tim.
  • Nhóm thuốc ức chế beta không chọn lọc và ức chế alpha1 như carvedilol, labetalol, có tác dụng hạ áp mạnh mẽ hơn so với nhóm không chọn lọc đơn thuần.
  • Nhóm thuốc ức chế chọn lọc beta1 và có tác dụng giãn mạch qua giải phóng NO như nebivolol, có hiệu quả hạ áp tốt hơn so với các loại khác.

Chỉ định sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm

Chỉ định sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm bao gồm điều trị cao huyết áp và các bệnh tim mạch, do đây là một trong những loại thuốc giãn mạch. Tuy nhiên, bác sĩ sẽ điều chỉnh việc kê đơn theo cơ chế tác động của từng phân nhóm để đảm bảo sự phù hợp cho bệnh nhân. Ngoài ra, chúng cũng được ứng dụng để điều trị, ngăn ngừa hoặc kiểm soát nhiều tình trạng bệnh lý như:

  • Tăng nhãn áp;
  • Đau nửa đầu;
  • Chứng lo lắng;
  • Cường giáp.

Tác dụng phụ của thuốc chẹn beta giao cảm

Thuốc chẹn beta giao cảm có thể gây một số tác dụng phụ, bao gồm:

  • Thuốc chẹn beta giao cảm gây hạ áp khi mới bắt đầu sử dụng hoặc khi tăng liều, do đó việc thay đổi tư thế nên diễn ra từ từ ngay sau khi sử dụng thuốc.
  • Cần theo dõi nhịp tim khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm vì nó có tác dụng làm chậm nhịp tim.
  • Khi sử dụng nhóm thuốc không chọn lọc chẹn beta, bệnh nhân cần thận trọng ở bệnh nhân hen phế quản vì thuốc có thể gây co thắt phế quản. Có thể sử dụng nhóm thuốc chẹn thụ thể beta không chọn lọc có thể được áp dụng trong trường hợp co thắt phế quản.
  • Thuốc chẹn beta giao cảm có thể gây rối loạn cương dương, vì vậy bệnh nhân cần theo dõi và báo cáo vấn đề này với bác sĩ.
  • Đối với bệnh nhân bị bệnh tiểu đường, đặc biệt là người sử dụng insulin hay diamicron thì cần thận trọng theo dõi biểu hiện hạ đường huyết vì thuốc có thể che dấu các dấu hiệu này.
  • Khi ngừng sử dụng thuốc, cần giảm liều dần dần theo lộ trình để tránh hiện tượng “bật lại” của thuốc.

Tìm hiểu thêm: Những hiểu biết hữu ích về Huyệt Trung Phong

Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm 3
Người bệnh sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm theo đúng chỉ định của bác sĩ

Những lưu ý khi dùng thuốc chẹn beta giao cảm

Chú ý khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm người bệnh cần lưu ý một số điều quan trọng sau:

  • Tác dụng phụ: Một số người khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm có thể trải qua tác dụng phụ như đã chia sẻ ở trên.
  • Nước ép bưởi: Tránh sử dụng nước ép bưởi khi dùng thuốc chẹn beta giao cảm vì nó có thể ảnh hưởng đến cơ chế hoạt động của thuốc.
  • Nhạy cảm với ánh sáng và thời tiết lạnh: Thuốc chẹn beta giao cảm thường làm tăng sự nhạy cảm của bạn với ánh sáng mặt trời và điều kiện thời tiết lạnh.
  • Ngưng sử dụng thuốc một cách đột ngột: Không nên ngưng sử dụng thuốc chẹn beta đột ngột mà phải giảm liều từ từ để tránh tăng huyết áp hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng rối loạn nhịp tim.
  • Phối hợp với các loại thuốc khác: Khi kết hợp thuốc chẹn beta giao cảm với các thuốc hạ huyết áp, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đau thắt ngực cần thận trọng để tránh tương tác thuốc không mong muốn.
  • Không sử dụng cho nhịp tim chậm: Do thuốc chẹn beta có tác dụng làm chậm nhịp tim nên không nên sử dụng cho người mắc bệnh nhịp tim chậm.
  • Chỉ dùng theo chỉ định của bác sĩ: Thuốc chẹn beta là nhóm thuốc kê đơn, do đó không nên tự ý áp dụng mà phải tuân thủ theo sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.

Thuốc chẹn beta giao cảm là thuốc gì? Những lưu ý khi sử dụng thuốc chẹn beta giao cảm 4

>>>>>Xem thêm: Bọc răng sứ nhai bị cộm do đâu và cách khắc phục hiệu quả?

Bệnh nhân không tự ý dùng thuốc chẹn beta giao cảm khi chưa được kê đơn

Như vậy, Nhà thuốc Long Châu vừa chia sẻ thông tin chi tiết về nhóm thuốc chẹn beta giao cảm. Hy vọng thông tin này sẽ giúp bệnh nhân hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động, tác dụng cũng như những điều cần lưu ý khi sử dụng loại thuốc này trong quá trình điều trị bệnh.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Thuốcuống thuốc đúng cách

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *