Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào?

Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào?

Bạn đang đọc: Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào?

Thiếu răng bẩm sinh là tình trạng số lượng răng không đủ tương xứng với cấu trúc sinh học của cơ thể con người. Trong bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu, chúng ta cùng đi khám phá nguyên nhân, tác động và cách xử lý khi phải đối mặt với tình trạng thiếu răng bẩm sinh.

Thiếu răng bẩm sinh là một trong những vấn đề về răng hàm mặt mà nhiều người có thể gặp phải. Đối với trẻ, việc phát hiện thiếu răng khiến cha mẹ vô cùng lo lắng, vì xương hàm của trẻ vẫn chưa phát triển đầy đủ tới khi trẻ trưởng thành (khoảng 18 tuổi). Do đó, việc khắc phục vấn đề này không hề dễ dàng như việc thay thế một chiếc răng hỏng, gãy hay rơi rụng ở người lớn. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu thông tin chi tiết về nguyên nhân, tác động và cách giải quyết hiệu quả cho tình trạng thiếu răng bẩm sinh.

Tình trạng thiếu răng bẩm sinh là thế nào?

Thiếu răng bẩm sinh là kết quả của các đột biến gen trong quá trình phát triển răng, đặc biệt là các gen PAX9, MSX1, AXIN 2, EDA. Tác động của thiếu răng bẩm sinh có thể lan sang cả hai hệ răng, tuy nhiên thường thấy nhiều ở hệ răng vĩnh viễn hơn. Răng thường bị thiếu nhất là R8, theo sau là R5 dưới, R5 trên, cuối cùng là răng cửa phía trên.

Bởi vì có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến thiếu răng bẩm sinh nên tình trạng này có thể biểu hiện khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như tình trạng sức khỏe, số lượng răng bị ảnh hưởng và giai đoạn phát triển. Dưới đây là một số biểu hiện phổ biến:

  • Hội chứng thiếu nhiều răng (Oligodontia): Bệnh nhân được coi là thiếu nhiều răng khi mất 6 hoặc hơn 6 chiếc răng bẩm sinh. Răng sữa thường tồn tại lâu hơn và khi răng vĩnh viễn mọc, chúng thường nhỏ, tròn và mảnh hơn bình thường. Tình trạng này tạo ra khó khăn trong việc nhai, phát âm và có ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe nói chung.
  • Thiếu toàn bộ răng (Anodontia): Trong trường hợp này, bệnh nhân không có bất kỳ chiếc răng nào. Đây là dạng hiếm gặp trong các trường hợp thiếu răng bẩm sinh.

Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào? 1

Nhiều trẻ nhỏ gặp tình trạng thiếu răng bẩm sinh khiến phụ huynh lo lắng

Nguyên nhân gây ra chứng thiếu răng bẩm sinh

Nguyên nhân gây ra tình trạng thiếu răng bẩm sinh thường xuất phát từ các yếu tố phổ biến sau đây:

  • Di truyền (phổ biến): Thiếu răng bẩm sinh do yếu tố di truyền, khiến cho trong một gia đình có thể có nhiều trường hợp mất răng tương tự. Các yếu tố ô nhiễm môi trường cũng đóng góp vào sự xuất hiện của bệnh này.
  • Thiếu mầm răng vĩnh viễn do đột biến gen, thiếu hụt dưỡng chất và các yếu tố khác.
  • Xạ trị đầu, mặt, cổ ở trẻ nhỏ hoặc mẹ mắc bệnh sởi Đức (Rubella) khi mang thai được xem xét là liên quan đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh.
  • Bệnh liên quan đến các tình trạng khác nhau ở trẻ nhỏ như khe hở môi vòm miệng, hội chứng Down, hội chứng Rieger, hội chứng Hajdu-Cheney.
  • Tác động làm mầm răng mọc ngầm hoặc mọc sai vị trí, mặc dù mầm răng có thể tồn tại ở dưới.
  • Thuốc lá và một số loại thuốc như Thalidomide người mẹ sử dụng khi mang thai có thể gây ra tình trạng thiếu răng bẩm sinh ở trẻ.
  • Chấn thương, viêm nhiễm, rối loạn phát triển, điều trị tia xạ cũng là các yếu tố ảnh hưởng đáng kể đến tình trạng thiếu răng.
  • Nhổ nhầm răng sữa của trẻ khi còn nhỏ cũng có thể dẫn đến tình trạng thiếu răng bẩm sinh.

Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào? 2

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thiếu răng bẩm sinh

Cách nhận biết tình trạng thiếu răng bẩm sinh

Phụ huynh có thể theo dõi quá trình mọc răng ở trẻ từ những chiếc răng sữa. Răng sữa đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động hàng ngày và giữ chỗ cho răng vĩnh viễn tương ứng trên cung hàm, đồng thời hỗ trợ sự phát triển bình thường của xương hàm.

