Nghe nhắc đến ung thư, hầu như ai cũng lo sợ mình bị mắc phải. Phòng bệnh hơn chữa bệnh. Biết tế bào ung thư thích ăn gì sẽ giúp chúng ta chủ động tránh xa các loại thực phẩm giúp tế bào ung thư có cơ hội phát triển và gây hại.
Bạn đang đọc: Thắc mắc: Tế bào ung thư thích ăn gì nhất?
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến ung thư, trong đó thói quen ăn uống được chứng minh có liên quan chặt chẽ đến nguy cơ bị ung thư ở một người. Do đó, để có thể ngăn ngừa, giảm thiểu nguy cơ, chúng ta cần tìm hiểu thức ăn của tế bào ung thư là gì, hay tế bào ung thư thích ăn gì để kịp thời điều chỉnh, thay đổi thói quen ăn uống.
Tế bào ung thư thích ăn gì
Có lẽ không nhiều người biết rằng trong cơ thể chúng ta có gen sinh ra ung thư lẫn gen ức chế ung thư. Hay nói cách khác ai ai cũng đều có khả năng mắc bệnh ung thư, đặc biệt là càng lớn tuổi thì nguy cơ mắc bệnh ung thư càng cao.
Hàng ngày, thực phẩm chúng ta cung cấp cho cơ thể đều có khả năng gây ra ung thư và cũng có khả năng ức chế ung thư. Đặc biệt, các nghiên cứu khoa học đã cho thấy rằng, với nhóm ung thư đường tiêu hóa thì nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ chính thức ăn mà con người nạp vào cơ thể hàng ngày.
Giống như mọi tế bào, tế bào ung thư sẽ cần có các chất dinh dưỡng để phát triển. Vậy cụ thể tế bào ung thư ăn những chất gì, hay tế bào ung thư thích ăn gì? Theo chuyên gia dinh dưỡng, những bệnh nhân ung thư nên hạn chế tối đa tiêu thụ đường vì loại thực phẩm chứa đường có khả năng thúc đẩy các yếu tố nguy cơ làm phát triển các bệnh ung thư.
Những người thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đường, ít chất xơ lẫn chất dinh dưỡng, nhất là thực phẩm đã chế biến, sẽ có nguy cơ mắc ung thư cao hơn so với người không ăn hoặc ăn ít. Mặt khác, nghiên cứu cũng cho thấy, ăn uống thực phẩm chứa nhiều đường còn khiến lượng đường trong máu tăng đột biến, nguy cơ cao dẫn đến ung thư vú, ung thư dạ dày, đại trực tràng.
Ngoài ra, nghiên cứu mới đây còn cho thấy nếu một người có chế độ ăn uống nhiều đường và carbs tinh chế thì nguy cơ tử vong bởi ung thư ruột kết sẽ cao gần gấp đôi so với người áp dụng thực đơn lành mạnh, khoa học.
Đường
Những ai có lượng đường huyết và insulin trong cơ thể cao thì càng có đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh ung thư. Đã có các bằng chứng cho thấy, chất insulin có khả năng kích thích sự phân chia tế bào, hỗ trợ tế bào ung thư phát triển và lây lan; đồng thời còn góp phần khiến việc loại bỏ tế bào ung thư trở nên khó khăn hơn.
Chưa kể, lượng insulin và đường huyết trong máu cao còn gây ra tình trạng viêm, dẫn đến hình thành và phát triển của những tế bào bất thường trong cơ thể, góp phần gây ra ung thư. Đó là lý do bệnh nhân tiểu đường thường có nguy cơ cao mắc một số bệnh ung thư, điển hình như ung thư đại trực tràng.
Glutamine
Theo nghiên cứu, glutamine có liên quan chặt chẽ đến các bệnh ung thư vì các tế bào ung thư luôn cần một lượng glutamine nhất định để tồn tại. Không có hoá chất này, tế bào ung thư sẽ ngừng phát triển và dần dần chết đi, bất kể chúng đã có các nguồn nguyên liệu khác để duy trì sự sống.
Trong cơ thể chúng ta, các tế bào sẽ phụ thuộc vào glutamine theo nhiều cách khác nhau. Glutamine vừa tham gia vào quá trình sản xuất nucleotide DNA và các phân tử khác vừa giữ vai trò hoạt động giống như một loại “tiền tệ” để các axit amin khác có thể “nhập khẩu” vào tế bào.
Phát hiện này giúp các nhà khoa học nghiên cứu ra những phương pháp chữa ung thư triển vọng trong tương lai. Hy vọng chúng ta sẽ sớm có những cách điều trị chứng nghiện glutamine này của các tế bào ung thư. Khi tế bào ung thư bị bỏ đói vì chúng ta đã ngăn chặn nguồn cung cấp axit amin này, người bệnh sẽ tìm thấy ánh sáng trong hành trình chữa bệnh của mình.
Những thực phẩm làm tăng nguy cơ ung thư
Từ những thông tin liên quan đến tế bào ung thư thích ăn gì, chúng ta có thể thấy rõ ràng chế độ dinh dưỡng cho người ung thư là rất quan trọng. Dinh dưỡng có thể giúp người bị ung thư ngăn ngừa và kìm hãm sự tiến triển của bệnh.
Những loại thực phẩm dưới đây có khả năng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư cũng như khiến tình trạng bệnh phát triển trầm trọng hơn bạn cần phải tránh, bao gồm:
Thịt đã qua chế biến
Theo chuyên gia dinh dưỡng, thịt đã qua chế biến được xem là một trong những chất có khả năng gây ung thư. Nguyên do là vì loại thịt đã được xử lý và ướp thêm muối/hun khói để giữ nguyên hương vị. Vì thế, giăm bông, xúc xích, thịt xông khói, thịt nguội… là những thực phẩm cần hạn chế ở mức thấp nhất, tốt nhất là không nên ăn để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh ung thư, đặc biệt là ung thư đại trực tràng. Nghiên cứu cho thấy, những người thường xuyên tiêu thụ thịt đã qua chế biến có khả năng mắc ung thư tăng từ 20 – 50% so với những người không ăn. Mặt khác, nghiên cứu cũng chỉ ra, nếu một người tiêu thụ khoảng 50 gram thịt đã chế biến vào mỗi ngày (tương đương khoảng 4 lát thịt xông khói hoặc một chiếc xúc xích) sẽ làm tăng nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng lên 18%.
Ngoài thịt chế biến, thịt đỏ cũng là loại thực phẩm nên hạn chế trong chế độ dinh dưỡng cho người ung thư. Nghiên cứu khoa học đã chứng minh thường xuyên ăn thịt đỏ góp phần tăng nguy cơ tiến triển bệnh ung thư.
Thực phẩm chiên, nướng
Phương pháp chế biến thực phẩm đóng vai trò quan trọng đối với sức khỏe chúng ta. Bác sĩ dinh dưỡng khuyến cáo nên ưu tiên ăn các loại thức ăn được nấu chín bằng phương pháp luộc, hấp, hạn chế các loại thức ăn chiên, xào, nướng. Bởi có một số loại thực phẩm khi chúng ta nấu ở nhiệt độ cao có thể tạo ra các chất có hại cho sức khoẻ, chẳng hạn hợp chất dị vòng (HA) và các sản phẩm glycat hóa bền vững (AGEs). Qua thời gian, những hợp chất này tích tụ ngày càng nhiều trong cơ thể sẽ gây ra tình trạng viêm, góp phần thúc đẩy ung thư cũng như các bệnh lý khác xuất hiện.
Bên cạnh đó, trong thực đơn hàng ngày của bệnh nhân ung thư nên tránh những thực phẩm từ động vật chứa nhiều chất béo xấu và protein. Ngoài ra, tránh ăn các loại thực phẩm bị cháy.
Sản phẩm bơ sữa
Bệnh nhân ung thư nên hạn chế tối đa việc uống sữa, vì tiêu thụ nhiều sữa có khả năng làm tăng nguy cơ mắc ung thư tuyến tiền liệt.
Uống sữa, tiêu thụ các sản phẩm từ bơ sữa quá nhiều làm tăng lượng canxi, hormone estrogen hoặc yếu tố tăng trưởng giống insulin 1 (IGF – 1) ở nam giới. Những yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát triển của ung thư tuyến tiền liệt.
Tìm hiểu thêm: Sốt xuất huyết ra máu kinh có sao không?
Các loại thực phẩm có đặc tính chống ung thư
Ngược lại với một số loại thực phẩm góp phần làm tăng nguy cơ ung thư thì cũng có không ít thực phẩm mang lại công dụng hỗ trợ cơ thể chống lại bệnh tật, ức chế tế bào ung thư hình thành và phát triển.
Trên thực tế sẽ không có siêu thực phẩm nào hoàn toàn mang lại tác dụng ngăn ngừa và chống bệnh ung thư. Nhưng nếu chúng ta biết cách xây dựng chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân một cách khoa học, lành mạnh sẽ mang lại những lợi ích sức khỏe vô cùng bất ngờ.
Theo ước tính của các nhà khoa học, nếu bệnh nhân ung thư tuân theo chế độ ăn uống tối ưu sẽ giúp giảm nguy cơ mắc ung thư lên đến 70%, đồng thời có thể nhanh chóng phục hồi lại sức khoẻ sau khi điều trị bệnh.
Dưới đây là một số thực phẩm giúp có khả năng ngăn chặn các mạch máu nuôi ung thư, bao gồm:
Rau
Rau là loại thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mọi người, đặc biệt là của bệnh nhân ung thư. Nếu mỗi ngày chúng ta cung cấp cho cơ thể một lượng rau dồi dào có thể làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh ung thư.
Các loại rau họ cải, điển hình là súp lơ trắng, bông cải xanh, cải bắp,… có chứa chất sulforaphane giúp làm giảm kích thước khối u lên đến 50%.
Bên cạnh đó, cà rốt và cà chua và một số loại rau khác cũng giúp giảm đáng kể nguy cơ bị ung thư dạ dày, ung thư phổi, ung thư tuyến tiền liệt,…
Trái cây
Ngoài rau xanh thì trái cây là không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày. Trái cây chứa lượng chất chống oxy hoá và phytochemical dồi dào, có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả.
Theo nghiên cứu cho thấy, trong thực đơn hàng tuần của bệnh nhân ung thư nên có tối thiểu là ba phần trái cây họ cam quýt. Thường xuyên bổ sung cho cơ thể các loại trái cây này sẽ giảm đến 28% nguy cơ mắc bệnh ung thư dạ dày.
Gia vị
Một số loại gia vị, ví dụ như quế có chứa đặc tính chống ung thư, đồng thời có khả năng ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của tế bào ung thư.
Bên cạnh đó nghệ cũng rất tốt cho người ung thư do nghệ có chứa curcumin – chất có khả năng ngăn ngừa và chống lại sự phát triển của ung thư.
>>>>>Xem thêm: Da khô nghiêm trọng: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp
Cá
Trong cá chứa các chất béo lành mạnh có tác dụng giảm viêm, ngăn ngừa hiệu quả bệnh ung thư tiến triển. Nghiên cứu cho thấy, nếu bạn ăn theo chế độ ưu tiên nhiều cá sẽ giúp giảm 12% nguy cơ mắc ung thư đại trực tràng.
Tóm lại, chế độ dinh dưỡng góp phần quan trọng quyết định sức khỏe của chúng ta. Việc biết được tế bào ung thư thích ăn gì là rất quan trọng để giúp chúng ta ngăn ngừa và kiểm soát ung thư một cách hiệu quả. Có nhiều loại thực phẩm nếu ăn thường xuyên có thể thúc đẩy tế bào ung thư hình thành và phát triển. Do đó, bạn cần phải biết nên ăn thực phẩm gì, hạn chế/kiêng những thực phẩm nào để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.
Xem thêm:
- Giải đáp thắc mắc: Tế bào ung thư sợ gì nhất?
- Thắc mắc: Tế bào ung thư phát triển như thế nào?
- U tế bào mầm buồng trứng là gì? Có điều trị được không?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm