Bạn đang đọc: Thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân có hợp pháp không?
Ở thời điểm hiện tại, việc trở thành mẹ đơn thân được nhiều chị em phụ nữ lựa chọn. Cùng với sự phát triển của công nghệ hiện đại và tiếp cận với tinh trùng của người hiến tặng, nhiều phụ nữ độc thân vẫn có thể thực hiện ước mơ mang thai và sinh con một mình. Tuy nhiên phương pháp thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân có hợp pháp không? Thủ tục để tiến hành quá trình này ra sao? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Ngày nay, phụ nữ ngày càng mạnh mẽ và độc lập, do đó càng có nhiều người lựa chọn để trở thành mẹ đơn thân. Thiên chức làm mẹ là hạnh phúc lớn lao của người phụ nữ. Và trong xã hội hiện đại thì việc trở thành mẹ đơn thân không còn là vấn đề quá mới mẻ trong. Tuy nhiên liệu rằng liệu thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân có hợp pháp không? Việc nắm rõ những thông tin và thủ tục liên quan đến việc thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân hành trình thụ tinh nhân tạo được dễ dàng và hiệu quả hơn.
Phương pháp thụ tinh nhân tạo là gì?
Phương pháp thụ tinh nhân tạo thường là phương pháp hỗ trợ sinh sản hợp pháp với những trường hợp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn mà người nam có tinh trùng yếu ở mức độ nhẹ hoặc người nữ có những yếu tố cản trở như: Rối loạn kinh nguyệt, cổ tử cung không thuận lợi, lạc nội mạc tử cung, dịch nhầy cổ tử cung không thuận lợi hoặc phụ nữ bị dị ứng với tinh dịch,…
Hiện nay, thụ tinh nhân tạo còn được hỗ trợ cho những người phụ nữ độc thân nhưng vẫn mong muốn mang thai tự nhiên. Với trường hợp thụ tinh nhân tạo để làm mẹ đơn thân, tinh trùng được lấy từ ngân hàng tinh trùng tại các bệnh viện được cấp phép.
Thông thường, có hai phương pháp thụ tinh nhân tạo là bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) và thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
- Bơm tinh trùng vào tử cung (intrauterine insemination – IUI) là bơm trực tiếp tinh trùng “tươi” vào tử cung. Đây là phương pháp hỗ trợ sinh sản được sử dụng phổ biến, ít xâm lấn, đơn giản và chi phí thấp so với các phương pháp hỗ trợ sinh sản khác.
- Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) là phương pháp cho tinh trùng và trứng thụ tinh ở môi trường ống nghiệm, đậu phôi mới đưa vào tử cung người mẹ với tỷ lệ thành công cao.
Thông thường, mẹ đơn thân chọn IVF, bởi tỷ lệ thành công cao mặc dù chi phí đắt hơn so với phương pháp IUI.
Thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân có hợp pháp không?
Pháp luật Việt Nam cho phép phụ nữ đơn thân được thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản như thụ tinh nhân tạo, thụ tinh trong ống nghiệm. Để lựa chọn được kỹ thuật phù hợp, các chị em cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, đánh giá chính xác về tình trạng sức khoẻ và khả năng sinh sản để từ đó lựa chọn được kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phù hợp.
Khả năng sinh sản của mỗi người phụ nữ sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ tuổi, chất lượng trứng và khả năng dự trữ của buồng trứng. Ngoài ra, để có thể thực hiện thụ tinh nhân tạo cần đánh giá về tình trạng tử cung, hai vòi trứng. Dự trữ buồng trứng sẽ giảm dần như một quy luật tự nhiên, tuổi tác càng lớn thì dự trữ buồng trứng của bạn sẽ càng giảm và đây là yếu tối quan trọng của quá trình thụ tinh.
Quy trình thủ tục thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân
Quyết định làm mẹ đơn thân là một quyết định hết sức can đảm bởi bạn không những chuẩn bị về mặt kinh tế, thủ tục mà còn chuẩn bị về sức khỏe và tinh thần cho hành trình sắp tới. Đối với chị em chuẩn bị thụ tinh nhân tạo làm mẹ đơn thân cần nắm rõ quy trình thực hiện:
Khám và làm các xét nghiệm cần thiết
Điều đầu tiên và bắt buộc để tiến hành thụ tinh nhân tạo đó là phải kiểm tra sức khoẻ sinh sản. Để đảm bảo quá trình diễn ra thuận lợi, bạn sẽ được kiểm tra chỉ số dự trữ buồng trứng AMH, cả hai vòi trứng hoặc ít nhất một vòi trứng phải thông.
Bên cạnh đó, người nữ sẽ được thực hiện một số xét nghiệm chuyên sâu cần thiết khác như xét nghiệm máu, kiểm tra nội tiết, hỏi về tình trạng bệnh sử, tiền sử dị ứng thuốc… để đảm bảo sức khỏe của bạn trong suốt quá trình thụ tinh nhân tạo. Nếu tất cả kết quả thăm khám cho thấy người phụ nữ đủ điều kiện để thực hiện quá trình thụ tinh nhân tạo để làm mẹ đơn thân, bác sĩ sẽ tiến hành tư vấn, lên lịch và lên kế hoạch với những bước điều trị cụ thể.
Xin tinh trùng từ ngân hàng
Đây là bước quan trọng không thể thiếu khi tiến hành thụ tinh nhân tạo. Hiện tại các bệnh viện phụ sản của cả nước đều có ngân hàng tinh trùng, tuy nhiên số lượng thì có giới hạn. Bởi tinh trùng được cho trên tinh thần nhân văn và tự nguyện, khi bạn nhận sự hỗ trợ từ người khác thì bạn cũng cần hỗ trợ những người tiếp theo. Trên cơ sở này, khi muốn xin tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng, thì bạn cần có mẫu tinh trùng từ một người khỏe mạnh có thể là của người thân hoặc bạn bè để đổi lấy mẫu tinh trùng sẵn có trong ngân hàng.
Một điều cần lưu ý, người cho tinh trùng phải là người có sức khoẻ tốt, độ tuổi từ 20 – 55, tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên, đã thực hiện các xét nghiệm máu để kiểm tra viêm gan B, giang mai, HIV, bệnh lây nhiễm,… và kiểm tra tinh dịch đồ.
Bạn cần lưu ý rằng, người hiến tinh trùng chỉ được hiến tặng ở một trung tâm duy nhất mà được Bộ Y tế cấp phép thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản. Tinh trùng tặng cũng sẽ chỉ được sử dụng cho một người, mẫu tinh trùng dư sẽ được hủy. Tinh trùng được lưu trữ trong bệnh viện sẽ được đánh dấu theo mã số, không lưu thông tin cá nhân như tên tuổi, địa chỉ của người hiến để đảm bảo sự bảo mật.
Tìm hiểu thêm: Bật mí thực đơn tăng cân 1 tuần 5kg an toàn, hiệu quả
Giấy xác nhận độc thân
Giấy xác nhận độc thân là yêu cầu bắt buộc trong hồ sơ để thực hiện các phương pháp hỗ trợ sinh sản với tư cách là một người độc thân. Bạn cần đến uỷ ban nhân dân xã/phường nơi thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú để xin cấp giấy xác nhận độc thân.
Làm đơn xin thực hiện thụ tinh nhân tạo
Việc cuối cùng trong thủ tục thụ tinh nhân tạo đó là điền đơn xin thực hiện thụ tinh nhân tạo có sẵn tại các cơ sở thực hiện hỗ trợ sinh sản. Khi đến khám và làm thủ tục, bạn sẽ được hướng dẫn để làm đơn này theo yêu cầu của mỗi đơn vị thực hiện thụ tinh nhân tạo.
Chi phí thụ tinh nhân tạo là bao nhiêu?
Thụ tinh nhân tạo là cả một quá trình gian nan và vất vả, đòi hỏi nhiều cả về sức khỏe, tinh thần, tâm lý và tài chính. Chi phí để thực hiện thụ tinh nhân tạo là mối quan tâm hàng đầu của nhiều chị em khi quyết định làm mẹ đơn thân.
Khi thực hiện thụ tinh nhân tạo, bạn cần chi trả các chi phí về thăm khám, xét nghiệm cho người hiến tinh trùng và một khoản nhỏ để xuất mẫu tinh trùng từ ngân hàng tinh trùng. Phương pháp IUI có chi phí dao động từ 10 – 15 triệu cho một chu kỳ điều trị. Tuy nhiên nhược điểm của phương pháp này đó là tỷ lệ thành công thấp khoảng 15 – 20% ở người trẻ và chỉ dưới 10% ở người từ 40 tuổi trở lên, nên bạn cần cân nhắc khi lựa chọn thực hiện.
Nếu bạn có điều kiện kinh tế tốt hơn, có thể lựa chọn phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm với tỷ lệ thành công cao hơn. Chi phí cho quá trình này dao động khoảng 100 – 130 triệu cho mỗi chu kỳ kích trứng và tạo phôi.
>>>>>Xem thêm: Thực hư kinh nghiệm sâu răng uống cây gì?
Bài viết trên đã giúp nhiều bạn trả lời câu hỏi thụ tinh nhân tạo cho mẹ đơn thân có hợp pháp không và cung cấp thêm những thông tin liên quan đến quá trình thụ tinh nhân tạo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đưa ra quyết định chính xác trên con đường trở thành mẹ đơn thân.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Thụ tinh nhân tạoThông tin sức khỏe