Tình trạng mọc răng sữa thiếu thường xảy ra với tỷ lệ thấp và thường không có các dấu hiệu rõ ràng. Tuy nhiên, phụ huynh có thể nhận biết được trong những trường hợp sau:

  • Trong quá trình kiểm tra sức khỏe răng miệng, trẻ mọc thiếu răng sữa có thể được chẩn đoán bằng cách đếm số răng sữa tương ứng với độ tuổi của bé.
  • Mầm răng sữa không mọc lên và biến thành nang răng có thể gây đau nhức hoặc nhiễm trùng. Trong trường hợp này, cần thăm bác sĩ chuyên khoa và chụp X-quang để can thiệp.
  • Răng vĩnh viễn mọc lệch có thể là dấu hiệu cảnh báo về việc thiếu răng sữa ở trẻ. Răng sữa không chỉ hỗ trợ chức năng nhai và nói mà còn giữ chỗ cho răng vĩnh viễn mọc.
  • Trẻ có các dị tật bẩm sinh như hở hàm ếch, sứt môi, hội chứng Down thường có khả năng mọc răng sữa thiếu.

Thiếu răng bẩm sinh gây ra ảnh hưởng gì?

Thiếu răng bẩm sinh ở trẻ có thể mang đến nhiều hậu quả mà phụ huynh không ngờ đến, đó là:

  • Ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai: Răng đóng vai trò quan trọng trong quá trình cắn và xé thức ăn. Thiếu răng bẩm sinh có thể làm suy giảm chức năng này, dẫn đến việc thức ăn không được nhai kỹ, gây áp lực cho hệ tiêu hóa, dẫn đến các vấn đề về đường ruột và dạ dày.
  • Giảm thẩm mỹ khuôn mặt: Thiếu răng bẩm sinh, đặc biệt là răng cửa ảnh hưởng đến vẻ ngoại hình, làm tăng tỷ lệ tự ti và mặc cảm ở trẻ khi lớn.
  • Ảnh hưởng đến việc phát âm: Răng, lưỡi, miệng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát âm. Thiếu răng có thể hạn chế khả năng phát âm chuẩn, gây khó khăn và gây ấn tượng không tốt trong giao tiếp hàng ngày.
  • Tiêu xương hàm: Thiếu răng bẩm sinh tương đương với việc thiếu chân răng, làm giảm kích thích cần thiết cho tái tạo xương. Thiếu xương mới dẫn đến tiêu xương ổ răng, làm chân răng lệch và gây tổn thương cho cả hàm.
  • Sai khớp cắn: Thiếu răng bẩm sinh trong thời gian dài gây lệch khớp cắn hoặc kéo tụt răng toàn bộ hàm. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến răng kế cận mà còn làm lệch khớp cắn, tăng nguy cơ tổn thương khớp và làm mất cân đối giữa số răng ở hai hàm.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý răng miệng: Thiếu răng bẩm sinh làm tăng khả năng mắc các vấn đề như sâu răng, viêm tủy răng, viêm nha chu, viêm nướu, hôi miệng.

Tìm hiểu thêm: Cơ chế tái tạo máu là gì? Những điều bạn cần biết để nâng cao sức khỏe

Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào? 3
Thiếu răng bẩm sinh gây ra nhiều tác động xấu cho sức khỏe và đời sống của trẻ

Cách xử lý tình trạng thiếu răng bẩm sinh

Nguyên nhân chính của bệnh thiếu răng bẩm sinh chủ yếu xuất phát từ các yếu tố gen di truyền và hiện chưa có phương pháp điều trị gen để khắc phục. Tuy nhiên, có thể giải quyết vấn đề bằng cách thay thế răng thiếu bằng răng giả hoặc sử dụng kỹ thuật ghép răng.

Phương pháp điều trị này mang lại cơ hội cho bệnh nhân cải thiện về mặt ngoại hình và xây dựng sự tự tin trong giao tiếp hàng ngày. Đối với nhóm tuổi trẻ, việc áp dụng các phương pháp này có thể đồng thời giúp cải thiện sự phát triển của miệng, hàm và răng một cách đáng kể.

Thiếu răng bẩm sinh có nguy hiểm không? Cách xử lý tình trạng này thế nào? 4

>>>>>Xem thêm: Cậu nhỏ nổi mụn trắng không ngứa là hiện tượng gì?

Cần cho trẻ đi thăm khám và điều trị khi trẻ có các bất thường về răng

Trên đây là các thông tin chi tiết về tình trạng thiếu răng bẩm sinh và phương pháp khắc phục mà các bạn có thể tham khảo. Hy vọng rằng bài viết sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn hiểu rõ hơn nguyên nhân, triệu chứng, tác động cũng như cách xử lý khi bị thiếu răng bẩm sinh. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:dị tật bẩm sinhTrẻ sơ sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *