Thiếu máu cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu máu cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Bạn đang đọc: Thiếu máu cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Thiếu máu cổ tử cung là bệnh lý hiếm gặp và khó phát hiện khi mang thai. Đây là bệnh lý nguy hiểm có thể làm tăng nguy cơ dọa sảy thai, sinh non, chuyển dạ kéo dài ở sản phụ. Vậy thiếu máu cổ tử cung là gì?

Thiếu máu cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm ở sản phụ, thường xuất hiện tại thời điểm tam cá nguyệt thứ hai hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba của thai kỳ. Bệnh lý có thể gây nên các biến chứng nguy hiểm do đó cần phải được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Thiếu máu cổ tử cung là gì?

Thiếu máu cổ tử cung hay bất túc cổ tử cung là bệnh lý xảy ra khi nhu mô cổ tử cung suy yếu do các nguyên nhân thiếu máu nuôi tại chỗ.

Thông thường, trong thời gian mang thai, cổ tử cung có hai chức năng chính bao gồm:

  • Cổ tử cung đóng kín: Cổ tử cung đóng kín thành một khối vững chắc về thể chất trong suốt thai kỳ. Sự toàn vẹn về thể chất của cổ tử cung có vai trò quan trọng giúp cho thai nhi đang phát triển được giữ lại trong lòng tử cung cho đến thời điểm chuyển dạ.
  • Cổ tử cung mềm ra và mở rộng: Đây là quá trình chín muồi của cổ tử cung nhằm chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ.

Tuy nhiên, khi mắc thiếu máu cổ tử cung, cổ tử cung không còn đảm bảo được hai chức năng trên dẫn đến việc mang thai và chuyển dạ gặp nguy hiểm.

Thiếu máu cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 1

Thiếu máu cổ tử cung là bệnh lý xảy ra khi nhu mô cổ tử cung suy yếu

Sản phụ bị thiếu máu cổ tử cung sẽ làm tăng nguy cơ bị sảy thai, sinh non, chuyển dạ kéo dài, ảnh hưởng đến tiên lượng quá trình sinh nở và cả em bé sau sinh nếu gặp phải di chứng sinh non.

Nguyên nhân gây thiếu máu cổ tử cung

Thiếu máu cổ tử cung là hệ quả của nhiều nguyên nhân khác nhau làm thay đổi cấu trúc cổ tử cung. Những nguyên nhân này có thể là do:

  • Suy thoái sớm tại cổ tử cung do khiếm khuyết chức năng cổ tử cung tiến triển;
  • Các bất thường từ bẩm sinh về mặt giải phẫu như dị tật bẩm sinh Müllerian trong quá trình hình thành phôi thai;
  • Tiếp xúc với diethylstilbestrol (DES);
  • Các dạng rối loạn collagen hệ thống của hội chứng Ehlers – Danlos;
  • Các chấn thương trong vùng niệu dục;
  • Các thủ thuật can thiệp tại chỗ bao gồm giãn cơ cổ tử cung trong thủ thuật phụ khoa, chấn thương rách cổ tử cung khi chuyển dạ sinh lần trước và phẫu thuật cắt bỏ một phần cổ tử cung.

Bên cạnh đó, những can thiệp nội mạch trong vùng bụng – chậu trong quá trình điều trị các bệnh lý khác, cũng có thể gây thuyên tắc tại mạch máu cung cấp cho cổ tử cung. Từ đó dẫn đến thiếu máu tử cung.

Triệu chứng của thiếu máu cổ tử cung

Thông thường các trường hợp thiếu máu cổ tử cung đều không có biểu hiện cụ thể. Sản phụ sẽ không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nào khi chưa gây ra biến chứng. Hầu hết thiếu máu cổ tử cung chỉ được phát hiện nếu sản phụ có đi khám thai định kỳ và được soi cổ tử cung.

Thiếu máu cổ tử cung thường xảy ra trong tam cá nguyệt thứ hai của thai kỳ hoặc đầu tam cá nguyệt thứ ba. Tình trạng cổ tử cung bắt đầu mở do thiếu máu cổ tử cung thường có các dấu hiệu như:

Thiếu máu cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 2

Đau lưng là một trong những biểu hiện của thiếu máu cổ tử cung
  • Cảm giác áp lực tại phần dưới khung chậu;
  • Đau lưng;
  • Chuột rút nhẹ ở vùng bụng dưới do thai chèn vào các mạch máu;
  • Ra nước âm đạo;
  • Xuất huyết âm đạo.

Điều trị thiếu máu cổ tử cung

Mục tiêu của việc điều trị thiếu máu cổ tử cung xảy ra trong thai kỳ là tiếp tục giữ thai ổn định trong buồng tử cung. Các sản phụ khi bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu của dọa chuyển dạ sớm, đặc biệt là đối với các sản phụ đã từng can thiệp trên tử cung trước đó thì cần phải cần thực hiện các biện pháp xử trí nhanh chóng.

Việc lựa chọn phương pháp xử trí thích hợp phụ thuộc vào tình trạng và tiền sử bệnh của sản phụ. Các biện pháp xử trí thiếu máu cổ tử cung bao gồm:

Bổ sung progesterone

Nếu sản phụ có các yếu tố nguy cơ mắc thiếu máu cổ tử cung và có tiền sử sinh non, bác sĩ có thể khuyên bổ sung progesterone hàng tuần bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai.

Tìm hiểu thêm: Các bệnh nội tiết thường gặp và cách điều trị dứt điểm

Thiếu máu cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 3
Sản phụ có thể bổ sung progesterone để ngăn ngăn ngừa sảy thai do thiếu máu cổ tử cung

Bổ sung nồng độ cao hormone progesterone ngoại sinh sẽ giúp duy trì tính bền vững, đảm bảo cổ tử cung tiếp tục đóng kín trong giai đoạn còn lại của thai kỳ từ đó làm giảm nguy cơ sinh non.

Siêu âm lặp đi lặp lại

Trong trường hợp sản phụ có tiền sử sinh non do thiếu máu cổ tử cung, bác sĩ có thể theo dõi chặt chẽ cổ tử cung bằng cách siêu âm hai tuần một lần bắt đầu từ tuần 16 đến tuần 24 của thai kỳ. Nếu cổ tử cung của bạn bắt đầu mở, sản phụ có thể sẽ cần phải khâu cổ tử cung.

Khâu cổ tử cung

Khâu cổ tử cung là phương pháp giúp ngăn ngừa chuyển dạ sớm được chỉ định trong trường hợp sản phụ có thai dưới 24 tuần hoặc có tiền sử sinh non và siêu âm cho thấy cổ tử cung đang mở.

Trong thủ tục này, cổ tử cung sẽ được khâu chặt lại để gia cố, tăng tính chất đóng kín của tử cung và giữ nguyên thai nhi trong buồng tử cung. Các mũi khâu được lấy ra trong tháng cuối của thai kỳ hoặc ngay trước khi sinh để cổ tử cung bước vào quá trình chín muồi và diễn ra quá trình sinh sản như bình thường.

Thiếu máu cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị 4

>>>>>Xem thêm: Co giật môi là gì? Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh co giật môi

Khâu cổ tử cung được chỉ định để ngăn ngừa chuyển dạ sớm

Tuy nhiên, khâu cổ tử cung không phải là lựa chọn phù hợp cho tất cả những người có nguy cơ sinh non do thiếu máu cổ tử cung. Quy trình này không được khuyến khích trong các trường hợp:

  • Cổ tử cung đã giãn ra 4cm;
  • Màng ối đã bị vỡ;
  • Tử cung có cơn co;
  • Chảy máu từ tử cung;
  • Viêm màng ối;
  • Xuất hiện triệu chứng bất thường ở thai nhi;
  • Viêm sinh dục cấp;
  • Mang thai đôi, ba hoặc nhiều hơn. Nghiên cứu cho thấy không có sự cải thiện nào về việc giảm nguy cơ sinh non nếu sản phụ mang nhiều hơn một bào thai.

Trong trường hợp chỉ thấy cổ tử cung mở một phần thông qua thăm khám lâm sàng, siêu âm qua âm đạo, soi cổ tử cung mà không thấy có nguy cơ dọa sảy hay dọa sinh non thì sản phụ sẽ được hướng dẫn các biện pháp bảo tồn cho thai. Tại thời điểm bắt đầu xuất hiện các cơn gò tử cung, bác sĩ sẽ theo dõi tần suất và cường độ của chúng nhằm dùng thuốc ức chế gò sớm khi đúng chỉ định.

Ngoài ra, bản thân sản phụ cũng cần tăng cường thời gian nghỉ dưỡng, an thai, xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp nhằm cải thiện tình trạng sinh non do thiếu máu cổ tử cung. Đồng thời, tránh đứng lâu hay ngồi lâu do nó sẽ gây áp lực lên vùng cổ tử cung, khiến cho cấu trúc vùng này kém bền vững hơn.

Thiếu máu cổ tử cung là bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm nhằm ngăn chặn biến chứng sảy thai, sinh non. Do đó, sản phụ nên đi khám thai định kỳ đầy đủ và báo cho bác sĩ những bất thường để phát hiện và kiểm soát kịp thời biến chứng của bệnh.

Xem thêm: Phụ nữ thiếu máu có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Thiếu máubệnh phụ nữ

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *