Cả kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ đều có chung công dụng là cung cấp nước, dưỡng ẩm cho da. Vậy giữa 2 sản phẩm này có điểm khác biệt nào không? Tại sao chúng ta nên dùng cả 2 trong quy trình chăm sóc da?
Bạn đang đọc: So sánh kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ: Điểm giống và khác nhau
Cùng được biết đến với công dụng cung cấp độ ẩm, dưỡng ẩm cho da và phòng ngừa khô da, kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ có giống nhau không? Có thể dùng thay thế cho nhau được không? Nếu chưa biết giữa 2 sản phẩm chăm sóc da này có điểm gì giống và khác nhau, cùng Long Châu tìm hiểu ngay bây giờ.
Làn da của chúng ta hoạt động theo cơ chế nào?
Có thể bạn sẽ ngạc nhiên khi biết cơ chế hoạt động của làn da vào ban ngày và ban đêm khác nhau như thế nào. Vào ban ngày, làn da của bạn sẽ ở chế độ “khép kín”, mục đích là để không thể các tác nhân gây hại từ môi trường như khói bụi, ô nhiễm, gốc tự do… xâm nhập vào và làm tổn thương da. Vì vậy, các dưỡng chất từ các sản phẩm chăm sóc da sẽ khó thẩm thấu sâu vào bên trong da hơn.
Nhưng vào ban đêm, làn da sẽ chuyển ngay sang chế độ phục hồi, tái tạo mạnh mẽ. Đây là thời điểm da phục hồi mạnh nhất trong ngày, nhiệt độ của da sẽ tăng lên để thúc đẩy tối đa quá trình hấp thụ dưỡng chất. Nên skincare lúc mấy giờ? Buổi tối trước khi đi ngủ là thời điểm lý tưởng nhất để bạn dưỡng da. Chính vì thế, các sản phẩm như kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ không thể thiếu trong tủ đồ của các tín đồ làm đẹp.
Tìm hiểu về kem dưỡng ẩm và nặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ là một loại mặt nạ chuyên dùng vào ban đêm và dùng vào cuối chu trình dưỡng da buổi tối. Nếu như các loại mặt nạ khác, chúng ta chỉ đắp 15 – 20 phút rồi loại bỏ thì mặt nạ ngủ sẽ được lưu lại qua đêm.
Kết cấu của mặt nạ ngủ thường ở dạng gel mỏng, nhẹ, nhanh thẩm thấu, nhanh khô. Khi khô, mặt nạ ngủ sẽ tạo thành một lớp màng dưỡng ẩm, thúc đẩy quá trình tái tạo, phục hồi da. Công dụng chính của mặt nạ ngủ là cấp nước, dưỡng ẩm, ngăn ngừa da khô, giúp da mềm mịn. Mặt nạ ngủ đặc biệt hữu ích vào mùa hanh khô.
Kem dưỡng ẩm
Kem dưỡng ẩm là loại kem cũng có tác dụng bổ sung độ ẩm, giúp phòng ngừa và khắc phục tình trạng khô da, làm mềm da hiệu quả. Kem dưỡng ẩm có loại ban ngày và cả loại ban đêm. Sản phẩm có kết cấu khá đa dạng, từ dạng gel, dạng sữa, dạng kem, dạng lotion,… Tuy nhiên, ngoài khả năng cấp ẩm cho da, kem dưỡng ẩm còn mang đến nhiều lợi ích khác như: Giúp da đều màu, làm trắng da, trị mụn, chống lão hóa da, kiểm soát tiết dầu nhờn, giảm nếp nhăn,… Có nhiều loại kem dưỡng ẩm khác nhau phù hợp với các loại da khác nhau và mục đích chăm sóc da khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Bệnh bại não có phát hiện khi mang thai không?
Kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ khác nhau thế nào?
Có chung công dụng cung cấp độ ẩm cho da, vậy 2 sản phẩm này có phải là một? Có dùng thay thế cho nhau được không. Cùng điểm qua một số điểm khác biệt cơ bản giữa 2 loại sản phẩm để bạn có thể phân biệt chúng dễ hơn:
Mặt nạ ngủ
- Kết cấu: Kết cấu dạng gel, thẩm thấu nhanh, khô nhanh, không gây nhờn dính.
- Công dụng: Công dụng chủ yếu là bổ sung nước cho da vào bên trong, cấp ẩm chuyên sâu. Loại mặt nạ này phù hợp nhất với da khô, da thiếu nước, điều kiện thời tiết hanh khô.
- Cách dùng: Chỉ dùng vào ban đêm khi bạn đi ngủ, dùng 2 – 3 lần mỗi tuần.
- Quy trình: Là bước cuối cùng trong quy trình chăm sóc da, dùng sau kem dưỡng ẩm.
Kem dưỡng ẩm
- Kết cấu: Kết cấu dạng kem, gel, sữa, lotion khá đa dạng. các sản phẩm dạng kem đặc có thể mang đến cảm giác nhờn dính trên da.
- Công dụng: Ngoài công dụng dưỡng ẩm, sản phẩm còn mang đến nhiều lợi ích khác như giảm nếp nhăn, se khít lỗ chân lông, giảm thâm sạm, trị mụn,…
- Cách dùng: Có cả loại kem dưỡng ẩm ban ngày và ban đêm. Nên dùng hàng ngày để đạt hiệu quả chăm sóc da tốt nhất.
- Quy trình: Dùng kem dưỡng ẩm trước khi dùng mặt nạ ngủ. Những ngày không dùng mặt nạ ngủ, bước bôi kem dưỡng ẩm cũng là bước cuối cùng trong quy trình dưỡng da buổi tối.
Vì có công dụng dưỡng ẩm như nhau nên nhiều người sẽ thắc mắc liệu có thể dùng thay thế kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ không. Câu trả lời của các chuyên gia da liễu là không. Vì như đã nói ở trên, mặt nạ ngủ chỉ nên sử dụng 2 – 3 lần mỗi tuần. Nếu da mặt quá khô và người dùng không có cảm giác bí da, kích ứng, tắc lỗ chân lông thì có thể dùng nhiều hơn. Còn kem dưỡng ẩm bạn nên sử dụng đều đặn hàng ngày. Ngoài ra, kem dưỡng ẩm sẽ mang đến nhiều công dụng và lợi ích cho làn da hơn mặt nạ ngủ.
>>>>>Xem thêm: Rãnh quy đầu là gì? Các bệnh thường gặp tại rãnh quy đầu
TIPs giúp dùng kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ hiệu quả
Để sử dụng kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ hiệu quả nhất, bạn có thể tham khảo một số kinh nghiệm dưới đây:
- Sử dụng hai sản phẩm này đúng quy trình và đặc biệt chỉ sử dụng sau khi da đã được làm sạch. Quy trình chăm sóc da chuẩn sẽ gồm các bước: Tẩy trang – Rửa sạch mặt bằng sữa rửa mặt – Cân bằng da bằng toner – Bôi serum dưỡng da, kem dưỡng, kem dưỡng ẩm loại phù hợp – Đắp mặt nạ ngủ. Chỉ khi da được làm sạch, các thành phần có lợi cho da trong các loại mỹ phẩm mới có thể thẩm thấu tốt và giúp da phục hồi vào ban đêm. Ngược lại, dưỡng da khi da còn bẩn chỉ làm tăng nguy cơ hình thành mụn đầu đen, mụn đầu trắng, mụn trứng cá.
- Dùng kem dưỡng ẩm hay mặt nạ ngủ qua đêm bạn đều cần làm sạch mặt vào sáng hôm sau. Không nên để những sản phẩm này lưu lại trên da quá lâu sẽ gây bít tắc lỗ chân lông và gây mụn.
- Dù dùng mặt nạ ngủ hay kem dưỡng ẩm bạn chỉ nên lấy một lượng vừa đủ để tránh lãng phí, tránh làm da bị bí gây phản tác dụng.
- Mỗi loại da sẽ có những đặc điểm riêng biệt. Khi mua mặt nạ ngủ hay kem dưỡng ẩm, bạn nên chọn sản phẩm phù hợp với loại da và tình trạng da của mình. Nếu chọn sản phẩm không phù hợp rất có thể sẽ khiến các khuyết điểm trên da thêm trầm trọng hơn.
Kem dưỡng ẩm và mặt nạ ngủ đều là những sản phẩm không còn quá xa lạ với những ai yêu thích dưỡng da. Tuy nhiên, hiểu đúng về hai sản phẩm này sẽ giúp bạn sử dụng đúng cách và phát huy tối đa tác dụng. Biết cách phân biệt và biết cách dùng mặt nạ ngủ hay kem dưỡng ẩm rồi, việc tiếp theo bạn cần làm là tìm mua những sản phẩm chính hãng để chăm sóc làn da của mình ngay hôm nay.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm