Bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ là biện pháp hiệu quả giúp ngăn ngừa các hậu quả do thiếu hụt vitamin A gây ra. Vậy vitamin A có vai trò gì đối với cơ thể? Thực phẩm nào chứa vitamin A? Trẻ ở độ tuổi nào cần bổ sung vitamin A liều cao? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này.
Bạn đang đọc: Tầm quan trọng của việc bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ?
Vitamin A là một nhóm các vi chất dinh dưỡng quan trọng có mặt rộng rãi trong chế độ ăn uống của con người, đóng vai trò chính trong hoạt động bình thường của nhiều chức năng sinh lý. Thiếu vitamin A có thể gây ra các hậu quả nặng nề, thậm thí là tử vong. Vậy thời điểm nào cần bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Vitamin A có vai trò như thế nào với cơ thể?
Vitamin A là thành phần thiết yếu của nhiều chức năng sinh học, bao gồm sự phát triển của phôi thai và có tác dụng quan trọng đối với các sự kiện sinh lý sau sinh như sự biệt hóa và tăng sinh tế bào, khả năng miễn dịch, thị giác và sinh sản, đồng thời cũng là chất chống oxy hóa quan trọng.
Thị giác
Võng mạc là cấu trúc chịu trách nhiệm về nhận thức thị giác, bao gồm cả việc truyền tín hiệu đến não. Các dẫn xuất của vitamin A liên kết với protein opsin (một thụ thể protein trong võng mạc) tạo thành rhodopsin – sắc tố quan trọng để nhận biết ánh sáng. Sự thiếu hụt retinol dẫn đến suy giảm thị lực trong điều kiện ánh sáng yếu do thiếu sự hình thành rhodopsin, tình trạng này gây ra bệnh quáng gà.
Ung thư
Một số nghiên cứu đã chứng minh tác dụng bảo vệ tiềm tàng của vitamin A chống lại một số loại ung thư như ung thư hạch và các khối u phổi, gan và buồng trứng. Vitamin A được sử dụng trong điều trị bệnh bạch cầu cấp tính tăng tủy, thúc đẩy quá trình biệt hóa tế bào bằng cách kích hoạt các yếu tố phiên mã. Bên cạnh đó, carotenoid được nghiên cứu là ngăn chặn việc tạo ra các loại oxy phản ứng, gây ra apoptosis trong tế bào khối u và ngăn ngừa sự phát triển của ung thư.
Miễn dịch
Vitamin A hoạt động như một đồng yếu tố trong sự tăng sinh và biệt hóa của tế bào T thành tế bào T điều hòa (chất trung gian quan trọng để ngăn ngừa các phản ứng tự miễn dịch điều hòa), một số chức năng miễn dịch thông qua các quá trình gián tiếp và điều chỉnh trạng thái ngủ của tế bào gốc tạo máu, các chất trung gian gây viêm khác. Thiếu vitamin A dẫn đến mất cân bằng trong hệ thống miễn dịch và làm suy giảm phản ứng miễn dịch đối với các bệnh nhiễm trùng như bệnh sởi và nhiễm ký sinh trùng.
Các bệnh về da
Vitamin A hỗ trợ quá trình thay thế tế bào da hàng ngày và đảm bảo rằng các mô như kết mạc có thể tạo ra chất nhầy và tạo ra rào cản chống nhiễm trùng. Vitamin A thường được sử dụng trong các bệnh về da như bệnh vẩy nến, tổn thương do ánh sáng, tăng tiết bã nhờn, mụn trứng cá,… Trong đó:
- Isotretinoin thường được khuyên dùng cho tình trạng mụn trứng cá vì nó hoạt động như một chất diệt khuẩn tại chỗ, giảm viêm và tái tạo tuyến bã nhờn.
- Acitretin là một dẫn xuất của vitamin A, có tác dụng hiệu quả trong bệnh vẩy nến, bệnh lupus dạng đĩa do tác dụng chống viêm và chống tăng sinh.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thiếu vitamin A là vấn đề sức khỏe cộng đồng ở 50% quốc gia; đây là chứng rối loạn dinh dưỡng phổ biến nhất trên thế giới, cùng với tình trạng suy dinh dưỡng protein. Nguyên nhân hàng đầu của thiếu vitamin A ở người là do chế độ ăn uống thiếu hụt, đặc biệt xảy ra ở các nước kém và đang phát triển và có thể trở nên trầm trọng hơn do tỷ lệ nhiễm trùng cao, đặc biệt là tiêu chảy và sởi.
Nguồn cung cấp vitamin A
Vitamin A là một vi chất dinh dưỡng thiết yếu có nhiều dạng, bao gồm retinol, retinal và axit retinoic. Nó có thể được tìm thấy trong các nguồn:
- Nguồn động vật: Gan, trứng, các sản phẩm từ sữa và cá béo;
- Nguồn thực vật: Vitamin A tồn tại dưới dạng tiền vitamin A carotenoid, chủ yếu là beta carotene – chất duy nhất được chuyển hóa thành vitamin A mà cơ thể sử dụng được, có nhiều trong các loại trái cây và rau quả có màu sẫm như lá xanh, cà rốt, xoài chín, ớt chuông và các loại rau quả màu vàng cam khác.
Vitamin A hòa tan trong chất béo, cần thiết trong chế độ ăn uống của chúng ta, được hấp thụ dưới dạng retinol từ retinoid hoặc dạng carotenoid được chuyển hóa thành retinal, sau đó có thể chuyển đổi thành retinol trong tế bào ruột. Tiếp theo, chúng được đưa đến gan để lưu trữ thông qua chylomicron và sau đó được giải phóng vào tuần hoàn và đến các mô có hoạt tính sinh học liên kết với protein liên kết với retinol. Sự hấp thụ vitamin A có nguồn gốc động vật dường như khá cao và đáng kể hơn so với carotenoids từ thực vật. Tuy nhiên, do tính chất kỵ nước của chúng, sự hấp thu của cả 2 nguồn vitamin A đều phụ thuộc vào khả năng hòa tan của các mixen và do đó phụ thuộc vào hàm lượng chất béo trong chế độ ăn.
Tìm hiểu thêm: Làm thế nào để có một thai kỳ khoẻ mạnh?
Độ tuổi nào cần bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ?
Vitamin A là chất dinh dưỡng mà cơ thể con người không thể tổng hợp được nó và do đó phải lấy từ nguồn thực phẩm. Bổ sung vitamin A liều cao bằng đường uống và tăng cường thực phẩm là những phương pháp trực tiếp nhất để cung cấp vitamin A cho những người có chế độ ăn thiếu hụt. Các giai đoạn của cuộc đời cần bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ bao gồm:
Phụ nữ mang thai
Mang thai là giai đoạn cần có nhu cầu dinh dưỡng đặc biệt để duy trì sức khỏe của cả mẹ, thai nhi. Trong giai đoạn này, nhu cầu về vitamin A tăng cao, đặc biệt là trong 3 tháng cuối do sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này tăng nhanh. Trong thời kỳ mang thai, retinoid tuần hoàn ở người mẹ (retinol và retinyl ester) cung cấp vitamin A cho thai nhi và phải được vận chuyển qua hàng rào nhau thai. Sự thiếu hụt vitamin A trong quá trình tạo phôi và những tháng đầu đời có liên quan đến dị tật cơ quan, biểu hiện bằng sự thiếu hụt hệ tim mạch, thần kinh và các mô kém phát triển, sinh non và lượng vitamin A dự trữ ở trẻ sơ sinh thấp, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm và có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe sau này. Việc người mẹ hấp thụ không đủ vitamin A trong thời kỳ mang thai không những dẫn đến việc cung cấp không đủ vitamin A cho thai nhi mà còn ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh trong thời kỳ cho con bú qua sữa mẹ.
Phụ nữ cho con bú
Trong thời kỳ cho con bú, các bà mẹ đang cho con bú dễ bị thiếu vitamin A do trẻ sơ sinh hấp thu vitamin A từ lượng dự trữ của mẹ. Vitamin A là một trong những vi chất dinh dưỡng quan trọng nhất trong giai đoạn sơ sinh, ảnh hưởng đến chức năng và sự trưởng thành của phổi nên dễ bị nhiễm trùng.
Phụ nữ mang thai và đang cho con bú được coi là có nguy cơ cao do nhu cầu vi chất dinh dưỡng cao hơn và nên được khuyên nên tiêu thụ các sản phẩm giàu dinh dưỡng có β-carotene hoặc thậm chí tốt hơn là vitamin A cộng với β-carotene, để tránh thiếu hụt dinh dưỡng.
Trẻ nhỏ
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị bổ sung vitamin A liều cao 6 tháng 1 lần cho trẻ từ 6 đến 59 tháng tuổi để giảm tỷ lệ mắc bệnh và tử vong ở trẻ. Việc bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ trong khoảng thời gian này được chứng minh là có thể giảm nguy cơ mắc bệnh do suy dinh dưỡng, tiêu chảy, nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính và nguy cơ tử vong do nhiều nguyên nhân.
>>>>>Xem thêm: Viêm cơ tay là gì? Cách chữa viêm cơ tay hiệu quả nhất
Tóm lại, vitamin A cần thiết cho hoạt động bình thường của hệ thống thị giác, duy trì chức năng tế bào để tăng trưởng, tính toàn vẹn biểu mô, sản xuất hồng cầu, khả năng miễn dịch và sinh sản. Giai đoạn thai nhi, trẻ từ 6 đến 59 tháng tuổi là thời điểm cần bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ. Việc thiếu hụt vitamin A trong các giai đoạn này khiến trẻ tăng nguy cơ mắc một loạt vấn đề. Tuy nhiên, cần tham khảo ý kiến bác sĩ để bổ sung vitamin A đúng cách, vì nếu sử dụng một lượng lớn vitamin A trong thời gian dài có thể dẫn đến ngộ độc.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm