Stress ngày càng phổ biến ở xã hội hiện đại. Vậy stress và đái tháo đường có nối liên hệ gì không? Những người bị đái tháo đường sẽ bị ảnh hưởng như thế nào khi stress xảy ra? Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp những thắc mắc này trong bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Stress và đái tháo đường có liên quan gì không?
Stress hay còn gọi là căng thẳng, lo âu không phải là nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường. Tuy nhiên stress có thể ảnh hưởng đến lượng đường trong máu và sức khỏe tinh thần của người bệnh. Ở bất cứ đâu thì người bệnh đái tháo đường cũng không thể tránh khỏi những việc gây ra stress. Vì thế khi chăm sóc người bệnh đái tháo đường cần lưu ý đến sức khỏe tinh thần của người bệnh.
Stress là gì?
Stress là cách gọi khác của căng thẳng, lo âu. Đây là cách cơ thể và tâm trí phản ứng với những tình huống mới hoặc khó khăn xảy ra. Sự việc gây ra nguyên nhân stress có thể mang tính ngắn hạn hoặc dài hạn.
Những sự việc gây ra căng thẳng có thể là: Lo lắng về bài thuyết trình sắp tới sẽ trình bày tại nơi làm việc, đi dự một bữa tiệc mà không quen nhiều người, lo lắng về tiền bạc, mối quan hệ, tai nạn hoặc bệnh tật nào đó xảy ra.
Stress ảnh hưởng lớn về thể chất, cảm xúc và tinh thần. Tình trạng lo âu kéo dài có thể dẫn đến trầm cảm. Lúc này tình trạng đã nghiêm trọng hơn và cần điều trị với bác sĩ tâm lý để tránh những đáng tiếc xảy ra.
Stress và đái tháo đường có mối liên hệ gì?
Có những giả thiết và các nghiên cứu được đưa ra để chứng minh sự liên quan giữa stress và đái tháo đường. Từ đó có các biện pháp điều trị thích hợp hơn để kiểm soát tốt đường huyết cũng như cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Stress là nguy cơ gây đái tháo đường tuýp 2
Stress và đái tháo đường có liên quan gì không? Câu trả lời là có sự liên hệ giữa stress và đái tháo đường bằng cách giải thích như sau.
Khi con người cảm thấy stress, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như cortisol và adrenaline. Nhờ đó sẽ giúp cơ thể phản ứng lại với stress bằng cách “chiến đấu hoặc bỏ chạy”.
Tuy nhiên các hormone này khiến insulin khó hoạt động bình thường, gọi là tình trạng kháng insulin. Bởi vì không có insulin ngăn quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose nên lượng đường trong máu sẽ tăng lên. Đây có thể xem là nguy cơ gây ra đái tháo đường tuýp 2.
Nếu tình trạng stress xảy ra kéo dài sẽ khiến lượng đường trong máu ở mức cao. Tình trạng này gây nguy hiểm cho người bệnh đái tháo đường vì tăng nguy cơ bị biến chứng đái tháo đường. Ngoài ra stress cũng có thể ảnh hưởng đến tâm trạng cũng như cách tự chăm sóc bản thân của người bệnh đái tháo đường.
Trong đó có nghiên cứu chỉ ra rằng ở một số người thì ăn uống là cách họ giảm stress. Từ đó gây ra tình trạng tăng cân cũng như tăng lượng đường trong máu. Do đó tuy không phải là nguyên nhân gây ra đái tháo đường nhưng stress làm tăng nguy cơ bị bệnh đái tháo đường.
Stress do mắc bệnh đái tháo đường
Bệnh đái tháo đường thường là nguyên nhân gây stress, đặc biệt là trong những ngày đầu khi mới được phát hiện bệnh. Bỏ qua các vấn đề cá nhân về công việc, sức khỏe, gia đình,… thì những vấn đề mà người bệnh đái tháo đường bị stress có thể bao gồm:
- Phải thay đổi chế độ ăn, lối sống để kiểm soát đường huyết tốt hơn. Trong đó phải chú ý nhớ những gì được ăn và không được ăn làm cho người bệnh cảm thấy khó tuân thủ.
- Lo lắng về việc tự tiêm thuốc mỗi ngày. Đặc biệt là với những người sợ kim tiêm nhưng phải tự dùng kim. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ về các biện pháp thay thế thuốc uống hoặc cố gắng tập quen dần từng bước sử dụng bút tiêm.
- Lo lắng về việc bị hạ đường huyết có thể xảy ra. Người bệnh luôn phải chú ý theo dõi lượng đường, theo dõi những biểu hiện của cơ thể để phát hiện kịp thời việc hạ đường huyết xảy ra. Khi đó người bệnh còn phải học cách vượt qua và xử lý hạ đường huyết
- Một số khác thì cảm thấy lo lắng về các biến chứng có thể xảy ra bao gồm: Biến chứng mạch máu nhỏ (bệnh võng mạc, bệnh thận, bệnh thần kinh), biến chứng mạch máu lớn (đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bệnh động mạch ngoại biên). Để tránh các biến chứng xảy ra thì kiểm soát tốt đường huyết là cách tối ưu nhất.
Một số biện pháp đối phó với stress
Mỗi người đều có cách đối phó với stress theo những cách khác nhau. Nếu bạn muốn thay đổi cách phản ứng để mọi việc trở nên dễ dàng hơn, hãy thử áp dụng các biện pháp sau đây
Quan tâm, chăm sóc bản thân
Hãy luôn nhớ rằng luôn chăm sóc và đối xử tử tế với cơ thể mình.
Điều quan trọng là phải cân bằng giữa việc tự chăm sóc bản thân mà không đặt quá nhiều áp lực cho bản thân để làm mọi việc một cách hoàn hảo.
Tìm hiểu thêm: Cùng tìm hiểu quy trình xét nghiệm ADN như thế nào?
Trong đó hãy luôn ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi và thư giãn. Bởi vì nghỉ ngơi là cách để cơ thể tự chữa lành những tổn thương tâm lý. Ngoài ra cũng nên dành thời gian tập thể dục như một thói quen để nâng cao thể trạng cũng như tâm trạng.
Bên cạnh đó cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống. Dù ăn uống giúp bạn giảm bớt stress nhưng hãy chọn các loại thực phẩm có chỉ số GI thấp để không làm tăng đường huyết. Đặc biệt là tránh giảm stress bằng rượu bia hoặc đồ uống có cồn vì sẽ ảnh hưởng đến đường huyết, làm tăng nguy cơ gây ra biến chứng đái tháo đường.
Chia sẻ khó khăn với người khác
Khi gặp stress trong cuộc sống hãy thử chia sẻ với người thân, bạn bè hoặc bất kỳ ai bạn cảm thấy tin tưởng. Khi nói về điều gây ra stress có thể giúp bản thân nhìn nhận được điều gì đó hoặc có thể cảm thấy nhẹ nhõm khi trút bỏ được điều đó.
Ở các nước phát triển có thành lập các câu lạc bộ để cùng chia sẻ các vấn đề của người bệnh đái tháo đường. Có nghĩa là những người bệnh đái tháo đường sẽ được chia sẻ những khó khăn về bệnh đang mắc phải với những người giống họ. Như vậy sẽ giúp họ giải quyết được những khó khăn của mình cũng như khó khăn của người khác.
>>>>>Xem thêm: Uống thuốc tuyến giáp có mệt không? Những điều cần biết
Hiện nay ở Việt Nam chưa có các mô hình cộng đồng như vậy. Cho nên người bệnh đái tháo đường có thể giải bày những khó khăn của mình với bác sĩ hoặc người thân để giải quyết dễ dàng hơn. Tuy nhiên lưu ý rằng những vấn đề về y khoa liên quan đến stress và đái tháo đường cần liên hệ trực tiếp bác sĩ điều trị để có câu trả lời chính xác nhất.
Như vậy qua bài viết trên bạn đã biết rõ stress và đái tháo đường có liên hệ gì. Từ đó, bạn sẽ có thêm được những thông tin hữu ích để tự chăm sóc bản thân cũng như người thân trong gia đình. Cho dù mắc bệnh gì thì tâm trạng của người bệnh vốn không được tốt, họ có thể nhạy cảm hơn với các vấn đề khác ngoài xã hội. Vì vậy nên có cách chăm sóc tốt hơn để đạt hiệu quả điều trị như mong muốn. Chúc bạn và gia đình luôn vui khỏe.
Xem thêm:
Stress làm tăng cortisol và những điều cần biết
Nguyên nhân đường huyết tăng và cách kiểm soát tại nhà
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:StressBệnh tiểu đường