Thực quản: Chức năng và bệnh lý liên quan thường gặp

Thực quản: Chức năng và bệnh lý liên quan thường gặp

Thực quản đóng vai trò quan trọng trong hệ thống tiêu hóa của cơ thể người. Khi thực quản bị tổn thương do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể dẫn đến một số bệnh lý như trào ngược thực quản, viêm thực quản, ung thư thực quản,…

Bạn đang đọc: Thực quản: Chức năng và bệnh lý liên quan thường gặp

Thực quản là một cơ quan quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của cơ thể người. Vậy thực quản nằm ở đâu? Có tác dụng gì? Khi thực quản bị tổn thương có thể dẫn đến bệnh lý nào? Trong bài viết dưới đây, nhà thuốc Long Châu sẽ giúp bạn giải đáp các vấn đề này nhé!

Thực quản nằm ở đâu? Cấu tạo của thực quản?

Thực quản là một ống cơ rỗng, hình dẹt, có chiều dài khoảng 25cm, nằm ở phía sau khí quản, tim và phía trước của cột sống. Thực quản được xem là phần tiếp nối của hầu ở cổ, xuống dưới ngực, sau đó chui qua cơ hoành và kết thúc ở tâm vị (phần đầu của dạ dày).

Thực quản: Chức năng và bệnh lý thường gặp 1

Thực quản là một ống cơ rỗng, hình dẹt, có chiều dài khoảng 25cm

Thực quản được chia làm 3 đoạn: ⅓ trên, ⅓ giữa và ⅓ dưới:

  • Đoạn ⅓ trên của thực quản dài khoảng 10cm tính từ miệng thực quản đến bờ trên của quai động mạch chủ.
  • Đoạn ⅓ giữa dài khoảng 8cm tính từ bờ trên của quai động mạch chủ đến bờ dưới của tĩnh mạch phổi dưới.
  • Đoạn ⅓ cuối dài khoảng 7cm tính từ bờ dưới của tĩnh mạch phổi đến tâm vị.

Về mặt giải phẫu, thực quản được cấu tạo bởi 3 lớp bao gồm lớp niêm mạc, lớp dưới niêm mạc và lớp cơ:

  • Lớp niêm mạc: Được cấu tạo từ các lớp biểu mô, lớp đệm, lớp cơ niêm và các tuyến.
  • Lớp dưới niêm mạc: Bao gồm các mạch máu và dây thần kinh.
  • Lớp cơ: Bao gồm cơ vân và cơ trơn. Trong đó, cơ vân chiếm khoảng ⅓ thực quản trên, hoạt động theo ý muốn và cơ trơn chiếm khoảng ⅔ thực quản dưới chịu sự chi phối của hệ thần kinh tự chủ. Sự đóng mở của hai loại cơ này đóng vai trò quan trọng trong sự vận chuyển thức ăn.

Chức năng của thực quản

Thực quản có vai trò quan trọng trong quá trình tiêu hóa.

Hoạt động nuốt

Đây chính là chức năng chính của thực quản, giúp đưa thức ăn qua họng, xuống đến dạ dày. Cơ họng co lại kết hợp với sự co giãn của cơ thực quản sẽ đẩy thức ăn từ miệng xuống họng.

Thực quản: Chức năng và bệnh lý thường gặp 2

Chức năng chính của thực quản là đưa thức ăn qua họng, xuống đến dạ dày

Bình thường cơ thắt của thực quản sẽ ở trạng thái đóng, nhưng khi nhận được tín hiệu có thức ăn đến, cơ thắt này sẽ giãn ra để thức ăn có thể đi xuống. Các đợt có thắt nhịp nhàng (nhu động) sẽ giúp đẩy thức ăn đi xuống dưới. Tương tự, khi thức ăn đi đến cơ thắt thực quản dưới, thực quản dưới sẽ nhận được tín hiệu và giãn mở để thức ăn đi xuống dạ dày.

Ngăn chặn sự trào ngược

Nhờ cơ thắt thực quản dưới đóng khi không có thức ăn, dịch vị (dịch dạ dày) sẽ được ngăn chặn, tránh trào ngược lên thực quản. Dịch vị có tính acid mạnh, do đó khi tiếp xúc lâu với niêm mạc thực quản có thể khiến niêm mạc thực quản bị tổn thương, dẫn đến nhiều bệnh lý.

Một số chức năng khác

Ngoài tác dụng chính vận chuyển thức ăn xuống dạ dày, thực quản còn có tác dụng tống thức ăn, chất thải từ dạ dày ra khỏi cơ thể thông qua các phản xạ nôn mửa, ợ hơi.

Các bệnh lý thường gặp liên quan đến thực quản

Một số bệnh lý thường gặp liên quan đến thực quản bao gồm trào ngược dạ dày thực quản, ung thư thực quản, co thắt thực quản.

Trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản. Đa phần các cơn trào ngược dạ dày thực quản thường xảy ra sau các bữa ăn, hiểm khi xảy ra khi người bệnh đang ngủ. Bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, nếm thấy vị chua, cảm giác nóng, đau rát ở trước xương ức,…

Tìm hiểu thêm: Quả keo: Thành phần, lợi ích và các lưu ý khi sử dụng

Thực quản: Chức năng và bệnh lý thường gặp3
Trào ngược dạ dày thực quản là tình trạng acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản

Nguyên nhân chính dẫn đến trào ngược dạ dày thực quản là do sự bất thường trong việc đóng mở của cơ vòng thực quản dưới. Ngoài ra, khi mang thai hoặc bị thừa cân, áp lực đè lên dạ dày tăng cao sẽ khiến dịch vị trào ngược lên qua thực quản.

Bên cạnh đó, có nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà bạn cần chú ý như rượu bia, hút thuốc, béo phì, tiểu đường, hen suyễn, thoát vị cơ hoành, thuốc giảm đau,… Do đó, để phòng ngừa trào ngược dạ dày, bạn nên xây dựng chế độ ăn hợp lý, kiểm soát tốt cân nặng của mình, không nằm ngay sau khi vừa ăn và sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ.

Khi bị trào ngược, bạn nên chia nhỏ bữa ăn và hạn chế ăn các loại thực phẩm có vị chua, béo và không tự ý dùng thuốc giảm đau NSAID, corticoid khi không có chỉ định của bác sĩ.

Ung thư thực quản

Ung thư thực quản thường gặp ở những người ở độ tuổi trên 50. Bệnh nhân có biểu hiện khó nuốt, nôn sau khi ăn, đau sau xương ức, khó thở, ho, ho ra máu, khàn tiếng,… Khi bệnh tiến triển nặng, bệnh nhân có biểu hiện gầy, sút cân, sạm da.

Ung thư thực quản được chia thành các giai đoạn sau:

  • Giai đoạn 1: Ung thư tại một vị trí ban đầu.
  • Giai đoạn 2: Khối u chưa xâm lấn tới cơ.
  • Giai đoạn 3: Các tế bào ung thư đã xâm lấn đến lớp cơ hoặc lớp mô liên kết ngoài thực quản.
  • Giai đoạn 4: Khối u xâm lấn ra các cơ quan xung quan xung quanh hoặc di căn đến hạch.
  • Giai đoạn 5: Khối u di căn xa (đến các cơ quan xa hơn).

Thực quản: Chức năng và bệnh lý thường gặp 4

Ung thư thực quản được chia thành 5 giai đoạn

Tùy vào vị trí và tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ đề nghị phương pháp điều trị phù hợp. Bệnh nhân có thể cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u, xạ trị hoặc hóa trị liệu.

Co thắt thực quản

Co thắt thực quản được chia làm 2 loại:

  • Co thắt thực quản lan tỏa: Các cơn co thắt xảy ra liên tục, kèm theo hiện tượng buồn nôn, nôn.
  • Co thắt thực quản cục bộ: Thường là các cơn co thắt mạnh khiến bệnh nhân đau, tức ngực, thậm chí là khó thở.

Nguyên nhân dẫn đến co thắt thực quản có thể là do lo lắng, stress, tiến triển của trào ngược dạ dày thực quản, ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Viêm thực quản

Viêm thực quản thường do:

  • Dị ứng: Do dị ứng với một số loại thức ăn như sữa, đậu nành, thịt bò,…
  • Thuốc: Một số loại thuốc như kháng sinh, thuốc giảm đau khi mắc ở thực quản có thể gây viêm, phá hủy mô thực quản.
  • Nhiễm trùng: Viêm thực quản do nhiễm trùng thường gặp ở những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch như ung thư, HIV/AIDS.

Các triệu chứng của bệnh bao gồm đau tức ngực, ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó nuốt, đau họng,… Các triệu chứng này rất dễ nhầm lẫn với trào ngược dạ dày thực quản. Do đó, khi xuất hiện các dấu hiệu bất thường này, bạn nên đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị phù hợp.

Thực quản: Chức năng và bệnh lý thường gặp 5

>>>>>Xem thêm: Phẫu thuật điều trị bệnh cơ tim phì đại cho trẻ và những điều cần lưu ý

Các triệu chứng của co thắt thực quản bao gồm đau tức ngực, ợ chua, ợ nóng, khó nuốt,…

Tóm lại, thực quản là một cơ quan quan trọng trong bộ máy tiêu hóa của cơ thể người. Nó có chức năng vận chuyển thức ăn từ họng xuống đến dạ dày và ngăn chặn trào ngược dịch vị từ dạ dày lên thực quản. Tuy nhiên cũng chính vì thế, khi dịch dạ dày trào ngược lên thực quản sẽ dẫn đến bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản, một bệnh lý thường gặp liên quan đến tiêu hóa. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi cung cấp trong bài viết này sẽ có ích với bạn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Cơ thể ngườiSức khỏe tiêu hóa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *