Thiếu hụt năng lượng và chất dinh dưỡng dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Điều này gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng như chậm phát triển về cả thể chất và trí óc, hệ miễn dịch yếu kém, cũng như gia tăng nguy cơ mắc bệnh và tử vong ở trẻ em dưới 5 tuổi. Để hiểu rõ hơn về suy dinh dưỡng trẻ em, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Suy dinh dưỡng trẻ em: Nguyên nhân, biểu hiện và các chăm sóc
Việt Nam đang là một trong 34 quốc gia trên thế giới có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất. Cụ thể, có khoảng 1,8 triệu trẻ em dưới 5 tuổi ở Việt Nam đang phải đối diện với nguy cơ suy dinh dưỡng, tiềm ẩn rủi ro tổn thương não và thể chất kéo dài. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về những nguyên nhân dẫn suy dinh dưỡng trẻ em, hậu quả của vấn đề này và cách chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng.
Suy dinh dưỡng trẻ em là gì? Các dạng suy dinh dưỡng khác nhau
Suy dinh dưỡng xuất phát từ việc cơ thể trẻ thiếu hụt nghiêm trọng các dưỡng chất và năng lượng cần thiết để duy trì hoạt động. Điều này ảnh hưởng đến cả các hoạt động hàng ngày và quá trình tăng trưởng, phát triển bình thường của cơ thể.
Suy dinh dưỡng trẻ em có thể được phân loại thành ba thể như sau:
- Thể nhẹ cân: Đây là trường hợp khi trẻ có chỉ số cân nặng thấp hơn mức tiêu chuẩn so với trẻ cùng giới và cùng tuổi, do thiếu hụt chất dinh dưỡng.
- Suy dinh dưỡng mạn (thể thấp còi): Nếu trẻ trải qua quá trình tăng trưởng chậm lâu dài, điều này sẽ dẫn đến việc không đạt được mức phát triển thể chất cần thiết. Thể thấp còi thường là hậu quả của chậm tăng trưởng mạn tính, có thể bắt đầu từ giai đoạn thai nghén do mẹ bị thiếu dưỡng chất.
- Suy dinh dưỡng cấp (thể gầy còm): Đây là tình trạng khi chiều cao và cân nặng của trẻ đều thấp hơn mức tiêu chuẩn một cách đáng kể. Đây thường được coi là suy dinh dưỡng cấp tính, xuất phát từ việc trẻ bị tụt cân hoặc không tăng cân.
Dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡng
Dấu hiệu chung dễ nhận biết ở trẻ suy dinh dưỡng là vẻ ngoài thấp bé, nhẹ cân so với tuổi. Tuy nhiên, tình trạng rối loạn dinh dưỡng còn có thể ảnh hưởng đến thể chất lẫn tinh thần của trẻ. Sau đây là các dấu hiệu nhận biết trẻ suy dinh dưỡngbạn cần quan tâm.
- Trẻ thiếu năng lượng, kém hoạt bát, ít vận động;
- Sụt cân hoặc tăng cân chậm trong nhiều tháng;
- Trẻ không tăng trưởng về chiều cao;
- Chậm mọc răng, chậm biết đi;
- Trẻ ăn ít, không quan tâm đến thức ăn;
- Trẻ hay ốm vặt, ho, hay mắc các bệnh viêm đường hô hấp;
- Da nhợt nhạt, khô, thiếu độ đàn hồi, dễ bầm tím;
- Yếu cơ, đau nhức khớp;
- Các vấn đề răng miệng như chảy máu nướu răng, sưng nướu, sâu răng, sưng lưỡi…
- Tóc thưa, mỏng, dễ rụng;
- Trẻ gặp các vấn đề về tiêu hóa thường xuyên;
- Khó giữ ấm, dễ cảm thấy lạnh.
Những biểu hiện trên có thể vẫn chưa thấy rõ được tình trạng của trẻ, nên khi thấy có biểu hiện cần đưa đến các cơ sở y tế để khám và nắm rõ được tình hình thực tế của trẻ, từ đó có cách điều trị thích hợp và hiệu quả.
Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng trẻ em
Suy dinh dưỡng trẻ em là một trong những vấn đề sức khỏe phổ biến. Nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng ở trẻ em có thể là do thiếu cung cấp dưỡng chất, tăng tiêu hao, hoặc cả hai yếu tố đồng thời.
Thiếu cung cấp:
- Không đảm bảo cung cấp đủ lượng thực phẩm và dưỡng chất cho cơ thể.
- Trẻ biếng ăn hoặc không ăn đủ để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình.
- Thức ăn không được ăn đa dạng, quá trình chế biến thức ăn không phù hợp dẫn đến thiếu hụt năng lượng và dưỡng chất.
Tăng tiêu hao:
- Trẻ bị bệnh, đặc biệt là thời gian mắc bệnh kéo dài.
- Rối loạn tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng.
- Trẻ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột như tiêu chảy, giun sán,… và phải điều trị bằng cách sử dụng thuốc diệt vi khuẩn gây bệnh. Điều này ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ dẫn tới làm giảm quá trình lên men thức ăn, hậu quả để lại việc kém hấp thu và biếng ăn.
Trong nhiều trường hợp, suy dinh dưỡng xảy ra do sự kết hợp của cả hai nguyên nhân, khi cả giảm cung cấp năng lượng ăn vào và tăng cường tiêu hao năng lượng, ví dụ như trường hợp trẻ bị bệnh mà lại chế độ ăn không đủ chất dinh dưỡng.
Hậu quả của suy dinh dưỡng trẻ em
Theo thông tin từ Tổ chức Y tế Thế giới, có khoảng 54% trường hợp tử vong ở trẻ dưới 5 tuổi tại các nước đang phát triển có liên quan đến tình trạng thiếu dinh dưỡng ở cả mức độ vừa và nhẹ.
Suy dinh dưỡng tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và kéo dài của các bệnh lý như nhiễm trùng đường hô hấp, tiêu chảy. Các bệnh lý này không chỉ làm cho trẻ kén ăn, tăng nhu cầu năng lượng, mà còn làm cho tình trạng suy dinh dưỡng trở nên nặng nề hơn.
Thiếu dinh dưỡng trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của tất cả các hệ cơ quan trong cơ thể, bao gồm hệ cơ xương, đặc biệt là khi tình trạng suy dinh dưỡng xuất hiện ở giai đoạn thai nghén và giai đoạn sớm trước khi trẻ đạt 2 tuổi. Nếu suy dinh dưỡng kéo dài đến thời kỳ dậy thì, chiều cao của trẻ sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng hơn.
Suy dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ trong giai đoạn trẻ dưới 6 tuổi. Trẻ thiếu dinh dưỡng thường thiếu hụt nhiều chất cần thiết cho sự phát triển não và trí tuệ, như chất béo, chất đường, sắt, iod, DHA, taurine,… Ngoài ra, trẻ suy dinh dưỡng thường phát triển chậm, ảnh hưởng đến giao tiếp xã hội, khả năng học hỏi và tiếp thu thông tin.
Tìm hiểu thêm: Những dấu hiệu cảnh báo đột quỵ và biến chứng không phải ai cũng biết
Cách chăm sóc phục hồi cho trẻ bị suy dinh dưỡng
Để hỗ trợ quá trình phục hồi thể trạng cho trẻ suy dinh dưỡng, có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Điều trị kịp thời các bệnh lý trẻ đang mắc phải như rối loạn điện giải, nhiễm trùng, suy tim cấp, phù toàn thân, mất nước, nhiễm ký sinh trùng, hay rối loạn tiêu hóa theo chỉ định của bác sĩ.
- Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng quan trọng như sắt, vitamin A, vitamin D, canxi, axit folic và các dưỡng chất khác.
- Cân bằng khẩu phần ăn để phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của trẻ. Phụ huynh nên tăng cường các thực phẩm giàu năng lượng và dễ tiêu hóa.
Một số biện pháp gợi ý cho cha mẹ như:
- Thay đổi món ăn, cho trẻ thử nhiều loại thực phẩm khác nhau trong mỗi bữa ăn.
- Tăng độ đặc cho món ăn để cung cấp nhiều chất dinh dưỡng hơn.
- Chia nhỏ thành nhiều bữa ăn trong ngày nếu trẻ ăn ít trong một lần.
- Bổ sung các thực phẩm giàu năng lượng vào bữa ăn của trẻ.
- Sau khi hồi phục từ bệnh, tăng lượng thức ăn cho trẻ.
- Thường xuyên theo dõi sức khỏe của trẻ định kỳ để đảm bảo việc phục hồi diễn ra hiệu quả và tránh tái phát tình trạng suy dinh dưỡng.
>>>>>Xem thêm: Cơ dựng sống là gì? Có chức năng gì với cơ thể?
Từ những thông tin trong bài viết, có thể thấy rằng suy dinh dưỡng trẻ em là một vấn đề nghiêm trọng, không chỉ ảnh hưởng đến bản thân trẻ nhỏ mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của cộng đồng chung. Do đó, cha mẹ hay xây dựng cho trẻ khẩu phần ăn đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu và theo dõi tình trạng sức khoẻ của trẻ để trẻ có thể phát triển một cách tốt nhất. Nếu trẻ liên tục bị giảm cân, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ kiểm tra cơ thể bé để có phương án điều trị chính xác.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm