Trầm cảm luôn là căn bệnh đáng sợ đối với nhiều người do những hậu quả nặng nề mà nó gây ra. Tuy nhiên, trầm cảm có thể tạm thời, nhưng cũng có thể kéo dài, và điều quan trọng là chúng ta cần phát hiện dấu hiệu trầm cảm tạm thời để kịp thời giúp người bệnh.
Bạn đang đọc: Sự khác biệt giữa rối loạn trầm cảm nặng tạm thời và trầm cảm dai dẳng là gì?
Trầm cảm đang dần trở nên phổ biến ở mọi lứa tuổi, nhất là đối với những người trẻ đang trong giai đoạn áp lực về gia đình và kinh tế. Trầm cảm gây ra nhiều hệ quả khó lường, khiến người bệnh mệt mỏi và có thể khiến người bệnh có suy nghĩ tự tử. Ngay khi có dấu hiệu trầm cảm, chúng ta cần phát hiện và có những biện pháp điều trị để giúp người bệnh thoát khỏi trầm cảm, tránh để xảy ra tình trạng trầm cảm dai dẳng. Vậy sự khác biệt giữa trầm cảm tạm thời và trầm cảm dai dẳng là gì? Các bạn sẽ có câu trả lời trong bài viết này.
Trầm cảm tạm thời và trầm cảm dai dẳng
Rối loạn trầm cảm dai dẳng (PDD) và rối loạn trầm cảm nặng tạm thời (MDD) là hai dạng trầm cảm riêng biệt. PDD, trước đây được gọi là rối loạn loạn khí sắc, ảnh hưởng đến 1,5% người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Phụ nữ có nhiều khả năng mắc PDD hơn nam giới.
Trong khi đó, MDD là một trong những chứng rối loạn sức khỏe tâm thần phổ biến nhất ở Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến 7,1% người lớn trong nước. Nó cũng có nhiều khả năng phát triển ở nữ hơn nam.
Triệu chứng của PDD và MDD
Triệu chứng chung
Các triệu chứng của PDD và MDD tương đối giống nhau, bao gồm:
- Cảm thấy chán nản hoặc cáu kỉnh;
- Chán ăn hoặc ăn quá nhiều;
- Bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều;
- Cảm thấy mệt mỏi hoặc năng lượng thấp;
- Có lòng tự trọng thấp;
- Gặp khó khăn trong việc tập trung hoặc đưa ra quyết định;
- Có cảm giác tuyệt vọng.
Triệu chứng riêng của PDD
Những người mắc bệnh PDD có thể gặp khó khăn trong việc hoàn thành trách nhiệm ở công việc, trường học hoặc gia đình. Nó cũng có thể gây ra sự gia tăng cảm giác choáng ngợp trong những tình huống căng thẳng.
Triệu chứng riêng của MDD
Những người mắc MDD cũng có thể gặp phải các triệu chứng rối loạn hoảng sợ, rối loạn lo âu xã hội và rối loạn ám ảnh cưỡng chế cũng như các rối loạn sức khỏe tâm thần khác. Nhiều người mắc MDD cũng bị rối loạn lạm dụng chất gây nghiện.
Việc giao tiếp xã hội cũng có thể trở nên khó khăn với MDD. Người đó có thể cảm thấy khó chịu và không muốn đi làm, đi học hoặc đảm đương các trách nhiệm ở nhà và gia đình. Họ có thể tách biệt với bạn bè và các hoạt động mà họ từng yêu thích.
Tìm hiểu thêm: Ăn rau gì tốt cho bà bầu? Lợi ích sức khỏe các loại rau mang lại cho bà bầu
Nguyên nhân gây bệnh
Nguyên nhân gây ra PDD
Các nhà khoa học tin rằng sự gián đoạn của các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, epinephrine, norepinephrine và glutamate đóng vai trò trong việc gây ra PDD.
Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng một số phần của não, chẳng hạn như vỏ não trán ổ mắt và vùng hải mã, ở những người mắc bệnh PDD nhỏ hơn so với những người không mắc bệnh.
Các nguyên nhân khác của PDD là di truyền, môi trường và tâm lý. Một số trong số này bao gồm:
- Tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, chẳng hạn như bệnh tiểu đường và ung thư;
- Tiền sử cá nhân hoặc gia đình bị trầm cảm;
- Chấn thương hoặc căng thẳng mãn tính;
- Một số loại thuốc có thể gây trầm cảm như một tác dụng phụ.
Nguyên nhân gây ra MDD
Các nhà nghiên cứu tin rằng phần não được gọi là hồi hải mã đóng vai trò lớn trong MDD. Ở người bị MDD, hồi hải mã nhỏ hơn ở người không bị rối loạn. Hồi hải mã giúp tạo ra ký ức, thích ứng với những tình huống căng thẳng và xử lý cảm xúc. Việc giảm kích thước của phần não này có thể ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của nó.
MDD cũng làm giảm lượng chất xám trong não. Chất xám tham gia vào nhiều quá trình, bao gồm lời nói, ra quyết định và tự kiểm soát.
Các chất dẫn truyền thần kinh serotonin, dopamine và norepinephrine di chuyển qua chất xám. Khi MDD làm giảm lượng chất xám, điều này sẽ làm xáo trộn đường đi của các chất dẫn truyền thần kinh này, dẫn đến các triệu chứng rối loạn.
Chẩn đoán
PPD là một dạng trầm cảm kéo dài từ 2 năm trở lên. Mặt khác, MDD được đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm nặng cách nhau ít nhất 2 tháng.
Chẩn đoán PPD cần có ít nhất hai triệu chứng PDD, cũng như trầm cảm hoặc khó chịu kéo dài ít nhất 2 năm. Chẩn đoán MDD cần có ít nhất năm triệu chứng trầm cảm nặng với mỗi giai đoạn cách nhau ít nhất 2 tháng.
Điều trị
Điều trị cho hai bệnh này không khác biệt đáng kể. Phương pháp chung bao gồm:
- Phương pháp trị liệu tâm lý;
- Sử dụng thuốc, bao gồm SSRI hoặc SNRI.
SSRI thường là loại thuốc đầu tiên mà nhà trị liệu tâm lý kê đơn vì loại này gây ra ít tác dụng phụ hơn một chút so với SNRI.
>>>>>Xem thêm: Đánh giá 6 loại sữa rửa mặt Senka được yêu thích nhất
Tóm lại, rối loạn trầm cảm tạm thời và rối loạn trầm cảm dai dẳng có thể có nhiều điểm giống nhau, chỉ khác ở thời gian mắc bệnh. Nhưng chính những điểm chung đó có thể giúp chúng ta ngăn chặn bệnh ở thời điểm đầu để tránh gây ra những hệ quả về sau. Ngay khi bạn cảm thấy bạn hoặc người thân có những triệu chứng như vậy, hãy giúp bản thân hoặc người thân thoát khỏi những triệu chứng đó để không xảy ra những hệ quả đáng tiếc.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm