Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

Giai đoạn thai nhi được 34 tuần tuổi nghĩa là bạn và con đang bước vào tháng thứ 8 của thai kỳ, đây cũng là thời điểm cận kề ngày sinh con. Chính vì vậy, tần suất mẹ bầu đối mặt với những cơn gò ngày càng nhiều. Vậy thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

Bạn đang đọc: Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

Mang thai đến tuần thứ 34 cũng đã sắp cận kề ngày sinh vì vậy mỗi cơn gò tử cung xuất hiện cũng khiến các mẹ lo lắng. Cùng chúng tôi tìm hiểu thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không nhé!

Những thay đổi của thai nhi ở tuần thứ 34

Trong giai đoạn phát triển của thai nhi, ở tuần thứ 34 của thai kỳ, con đã gần như phát triển hoàn thiện để chuẩn bị chào đời, một số bộ phận của con sẽ được hình thành nốt trong thời điểm cuối thai kỳ này. Con sẽ có những đặc điểm ở tuần thứ 34 như:

  • Cân nặng rơi vào khoảng 2.2 kg, kích thước của con gần bằng quả dứa lớn và có chiều cao khoảng 45 cm.
  • Tóc và móng tay của con đang phát triển, lớp lông mịn bao phủ trên da của con bắt đầu rụng thay vào đó là lớp vernix caseosa, giúp bảo vệ lớp da của con và tạo điều kiện thuận lợi để con chào đời.
  • Tất cả các cơ quan của con đã trưởng thành trừ phổi. Phổi của con vẫn cần vài tuần nữa để hoàn thiện đầy đủ.
  • Bắt đầu sản xuất hormone giới tính ở cả bé trai lẫn bé gái. Ở bé trai, tinh hoàn đã hình thành trong ổ bụng và đang dần di chuyển đến bìu, khoảng 3 – 4% bé trai, quá trình này diễn ra lâu hơn.
  • Hệ thống dây thần kinh trung ương dẫn hoàn thiện vì vậy trong tuần này, con đã có thể nhận biết giọng của mẹ và những lời ru quen thuộc.

Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

Cân nặng của thai nhi ở tuần thứ 34 là khoảng 2.2 kg, chiều cao khoảng 45 cm

Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

Thai 34 tuần gò cứng bụng khiến các mẹ không khỏi lo lắng liệu rằng những cơn gò này có nguy hiểm hoặc ảnh hưởng đến thai nhi hay không. Tuy nhiên, các mẹ không nên quá lo lắng vì sau 20 tuần thai kỳ, cơ thể mẹ sẽ thay đổi và xuất hiện những cơn gò này để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Đây là dấu hiệu của cơn gò sinh lý hay còn được gọi là cơn cơ thắt giả Braxton Hicks, tình trạng này hết sức bình thường trong quá trình thai kỳ. Nếu đây là lần đầu mẹ mang thai thì có thể cơn gò sẽ khiến mẹ cảm thấy đau hơn với các dấu hiệu như:

  • Cơn gò kéo dài khoảng 30 giây;
  • Xảy ra vào thời điểm bất thường, không cố định thời gian;
  • Cơn gò xảy ra không kèm theo dấu hiệu mở tử cung hoặc giãn tử cung;
  • Cơn gò xuất hiện không quá 2 lần trong một giờ, có thể xuất hiện vài lần trong ngày;
  • Khi mẹ thay đổi hoạt động, đi dạo, tắm nước ấm hoặc tắm vòi hoa sen cơn gò sẽ dừng lại.

Mặc dù thai 34 tuần gò cứng bụng là biểu hiện bình thường trong quá trình mang thai, tuy nhiên mẹ bầu cũng nên theo dõi cơn gò. Nếu xuất hiện các triệu chứng bất thường kèm theo như vỡ nước ối, chảy máu âm đạo có màu đỏ tươi, cơn cơ thắt không thuyên giảm, liên tục rỉ ối hoặc âm đạo ẩm ướt, cơn co thắt xảy ra mạnh cứ 5 phút/lần hoặc em bé cử động ít hơn 6 đến 10 chuyển động trong một giờ thì mẹ nên liên hệ với bác sĩ để kịp thời thăm khám và theo dõi.

Tìm hiểu thêm: Người không cận có nên đeo kính chống ánh sáng xanh hay không?

Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?
Thai 34 tuần gò cứng bụng khiến các mẹ lo lắng

Cách xử lý khi thai 34 tuần gò cứng bụng?

Đôi khi cơn gò xuất hiện không tự nhiên xuất hiện mà do mẹ bầu không biết gây ra những tác động bên ngoài. Các mẹ cần biết sự kích thích tại vùng bụng hoặc đầu vú có thể khiến tử cung co thắt mạnh, gây ra những cơn gò hoặc có thể dẫn đến hiện tượng sinh non.

Nếu mẹ xuất hiện những cơn gò khiến mẹ bầu không thoải mái, hãy áp dụng một trong số các cách sau đây:

Thường xuyên thay đổi vị trí

Để giảm các cơn gò bụng, mẹ nên thường xuyên thay đổi vị trí để thai nhi cảm thấy thoải mái hơn trong bụng mẹ. Mẹ hãy đứng lên, đi bộ hoặc nằm nghỉ ngơi để giảm áp lực vùng bụng. Thay đổi vị trí thường xuyên sẽ giúp mẹ tránh tình trạng gò bụng kéo dài.

Massage bụng nhẹ nhàng

Thực hiện động tác massage bụng và lưng nhẹ nhàng giúp mẹ bầu giảm đau, mệt mỏi đồng thời giúp thai nhi cảm thấy thoải mái hơn.

Nghỉ ngơi hợp lý

Thai nhi gò cứng bụng khiến mẹ cảm thấy khó thở thì cách tốt nhất mẹ hãy nằm nghỉ để giảm áp lực lên tử cung, giúp mẹ thấy thoải mái hơn. Tư thế tốt nhất là mẹ nằm nghiêng sang trái, co chân. Điều này sẽ giúp giảm áp lực lên động mạch chủ và giúp cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi tốt hơn. Ngoài ra, mẹ bầu có thể ngồi trên những chiếc ghế thấp để giảm áp lực lên vùng bụng, nếu không có ghế, mẹ bầu tạm thời có thể dựa lưng vào tường để nghỉ ngơi.

Thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không?

>>>>>Xem thêm: Hậu môn bình thường có cấu tạo và chức năng như thế nào?

Mẹ nên nằm nghỉ để giảm áp lực lên vùng bụng dưới khi xuất hiện các cơn gò

Uống đủ nước và tắm nước ấm

Mẹ bầu nên uống đủ lượng nước trong ngày để cơ thể khỏe hơn và giúp thai nhi cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài việc uống nước đầy đủ, mẹ bầu nên tắm nước ấm để thư giãn, giúp cơ thể giảm đau khi xuất hiện các cơn gò.

Tập yoga

Yoga cũng là một trong những phương pháp giúp giảm đau và hạn chế những cơn gò. Ngoài ra, các bài tập yoga đơn giản, cơ bản, nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể mẹ bầu khỏe khoắn hơn.

Trên đây là toàn bộ giải đáp của chúng tôi muốn gửi đến bạn. Hy vọng thông tin trong bài viết giúp bạn trả lời được câu hỏi thai 34 tuần gò cứng bụng có phải là dấu hiệu bất thường không. Hãy cùng theo dõi Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích trong quá trình mang thai cũng như sức khỏe hàng ngày của gia đình nhé!

Xem thêm: Thai 36 tuần gò cứng bụng có nguy hiểm không?

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *