Sốt xuất huyết có hai biểu hiện chính là sốt và xuất huyết. Trong đó, với trường hợp xuất huyết phủ tạng, người bệnh có thể bị ra máu kinh,… Sốt xuất huyết ra máu kinh có sao không? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Bạn đang đọc: Sốt xuất huyết ra máu kinh có sao không?
Sốt xuất huyết ra máu kinh có sao không là thắc mắc của nhiều chị em phụ nữ. Đây có thể coi như một trong số các biểu hiện của biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Người bệnh nên hiểu rõ về hiện tượng này cũng như các cách để giảm thiểu tác động của chảy máu khi bị sốt xuất huyết, tránh gây ra các hậu quả nguy hiểm.
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết là căn bệnh do virus Dengue gây ra. Bệnh có tính truyền nhiễm cao và thường hay xuất hiện vào trong hoặc sau mùa mưa. Có hai thể sốt xuất huyết là thể nhẹ và thể nặng. Ở thể nhẹ, người bệnh sẽ bị sốt cao, nổi phát ban và đau nhức cơ khớp. Còn với trường hợp bệnh tiến triển nặng, có thể sẽ dẫn đến tình trạng chảy máu và nguy hiểm hơn là nguy cơ tử vong.
Nguyên nhân gây bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết như đã nói ở trên là do virus Dengue gây ra. Thường sẽ lây qua đường muỗi cắn, đặc biệt là loài muỗi Aedes hay còn gọi là muỗi vằn. Virus Dengue có 4 chủng bao gồm: DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Muỗi Aedes mang virus gây bệnh thường hoạt động chủ yếu vào ban ngày và chỉ có muỗi cái mới có thể truyền bệnh. Thời gian ủ bệnh sẽ rơi vào khoảng từ 8 đến 11 ngày. Khi muỗi Aedes đốt và hút máu của người bệnh, virus sẽ truyền vào tuyến nước bọt của muỗi, sau đó muỗi đốt sang cơ thể người thường sẽ khiến virus xâm nhập vào cơ thể. Người từng bị sốt xuất huyết và phục hồi có khả năng kháng bệnh với chủng đã mắc, tức là vẫn có thể tái nhiễm với các chủng còn lại.
Sốt xuất huyết ra máu kinh có sao không?
Sốt xuất huyết ra máu kinh có sao không là một trong những thắc mắc của người bệnh nữ được quan tâm rất nhiều. Có nhiều trường hợp gặp phải tình trạng này đi khám và phát hiện sốt xuất huyết thể nặng. Sốt xuất huyết ra máu kinh là một trong những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết. Đây là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm của bệnh, nếu không nhập viện để dược theo dõi kịp thời, cơ thể bệnh nhân có thể bị xuất huyết ồ ạt, đe dọa tính mạng.
Thường thì sốt xuất huyết có hai biến chứng nguy hiểm đến tính mạng nếu bệnh không được phát hiện và điều trị kịp thời, đó là thất thoát huyết tương và rối loạn đông máu. Khi mắc bệnh, thành mạch bị tổn thương, tăng tính thấm và khiến tiểu cầu giảm, khả năng đông máu giảm. Quá trình xuất huyết sẽ diễn ra trong khoảng từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7 của bệnh.
Bệnh sốt xuất huyết thường có tình trạng xuất huyết dưới da, sẽ có xuất hiện các chấm, nốt đốm thâm máu dưới da, nặng hơn là có thể có u hoặc bọc xuất huyết dưới da. Những vết đốm này thường có thể xuất hiện ở khắp các bộ phận trên cơ thể, nhưng nhiều nhất là ở các vùng da trong của cánh tay hoặc đùi, hai bên cạnh sườn. Những nơi dễ bị va đập như chỗ đâm kim tiêm, đo huyết áp, đánh gió,… thường sẽ để lại các mảng xuất huyết.
Tìm hiểu thêm: Cách tạo ra bữa sáng cho bà bầu đầy đủ dinh dưỡng và an toàn
Nặng nhất của tình trạng xuất huyết là xuất huyết niêm mạc. Xuất huyết niêm mạc hay gặp nhất là chảy máu cam, chảy máu chân răng, xuất huyết dưới kết mạc mắt,… Ngoài ra còn trường hợp xuất huyết phủ tạng. Xuất huyết phủ tạng sẽ có biểu hiện xuất huyết tiêu hóa, sau là xuất huyết tiết niệu, hô hấp, xuất huyết não và màng não… Đặc biệt là với những cô gái trẻ trong độ tuổi dậy thì có thể gặp tình trạng sốt xuất huyết bị ra máu kinh hoặc tử cung.
Cho đến nay, bệnh sốt xuất huyết vẫn chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu, phương pháp điều trị chủ yếu là điều trị các triệu chứng của bệnh và đề phòng biến chứng mà thôi. Ở giai đoạn hạ sốt là giai đoạn nguy hiểm, người bệnh nữ cần theo dõi sát sao vì có thể sẽ xảy ra hiện tượng sốt xuất huyết bị ra máu kinh. Nếu việc chảy máu âm đạo có kèm theo sốt và chảy máu chân răng hay chảy máu cam thì nên đến bệnh viện kịp trời, tránh tử vong hoặc biến chứng lên tim, não,…
Sốt xuất huyết ra máu kinh có sao không? Câu trả lời là có. Vì đây được coi như một trong những biểu hiện của tình trạng xuất huyết phủ tạng ở bệnh nhân sốt xuất huyết.
>>>>>Xem thêm: Vitamin A có trong trái cây nào?
Cách phòng biến chứng của bệnh sốt xuất huyết
Như đã nói ở trên, hiện tượng sốt xuất huyết bị ra máu kinh hay sốt xuất huyết bị chảy máu vùng kín là biểu hiện của xuất huyết phủ tạng, một trong những biến chứng nguy hiểm của bệnh sốt xuất huyết. Vì vậy để tránh gặp tình trạng này, bạn nên biết cách phòng ngừa các biến chứng của bệnh, tránh gây nguy hiểm đến tính mạng.
Để phòng ngừa các biến chứng của bệnh, cần chú ý:
- Cho bệnh nhân nằm nghỉ trong phòng thoáng mát, tuyệt đối không để người bệnh ra mưa, ra nắng.
- Uống nước đầy đủ là điều rất cần thiết vì bệnh sốt xuất huyết thường khiến cho máu bị cô đặc lại và rất khó lưu thông. Mà đây lại chính là nguyên nhân gây ra biến chứng sốc. Có thể cho người bệnh uống Oresol và các loại nước như nước cam, nước chanh, nước khoáng.
- Về chế độ ăn, cần chọn các thực phẩm dễ tiêu như cháo, súp, tránh ăn quá no.
Để điều trị bệnh sốt xuất huyết, các bác sĩ thường cho người bệnh dùng thuốc hạ sốt, thường là Paracetamol, Efferalgan. Chú ý tuyệt đối không dùng các thuốc thuộc nhóm Aspirin, vì loại thuốc này có thể làm tăng nguy cơ xuất huyết. Ngoài ra cũng không nên tự ý sử dụng thuốc kháng sinh để trị bệnh vì chúng không những không có tác dụng gì với bệnh sốt xuất huyết mà còn khiến cơ thể mệt thêm.
Vậy sốt xuất huyết ra máu kinh có sao không? Đây là một trong những biến chứng của bệnh sốt xuất huyết Dengue, cảnh báo nguy hiểm. Nếu không đến bệnh viện theo dõi kịp thời, người bệnh có nguy cơ bị xuất huyết ồ ạt, đe dọa tính mạng.
Xem thêm:
- Sốt xuất huyết có làm rối loạn kinh nguyệt không?
- Cách test sốt xuất huyết tại nhà
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm