Buồng trứng là một phần không thể thiếu của cơ quan sinh dục nữ với vai trò quan trọng trong chức năng sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên, hầu như không phải ai cũng có thể hiểu rõ được các thông tin cơ bản về buồng trứng, đặc biệt là các dấu hiệu để nhận biết buồng trứng đang gặp phải vấn đề. Vì vậy, hiểu rõ về dấu hiệu buồng trứng có vấn đề là việc không thể thiếu để bảo vệ sức khỏe và nâng cao chất lượng của sống của chính mình.
Bạn đang đọc: Thế nào là dấu hiệu buồng trứng có vấn đề?
Nếu bạn đang có những thắc mắc xung quanh câu hỏi “Thế nào là dấu hiệu buồng trứng có vấn đề?” thì bài viết dưới đây sẽ đi sâu vào các dấu hiệu mà bạn nên chú ý để duy trì sức khỏe buồng trứng của mình.
Tổng quan về buồng trứng
Buồng trứng là gì?
Buồng trứng là các tuyến nhỏ hình bầu dục nằm trong cơ quan sinh dục nữ với kích thước khoảng 3cm (chiều dài), 1,5cm (chiều rộng) và 1cm (độ dày). Khi cơ thể chưa dậy thì, buồng trứng thường có màu hồng nhạt và bề mặt nhẵn nhụi. Đến tuổi dậy thì, bề mặt buồng trứng được ghi nhận là có sự sần sùi do hiện tượng rụng trứng xảy ra hàng tháng khiến vỏ buồng trứng bị rách và để lại sẹo. Ở thời kỳ mãn kinh, bề mặt buồng trứng sẽ nhẵn nhụi trở lại do không còn hiện tượng rụng trứng.
Theo các nghiên cứu, buồng trứng được ghi nhận có vị trí nằm ở hai bên tử cung, trên thành chậu hông bé, dính vào lá sau dây chằng rộng, phía sau vòi tử cung, nằm dưới eo chậu trên khoảng 10mm. Bên cạnh đó, vị trí của buồng trứng cũng sẽ thay đổi ở từng giai đoạn của người phụ nữ, cụ thể là số lần sinh nở. Ở phụ nữ chưa từng sinh con, buồng trứng được ghi nhận nằm ở tư thế đứng, trục dọc nằm thẳng đứng. Nếu đối chiếu lên thành bụng thì buồng trứng là điểm giữa đường nối gai chậu trước trên với khớp mu.
Buồng trứng được cấu thành bởi 3 thành phần chính:
- Lớp bề mặt (lớp ngoài cùng): Bao gồm các lớp biểu mô mầm (lớp biểu mô có hình khối đơn giản).
- Vỏ buồng trứng (lớp giữa): Được tạo thành từ mô liên kết và chứa các nang trứng.
- Tủy (lớp trong cùng): Chứa mạch máu và bạch huyết.
Chức năng của buồng trứng
Buồng trứng được biết đến là một cơ quan đóng vai trò trong sức khỏe sinh sản của người phụ nữ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ được cụ thể chức năng của buồng trứng. Dưới đây là các chức năng của buồng trứng, bao gồm:
Sản xuất hormone estrogen
Estrogen là một hợp chất steroid được tổng hợp tại buồng trứng từ cholesterol và có thể cả từ acetyl coenzym A. Trong huyết tương, có 3 loại estrogen chính là estradiol, estron và estriol. Hormone này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển và duy trì các đặc tính sinh dục nữ bắt đầu ở thời kỳ tuổi dậy thì trở đi, từ quá trình phát triển các cơ quan sinh dục đến làm cho lớp mỡ dưới da phát triển, ảnh hưởng đến giọng nói, tạo nên dáng đi mềm mại, vai hẹp và hông nở.
Bên cạnh đó, Estrogen có sự ảnh hưởng đến tử cung, cổ tử cung và vòi trứng, tác động tích cực lên âm đạo và tuyến vú, đồng thời hỗ trợ quá trình chuyển hoá và sự phát triển của xương.
Sản xuất hormone progesterone
Progesterone, tương tự estrogen, là một hợp chất steroid được tổng hợp từ cholesterol hoặc acetyl coenzym A. Một trong những tác dụng quan trọng nhất của progesterone là kích thích sự bài tiết ở niêm mạc tử cung vào nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt và chuẩn bị nội mạc tử cung để đón trứng đã thụ tinh vào làm tổ.
Bên cạnh đó, progesterone còn có tác dụng lên cổ tử cung, vòi trứng, tuyến vú và thân nhiệt.
Phóng thích trứng để thụ tinh
Trong khoảng từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 14 của chu kỳ kinh nguyệt, hormone FSH hoạt động mạnh mẽ, kích thích sự phát triển của nang trứng và làm cho các nang trứng trong một trong hai buồng trứng trở nên trưởng thành.
Đến ngày thứ 14, hormone hoàng thể LH tăng đột ngột, gây hiện tượng rụng trứng. Trong trường hợp trứng gặp tinh trùng, quá trình thụ tinh bắt đầu. Ngược lại, trứng sẽ được phân hủy và đẩy ra ngoài cùng với lớp niêm mạc tử cung, tạo thành kinh nguyệt.
Tìm hiểu thêm: Khám nội tổng quát là gì? Khám nội tổng quát gồm những gì?
Thế nào là dấu hiệu buồng trứng có vấn đề?
Tùy thuộc vào bệnh lý mà bạn mắc phải ở buồng trứng, các triệu chứng có thể biến đổi đáng kể. Tuy nhiên, việc nhận diện sớm các dấu hiệu bất thường ở buồng trứng là vô cùng quan trọng. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến mà bạn nên chú ý:
- Đau ở vùng bụng, vùng chậu: Triệu chứng đau ở vùng bụng hay vùng chậu thường có thể là một dấu hiệu của các bệnh lý liên quan đến buồng trứng. Ngoài ra còn có thể kèm theo một số triệu chứng phụ khác như buồn nôn, tiêu chảy.
- Đau bụng kinh: Một số bệnh lý buồng trứng có thể làm tăng cường cảm giác đau trong thời kỳ kinh nguyệt.
- Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong chu kỳ kinh nguyệt và bất kỳ thay đổi đột ngột nào có thể là dấu hiệu của vấn đề. Đối với nhiều phụ nữ, việc theo dõi chu kỳ rụng trứng là quan trọng để đảm bảo sức khỏe sinh sản.
- Dịch tiết âm đạo bất thường: Bất kỳ thay đổi đột ngột nào trong dịch tiết âm đạo cũng có thể là dấu hiệu của vấn đề ở buồng trứng.
Những triệu chứng trên đây có thể xuất hiện đồng thời hoặc riêng lẻ và đều đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ phía chị em phụ nữ. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, việc thăm bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn.
Một số gợi ý về bảo vệ sức khỏe buồng trứng
Buồng trứng đóng vai trò quan trọng trong sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Để giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh lý ở buồng trứng và duy trì sức khỏe, bạn có thể tham khảo một số gợi ý dưới đây:
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học: Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe buồng trứng. Hãy bổ sung đủ loại rau củ quả, tránh thức ăn nhanh, chế biến sẵn và giảm lượng dầu mỡ.
- Cung cấp đủ nước cho cơ thể: Việc duy trì cơ thể luôn đủ nước là chìa khóa quan trọng cho sức khỏe tổng thể và cả sức khỏe buồng trứng.
- Duy trì mức cân nặng cân đối: Mức cân nặng ổn định là yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến cả sức khỏe sinh sản và sức khỏe tổng thể.
- Vệ sinh vùng kín đúng cách: Vệ sinh cá nhân là điều quan trọng, đặc biệt là vùng kín. Do đó, hãy sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp để tránh tình trạng viêm nhiễm.
- Quan hệ tình dục an toàn và chăm sóc sức khỏe sinh sản: Quan hệ tình dục chung thủy và lành mạnh là yếu tố quan trọng. Hãy sử dụng biện pháp bảo vệ khi cần thiết để ngừa thai và hạn chế mang thai ngoài ý muốn.
- Thăm khám sức khỏe định kỳ: Thăm khám sức khỏe phụ khoa định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ để đảm bảo sự kiểm soát và theo dõi sức khỏe buồng trứng một cách chặt chẽ.
>>>>>Xem thêm: Liệu pháp điều trị mụn bằng ánh sáng xanh có hiệu quả không?
Bài viết đã cung cấp các thông tin về câu hỏi “Thế nào là dấu hiệu buồng trứng có vấn đề?”. Qua bài viết, các dấu hiệu bất thường ở buồng trứng đã được nêu rõ và đều đòi hỏi sự chú ý đặc biệt từ phía chị em phụ nữ. Nếu phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào, việc thăm khám bác sĩ để được kiểm tra, tư vấn là quan trọng để bảo vệ sức khỏe của chính mình.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm