Rau nhút có trị huyết trắng được không đang là vấn đề được nhiều người quan tâm. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu nhé!
Bạn đang đọc: Rau nhút có trị huyết trắng được không? Các món ăn giúp trị bệnh huyết trắng
Nhiều chị em phụ nữ tìm tới các bài thuốc dân gian khác nhau khi mắc phải bệnh huyết trắng bởi tính an toàn và giá thành rẻ. Bên cạnh các loại nguyên liệu như lá chè xanh, lá trầu không, rau diếp cá thì rau nhút cũng được nhiều người sử dụng điều trị huyết trắng. Vậy rau nhút có trị huyết trắng được không?
Ra huyết trắng là dấu hiệu của bệnh gì?
Huyết trắng là một tình trạng sức khỏe mà hầu hết chị em phụ nữ đều mắc phải. Tuy rằng không phải là một bệnh lý nguy hiểm nhưng tình trạng này kéo dài có thể làm tăng nguy cơ khó mang thai, hiếm muộn, vô sinh… Bởi khi khí hư ra nhiều bất thường có thể khiến tinh trùng bị giảm về cả số lượng, chất lượng, di chuyển vào tử cung khó khăn hơn, đồng thời có thể gây viêm nhiễm ngược dòng, làm ảnh hưởng đến vòi trứng và buồng trứng.
Có nhiều tác nhân gây ra bệnh huyết trắng như nấm men Candida, ký sinh trùng Trichomonas, tạp khuẩn… Cách gây bệnh cụ thể như sau:
Do nấm men Candida
Nấm Candida tồn tại với số lượng rất ít trong môi trường âm đạo và chúng chung sống hòa bình với các loại vi khuẩn có lợi.
Tuy nhiên, độ pH trong âm đạo bị mất cân bằng vì một nguyên nhân nào đó, có thể là do sử dụng thuốc kháng sinh kéo dài, vệ sinh không đúng cách hoặc căng thẳng, stress… Điều này tạo môi trường thuận lợi cho nấm Candida phát triển mạnh mẽ, lấn át nhóm vi khuẩn có lợi và gây bệnh.
Biểu hiện của bệnh khí hư gây ra bởi nấm Candida là ra nhiều khí hư có màu trắng đục, vón cục như bã đậu hoặc lợn cợn như váng sữa. Người bệnh sẽ cảm thấy ngứa vùng kín, có xu hướng ngứa nhiều về đêm, mùi hôi hoặc không mùi, âm đạo bị sưng đỏ, đau rát khi quan hệ…
Do nhiễm ký sinh trùng Trichomonas
Nguyên nhân này chủ yếu lây nhiễm qua đường quan hệ tình dục. Ký sinh trùng Trichomonas có thể tồn tại dưới các nếp gấp, dưới da hoặc trong âm đạo.
Biểu hiện của việc nhiễm ký sinh trùng Trichomonas là ra nhiều khí hư có màu vàng hoặc xanh, có bọt khí, loãng và thường có mùi hơi nồng. Ngoài ra, người bệnh còn cảm thấy tiểu buốt, tiểu rắt, đau rát khi giao hợp…
Do tạp khuẩn
Tình trạng mất cân bằng môi trường hệ vi sinh sẽ khiến cho các vi khuẩn có hại từ bên trong lẫn bên ngoài cơ thể phát triển rầm rộ và tấn công gây bệnh. Điều này làm thay đổi tính chất cũng như màu sắc của khí hư.
Ở nguyên nhân này, khí hư thường có màu bạch đới hoặc trắng xám, có mùi hơi tanh như mùi cá ươn, đặc biệt là sau khi quan hệ…
Ngoài ra, ra huyết trắng là tình trạng có thể gặp phải sau khi sử dụng kháng sinh kéo dài, hệ miễn dịch bị suy giảm, suy giảm nội tiết tố trong cơ thể, quan hệ tình dục không an toàn, stress kéo dài…
Hiện nay, ngoài việc sử dụng thuốc Tây y, nhiều người thường tìm hiểu về những phương pháp trị huyết trắng bằng các nguyên liệu tự nhiên như lá trầu không, lá chè xanh… Vậy rau nhút có trị huyết trắng được không?
Rau nhút có trị huyết trắng được không?
Rau nhút hay còn được gọi với cái tên là rau rút, đây là một loại thực vật có hoa thuộc họ Đậu và được tìm thấy chủ yếu tại những vùng đất ẩm ướt ở các vùng nước hoặc nổi trên mặt nước trong vùng nước chảy chậm. Rau nhút cũng là loại rau được trồng nhiều ở vùng đồng bằng Bắc Bộ.
Rau nhút thường mọc dài tới 15cm, thân lan rộng ra trên khắp mặt nước lên tới 90 – 150cm. Thân cây được bao phủ bởi lớp lá hình lông chim kép nhỏ, tương tự như lá cây trinh nữ, rất nhạy cảm và khép lại khi có vật khác tiếp xúc.
Các đoạn lá chính thường có từ 8 – 10 lá chét nhỏ thuôn dài và mọc thành các cặp đối diện hai bên thân. Rau nhút có hoa màu vàng ánh lục, mọc dày đặc thành từng cụm hoa hình cầu mượt như lông tơ và hoa thường nở vào mùa hè. Quả của rau nhút giống quả đậu dẹt dài từ 2,5 – 5cm. Vậy rau nhút có trị huyết trắng được không?
Theo Đông y, rau nhút có tính hàn, vị ngọt, không độc. Rau nhút có tác dụng mát gan, giải nhiệt, trị nóng trong sinh mụn, giúp an thần, chữa chứng mất ngủ, làm thông huyết mạch, thông thủy đạo, điều hòa tỳ vị, lợi tiểu, nhuận tràng, hạ sốt, hỗ trợ điều trị bướu cổ…
Theo các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, trong rau nhút chứa nhiều loại vitamin và amin cần thiết như vitamin B12, amin Leucin, Threonin, Methionin…
Không giống như lá chè xanh hay lá trầu không, rau nhút rất phổ biến và có nhiều tác dụng tốt với cơ thể, tuy nhiên rau nhút ít được đề cập đến về tác dụng điều trị huyết trắng. Cho đến nay, chưa có nghiên cứu hay tài liệu nào chứng minh về công dụng trị huyết trắng của rau nhút. Tuy nhiên, nhiều chị em vẫn truyền tai nhau về việc sử dụng rau nhút để xông, rửa vùng kín giống như lá chè xanh hoặc lá trầu không. Cũng có người cho rằng chị em nên uống nước rau nhút pha với nước dừa hoặc chế biến rau nhút thành các món ăn như canh nghêu rau nhút, rau nhút xào tôm, rau nhút xào thịt bò, canh cá rau nhút…
Trên thực tế, tình trạng huyết trắng ra nhiều bất thường chủ yếu là dấu hiệu của bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa do nấm, vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra. Đối với các tác nhân gây bệnh này cần phải sử dụng thuốc Tây y để tiêu diệt, kìm hãm sự phát triển và lây lan.
Mặc dù có nhiều bài thuốc dân gian hoặc loại lá có tác dụng hỗ trợ điều trị tình trạng viêm nhiễm vùng kín, nhưng thường cho hiệu quả chậm. Do đó, chị em không nên phụ thuộc hoàn toàn vào các bài thuốc này. Thay vào đó, hãy chủ động đi thăm khám phụ khoa để có sự can thiệp kịp thời từ bác sĩ.
Tìm hiểu thêm: Bật mí cho các mẹ thực đơn cho bé 6 tuổi đầy đủ dinh dưỡng
Các món ăn hỗ trợ trị bệnh huyết trắng
Bên cạnh vấn đề rau nhút có trị huyết trắng được không, nhiều chị em phụ nữ cũng quan tâm về các món ăn có tác dụng hỗ trợ trị bệnh huyết trắng. Dưới đây là các món ăn giúp hỗ trợ chữa bệnh huyết trắng là:
Canh thịt lợn và hoa mào gà
Canh thịt lợn nấu cùng với hoa mào gà là một món canh có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh huyết trắng ở chị em phụ nữ. Cách thực hiện như sau:
- Thịt lợn thăn: Thái miếng.
- Hoa mào gà, bạch quả và kim anh tử cho vào túi vải buộc kín, sau đó đun sôi với nước trong 30 phút.
- Vớt bỏ phần bã, lấy nước hầm cùng thịt lợn trên bếp nhỏ lửa trong 30 phút, nêm gia vị vừa miệng.
Người bệnh ăn món canh này trong vòng 7 ngày liên tục.
Thịt trai nấu cùng lá hẹ
Cách thực hiện như sau:
- Thịt trai: Đem rửa sạch bằng rượu trắng.
- Lá hẹ: Rửa sạch và cắt khúc dài khoảng 2cm.
- Cho thịt trai và lá hẹ vào nồi đun sôi trong vòng 30 phút, tắt bếp và múc ra bát ăn 1 lần/ngày để trị bệnh huyết trắng.
Gà đen hầm hoàng kỳ
Cách thực hiện như sau:
- Hoàng kỳ: Rửa sạch, thái miếng.
- Gà đen: Làm sạch, bỏ ruột, giữ nguyên con.
- Cho hoàng kỳ, gừng và gia vị vào bụng gà đen rồi đem đi hấp cách thủy.
Ăn món này cách ngày và ăn hết trong ngày.
>>>>>Xem thêm: Bà bầu mất ngủ có nên uống tâm sen? Một số thực phẩm giúp mẹ bầu ngủ ngon
Tóm lại, huyết trắng bất thường là một bệnh lý viêm nhiễm phụ khoa do nhiều tác nhân gây ra như nấm, ký sinh trùng, vi khuẩn gây ra. Lúc này, chị em phụ nữ nên đến các cơ sở thăm khám phụ khoa uy tín để được thăm khám và điều trị phù hợp. Tuy nhiên, có nhiều người tìm hiểu về các bài thuốc dân gian để tự điều trị bệnh huyết trắng tại nhà nhưng thường không triệt để. Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc biết được rau nhút có trị huyết trắng được không.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm