Siêu âm khớp cổ tay hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý gì?

Siêu âm khớp cổ tay hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý gì?

Hiện nay, để chẩn đoán các bệnh lý ở vùng cổ tay, có rất nhiều phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau được áp dụng. Trong đó, siêu âm khớp cổ tay đang dần trở thành phương pháp phổ biến thường được bác sĩ chỉ định. Vậy siêu âm khớp cổ tay được dùng để chẩn đoán bệnh gì?

Bạn đang đọc: Siêu âm khớp cổ tay hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý gì?

Siêu âm khớp cổ tay là một trong những ứng dụng của kỹ thuật siêu âm cơ xương khớp. Tác dụng của phương pháp chẩn đoán hình ảnh này là xác định các tổn thương mô mềm, màng hoạt dịch, mạch máu, thần kinh; đặc biệt là hỗ trợ chẩn đoán bệnh viêm khớp dạng thấp và theo dõi bệnh diễn biến thế nào cũng như hiệu quả của các thuốc điều trị ra sao.

Siêu âm khớp cổ tay là gì?

Bệnh lý ở khớp cổ tay rất thường gặp, đa số nguyên nhân là do viêm, do chấn thương hoặc nguyên nhân có liên quan đến nghề nghiệp, các môn thể thao đòi hỏi căng gân cơ quá mức, gây ra các chấn thương lặp đi lặp lại.

Siêu âm khớp cổ tay là một phương pháp chẩn đoán hình ảnh khi ứng dụng sóng siêu âm để kiểm tra những bất thường ở vùng khớp cổ tay.

Tuy nhiên, do kích thước của các cấu trúc ở khớp cổ tay rất nhỏ nên dễ tạo ảnh giả, vì vậy người thực hiện siêu âm khớp cổ tay phải có kinh nghiệm và chuyên môn cao. Đôi khi cần kết hợp cả siêu âm với các phương tiện khác như chụp X quang, điện cơ hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI) mới chẩn đoán chính xác.

Siêu âm khớp cổ tay hỗ trợ chẩn đoán những bệnh lý gì? 1

Siêu âm khớp cổ tay là phương pháp chẩn đoán hình ảnh khảo sát những bất thường ở khớp cổ tay

Ưu điểm của siêu âm khớp cổ tay là giúp xác định các tổn thương ở mô mềm, thần kinh, mạch máu, màng hoạt dịch; có hiệu quả trong chẩn đoán và theo dõi đáp ứng điều trị của người bệnh viêm khớp dạng thấp. Ngoài ra phương pháp này còn giúp phát hiện bệnh ở giai đoạn sớm.

Siêu âm khớp cổ tay ở mặt lòng

Giải phẫu các cấu trúc ở mặt lòng khớp cổ tay

Qua siêu âm, giải phẫu các cấu trúc ở mặt lòng khớp cổ tay bao gồm:

Dây chằng ngang cổ tay: Điểm bám bên trong của dây chằng này là xương đậu và móc xương móc, điểm bám bên ngoài là củ xương thang và củ xương thuyền.

Ống cổ tay: Đây là một ống xương xơ, bao gồm dây chằng ngang và các xương cổ tay. Ống cổ tay bao gồm 4 gân gấp sâu, 4 gân gấp nông và dây thần kinh giữa.

Thần kinh trụ: Nằm giữa gân gấp cổ tay trụ và gân gấp chung các ngón nông, dây thần kinh trụ vào lòng bàn tay đi qua ống trụ chung với động mạch trụ.

Ống trụ: Còn gọi là ống Guyon, được giới hạn bởi dây chằng gian cổ tay và cơ gan tay ngắn phía trên, dây chằng ngang cổ tay và dây chằng đậu móc phía dưới, thành trong là xương đậu, thành ngoài là móc xương móc.

Gân gấp cổ tay trụ ở bờ trong: Bám tận vào xương đậu, xương móc, xương bàn ngón V.

Gân gấp cổ tay quay nằm ở bờ ngoài: Bám tận vào nền xương đốt bàn số II.

Siêu âm khớp cổ tay là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh bằng việc ứng dụng sóng siêu âm để khảo sát những bất thường ở vùng khớp cổ tay 2

Siêu âm khớp cổ tay ở mặt lòng phát hiện hội chứng ống cổ tay

Một số bệnh lý có thể được chẩn đoán

Thông qua siêu âm khớp cổ tay ở mặt lòng, bác sĩ có thể chẩn đoán được một số bệnh lý sau:

Hội chứng ống cổ tay

Hội chứng ống cổ tay xảy ra do sự chèn ép tại dây thần kinh giữa nằm trong ống cổ tay gây nên các triệu chứng của bệnh.

Hội chứng này được xem là bệnh lý thần kinh ngoại biên phổ biến. Đối tượng mắc bệnh phần lớn là phụ nữ làm việc văn phòng và sử dụng tay ở một tư thế cố định liên tục trong thời gian dài.

Siêu âm khớp cổ tay có thể khó phát hiện hội chứng ống cổ tay cấp. Tuy nhiên, ở giai đoạn mạn tính, siêu âm khớp cổ tay sẽ cho thấy hình ảnh thần kinh giữa bị phù nề, hình dạng, kích thước, độ hồi âm thay đổi, khi làm nghiệm pháp động thì giảm cử động thần kinh.

Hội chứng kênh Guyon

Hội chứng này hiếm gặp hơn hội chứng ống cổ tay, do dây thần kinh trụ đi trong ống trụ bị chèn ép. Nguyên nhân gây bệnh thường do gãy xương móc, chấn thương hoặc chơi các môn thể thao, thực hiện những công việc thường xuyên đè mạnh lên gan tay.

Bình thường, khi siêu âm khớp cổ tay ở ống trụ, bác sĩ sẽ thấy động mạch, tĩnh mạch và thần kinh trụ. Nếu phát hiện trong ống gây chèn ép thần kinh có một cấu trúc khác sẽ giúp chẩn đoán bệnh lý này.

Siêu âm khớp cổ tay ở mặt lưng

Giải phẫu các cấu trúc ở khớp cổ tay ở mặt lưng

Qua siêu âm khớp cổ tay ở mặt lưng, các cấu trúc giải phẫu sẽ như sau:

Các gân duỗi vùng mặt lưng cổ tay chia làm 6 ngăn, được bao gân xung quanh và được giữ bởi mạc giữ gân:

  • Ngăn 1: Bao gồm gân duỗi ngắn ngón cái và gân dạng dài ngón cái. Ở ngăn này thường gặp bệnh lý là hội chứng De Quervain, là tình trạng viêm bao gân duỗi ngắn và dạng dài ngón cái;
  • Ngăn 2: Bao gồm gân duỗi cổ tay quay dài và quay ngắn;
  • Ngăn 3: Bao gồm gân cơ duỗi ngón cái dài bám tận đến đốt xa ngón cái;
  • Ngăn 4: Bao gồm 5 bó gân, với gân duỗi của ngón trỏ và gân duỗi chung của các ngón;
  • Ngăn 5: Là gân cơ duỗi trong ngón út;
  • Ngăn 6: Là gân cơ duỗi trong cổ tay trụ.

Tìm hiểu thêm: Quặm mi bẩm sinh là gì và đâu là cách điều trị?

Siêu âm khớp cổ tay là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh bằng việc ứng dụng sóng siêu âm để khảo sát những bất thường ở vùng khớp cổ tay 3
Siêu âm khớp cổ tay ở mặt lưng phát hiện bệnh viêm gân De Quervain

Phức hợp sụn sợi tam giác:

Cấu tạo gồm nhiều cấu trúc bên trong khoang cổ tay trụ, giúp tạo nên sự ổn định bên trụ cổ tay và khớp quay trụ dưới. Siêu âm khớp cổ tay mặt lưng sẽ thấy sụn hình tam giác, hồi âm dày và có thể phát hiện dấu hiệu rách hay tạo nang bên trong.

Bệnh lý có thể được chẩn đoán

Bệnh viêm gân De Quervain:

Khi siêu âm khớp cổ tay ở mặt lưng, bệnh lý hay phát hiện nhất là bệnh viêm gân De Quervain. Các vận động lặp đi lặp lại quá nhiều lần như đánh máy tính, viết nhiều, chơi đàn piano hoặc chăm sóc trẻ sơ sinh là nguyên nhân gây bệnh. Bệnh nhân thường bị đau kèm sưng đỏ gần mỏm trâm quay, sờ thấy cộm cộm và bác sĩ dễ chẩn đoán nhầm với viêm mỏm trâm quay.

Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh viêm gân De Quervain trên siêu âm khớp cổ tay gồm:

  • Gân dày, thường có dạng hình oval hoặc hình tròn, có dấu hiệu tăng tưới máu;
  • Bao gân dày, hồi âm kém, có dịch trong bao gân hoặc tăng tưới máu;
  • Dày mạc giữ gân duỗi;
  • Phù nề mô mỡ xung quanh gân.

Cách cầm chuột đúng tư thế tránh đau khớp cổ tay

Để tránh bị đau khớp cổ tay, bạn có thể thực hiện một số quy tắc cầm chuột máy tính đúng tư thế, đúng cách sau đây:

  • Không nên để chuột máy tính ở gần hoặc quá xa bàn phím máy tính khi cầm chuột. Nếu để chuột quá gần, bạn thao tác chuột không được tự do, nếu để xa thì cổ tay của bạn bị mỏi. Vì thế, bạn nên để chuột song song với bàn phím máy tính.
  • Bạn nên điều chỉnh độ nhạy cũng như tốc độ con trỏ chuột sao cho phù hợp với khả năng sử dụng. Nếu quá chậm, để tới vị trí mong muốn bạn phải di chuyển chuột nhiều lần, nếu quá nhanh thì bạn thao tác chuột không chính xác.
  • Giữ bàn tay và cổ tay thẳng hàng khi cầm chuột. Đặt bàn tay và ngón tay nhẹ nhàng lên chuột sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất. Khi thao tác chuột, phía cổ tay không nên cong lên hoặc võng xuống.
  • Trong khi di chuyển chuột, không nên xoay cổ tay quá nhiều vì cổ tay dễ bị tổn thương nhất. Để việc di chuyển chuột tự nhiên hơn, bạn nên kết hợp với cẳng tay, như vậy sẽ hạn chế cổ tay làm việc quá nhiều.

Siêu âm khớp cổ tay là một phương tiện chẩn đoán hình ảnh bằng việc ứng dụng sóng siêu âm để khảo sát những bất thường ở vùng khớp cổ tay 4

>>>>>Xem thêm: Miếng dán kích hoạt tế bào gốc có thực sự hiệu quả?

Không nên xoay cổ tay quá nhiều trong khi di chuyển chuột vì dễ bị tổn thương

Tóm lại, khi thấy những biểu hiện bất thường ở khớp cổ tay, bạn nên đến bệnh viện để được thực hiện siêu âm khớp cổ tay, qua đó phát hiện bệnh sớm và được điều trị kịp thời, phòng ngừa các biến chứng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Siêu âmKiểm tra sức khỏeChẩn đoán bệnh

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *