Sinh thiết tủy xương là một thủ thuật được thực hiện nhằm lấy một mẫu tủy xương và kiểm tra các dấu hiệu bệnh. Bác sĩ có thể thực hiện sinh thiết để chẩn đoán các rối loạn về máu, ung thư và nhiều tình trạng khác có thể ảnh hưởng đến tủy xương. Thủ thuật này kéo dài khoảng 30 phút và thường không cần phải nằm viện.
Bạn đang đọc: Sinh thiết tủy xương là gì? Quy trình và những điều cần lưu ý khi thực hiện
Tủy xương là mô mềm bên trong xương giúp hình thành các tế bào máu. Nó được tìm thấy ở phần rỗng của hầu hết các xương. Bác sĩ có thể yêu cầu sinh thiết tủy xương nếu xét nghiệm máu cho thấy mức độ tiểu cầu, bạch cầu hoặc hồng cầu quá cao hoặc quá thấp. Vậy sinh thiết tủy xương là gì? Quy trình thực hiện như thế nào? Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé.
Sinh thiết tủy xương là gì?
Sinh thiết tủy xương là một thủ thuật được chỉ định để chẩn đoán các tình trạng ảnh hưởng đến máu và tủy xương. Tủy xương là nơi các tế bào máu của cơ thể được tạo ra. Trong quá trình thực hiện, bác sĩ sẽ lấy một mẫu tủy nhỏ từ bên trong xương. Sau đó, các bác sĩ sẽ kiểm tra các tế bào từ tủy dưới kính hiển vi, tìm kiếm các dấu hiệu của bệnh.
Sinh thiết tủy xương thường được thực hiện nếu bác sĩ nghi ngờ bạn đang gặp các vấn đề về tạo tế bào máu. Kiểm tra tủy xương bằng sinh thiết sẽ giúp bác sĩ xác định bạn có gặp phải bất kỳ điều bất thường nào sau đây không:
- Thiếu máu (do số lượng hồng cầu thấp).
- Mắc một số bệnh lý liên quan đến hệ tạo máu như tăng giảm bạch cầu, tiểu cầu hoặc đa hồng cầu.
- Bệnh lý về tủy xương như rối loạn sinh tủy, xơ hóa tủy nguyên phát.
- Ung thư máu hoặc tủy xương, bao gồm bệnh u lympho, bạch cầu và đa u tủy.
- Bệnh nhiễm sắc tố sắt mô, một chứng rối loạn di truyền trong sắt tích tụ trong máu.
- Nhiễm trùng hoặc sốt không xác định được nguyên nhân.
- Ung thư di căn từ khu vực khác vào tủy xương.
Bên cạnh đó, sinh thiết tủy xương còn được thực hiện để:
- Chẩn đoán bệnh hoặc tình trạng liên quan đến tế bào máu hoặc tủy xương.
- Xác định giai đoạn hoặc tiến triển của bệnh.
- Xác định xem mức độ sắt có đủ không.
- Theo dõi hiệu quả điều trị bệnh.
Tất cả các thủ thuật y tế đều tiềm ẩn một số rủi ro, nhưng các biến chứng do xét nghiệm tủy xương là cực kỳ hiếm. Một số biến chứng có thể xảy ra:
- Bầm tím và khó chịu ở vị trí sinh thiết.
- Chảy máu kéo dài, đặc biệt ở những người có số lượng tế bào máu (tiểu cầu) thấp.
- Nhiễm trùng gần vị trí sinh thiết, nhất là ở những người có hệ miễn dịch yếu.
Quy trình sinh thiết tủy xương
Sinh thiết tủy xương bao gồm các bước chuẩn bị, thực hiện thủ thuật và chăm sóc sau sinh thiết.
Chuẩn bị trước khi sinh thiết tủy xương
Trước khi sinh thiết tủy xương, bác sĩ sẽ giải thích quy trình và hướng dẫn bạn cách chuẩn bị. Các bác sĩ cũng sẽ đặt câu hỏi chi tiết về bệnh sử và các loại thuốc bạn đang sử dụng hiện tại để đảm bảo an toàn cho quá trình thực hiện. Hãy cung cấp cho bác sĩ các thông tin sau:
- Tiền sử bệnh lý, nhất là tiền sử bệnh rối loạn chảy máu (chẳng hạn như bệnh máu khó đông).
- Bất kỳ loại thuốc, vitamin hoặc chất bổ sung nào bạn đang dùng, đặc biệt là thuốc làm loãng máu (thuốc chống đông máu).
- Nếu là nữ, bạn có đang mang thai hay không.
Tìm hiểu thêm: Trung tâm tiêm chủng FPT Long Châu: Điểm đến hàng đầu cho sức khỏe an toàn và chất lượng
Quy trình thực hiện
Xương chậu là vị trí phổ biến nhất để sinh thiết tủy, nhưng bác sĩ có thể sử dụng các xương khác. Các bước của sinh thiết tủy xương thường như sau:
- Trước khi sinh thiết tủy, bệnh nhân sẽ được kiểm tra huyết áp, nhịp tim. Bác sĩ có thể sử dụng thuốc gây mê trong quá trình thực hiện để làm tê cơn đau.
- Tùy thuộc vào vị trí sinh thiết, bạn sẽ nằm nghiêng hoặc nằm sấp. Vị trí sinh thiết tủy xương phổ biến nhất là mặt sau xương hông của bạn (mào chậu sau). Trong quá trình thực hiện, bạn sẽ cần nằm yên nhất có thể.
- Bác sĩ sẽ làm sạch da tại vị trí sinh thiết bằng thuốc sát trùng và tiêm thuốc gây tê qua da đến bề mặt xương.
- Bạn sẽ cảm thấy kim đâm và vết chích ngắn khi bác sĩ tiêm thuốc gây tê cục bộ để làm tê vùng đó.
- Bác sĩ sẽ tiến hành rạch một đường nhỏ và đưa một cây kim sinh thiết đặc biệt vào xương, sau đó sử dụng một ống tiêm nhỏ gắn vào kim để hút một mẫu mô xương và tủy.
- Sau khi lấy được mẫu, các bác sĩ sẽ tạo áp lực lên da để cầm máu và băng lại vết thương.
Các mẫu tủy xương sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm để kiểm tra.
Những điều cần lưu ý sau khi sinh thiết tủy xương
Nếu có dùng thuốc gây tê tại chỗ, bệnh nhân được cho nằm ngửa trong 10 – 15 phút và ấn nhẹ lên vùng thực hiện thủ thuật sinh thiết tủy xương. Sau đó, có thể về nhà và hoạt động bình thường.
Dùng thuốc giảm đau không kê đơn để giảm đau hoặc khó chịu.
Tránh tập thể dục hoặc bất kỳ hoạt động thể chất vất vả nào trong ít nhất 24 giờ.
Giữ vết thương của bạn khô trong ít nhất 24 giờ.
>>>>>Xem thêm: Tác hại nếu không giao tiếp xã hội trong một thời gian dài
Hãy gọi cho bác sĩ nếu bạn có bất kỳ điều nào sau đây:
- Sốt.
- Đỏ, sưng, chảy máu hoặc chảy dịch khác từ vị trí sinh thiết.
- Đau nhiều hơn xung quanh vị trí sinh thiết.
Sinh thiết tủy xương là một thủ thuật nhanh chóng mà các bác sĩ sử dụng để lấy và kiểm tra mẫu tủy xương. Mẫu này có thể giúp họ chẩn đoán các bệnh về máu khác nhau, bao gồm cả một số bệnh ung thư. Thủ thuật này thường gây đau, nhưng cơn đau này có thể kiểm soát được theo cách chính xác và được hướng dẫn về mặt y tế. Quy trình này có một rủi ro nhỏ, đặc biệt đối với những người đang dùng thuốc làm loãng máu. Tuy nhiên, đó là cách duy nhất để có được thông tin đủ chính xác về một số nguyên nhân nghiêm trọng gây ra tình trạng sản xuất tế bào máu bất thường.
Xem thêm:
- Sinh thiết phổi xuyên thành ngực và những điều bạn nên biết
- Bạn đã biết xét nghiệm sinh thiết bao nhiêu tiền chưa?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm