Có bao giờ bạn thắc mắc răng vàng hay răng trắng tốt hơn? Có nhiều người bị ảnh hưởng bởi quảng cáo mà luôn nghĩ rằng, răng trắng mới là răng khỏe mạnh. Nhưng sự thật không phải vậy. Răng khỏe mạnh tự nhiên sẽ có màu hơi vàng và lý do tại sao cũng như cách chăm sóc răng miệng đạt chuẩn là như nào? Đừng bỏ lỡ bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Răng vàng hay răng trắng tốt hơn? Cách chăm sóc răng miệng tại nhà
Ai cũng mong ước hàm răng của mình phải luôn trắng, sáng bóng mà không hề biết liệu răng vàng hay răng trắng tốt hơn. Có vẻ đại đa số sẽ nghĩ rằng, răng vàng là xấu và có liên quan đến việc vệ sinh răng miệng kém. May mắn thay, có một tin vui dành cho những người không có được hàm răng trắng như ngọc đó là răng vàng mới thực sự là răng khỏe mạnh hơn răng trắng.
Liệu răng vàng hay răng trắng tốt hơn?
Bề mặt bên ngoài của răng chúng ta có một lớp men răng được làm từ khoáng chất có tên là canxi hóa bán trong suốt. Bên dưới lớp men này là một lớp màu vàng nhạt gọi là ngà răng. Lớp men này tương tự như men sứ và cực kỳ cứng nên có thể nói nó là mô cứng nhất trong cơ thể. Nó có màu vàng nhạt hoặc trắng sữa (màu của ngà voi).
Do cấu trúc của răng nên có thể thấy răng khỏe mạnh không thể có màu trắng quá mức. Răng vàng hay răng trắng là hoàn toàn phụ thuộc vào mức độ vôi hóa của men răng. Mức độ vôi hóa càng cao thì độ trong suốt càng cao, màu vàng bên trong dễ nhận thấy hơn nhưng nó là màu vàng nhạt. Tuy nhiên, nếu giá trị này thấp thì răng sẽ trắng hơn và kém trong suốt hơn. Nguyên nhân là vì nó làm tăng độ bền và độ dày của lớp men răng, khiến màu vàng của lớp bên trong ít nhìn thấy hơn và khiến men răng trở nên trắng đục và không trong suốt nữa.
Răng khỏe, đẹp, sáng bóng là kết quả của quá trình mầm răng phát triển tốt, được canxi hóa hoàn toàn và được chăm sóc cẩn thận theo thời gian. Nếu hiểu rõ những đặc điểm này của răng, bạn sẽ làm sáng tỏ được thắc mắc răng vàng hay răng trắng tốt hơn. Màu sắc tự nhiên, khỏe mạnh của răng là màu vàng nhạt bán trong suốt.
Các yếu tố khiến màu răng trở nên xấu đi
Màu sắc khỏe mạnh của răng phản ánh thói quen sinh hoạt của bạn. Có 4 nguyên nhân khiến răng có màu sắc không thẩm mỹ như sau:
- Sâu răng: Một số răng bị sâu là do bị tổn thương hoặc vệ sinh không đúng cách có thể để lại hậu quả nghiêm trọng là hoại tử tủy. Tủy hoại tử bị phá vỡ và sản sinh ra melanin khiến răng bị sậm màu. Những đốm đen hoặc nâu nhỏ xuất hiện gần nướu hoặc giữa các răng có thể là dấu hiệu của cao răng, sắc tố hoặc sâu răng và cần được bác sĩ chuyên khoa kiểm tra và chẩn đoán.
- Hút thuốc: Có thể nói nguyên nhân lớn nhất hủy hoại răng miệng và làm vàng răng đó chính là thuốc lá. Hút thuốc không chỉ gây hôi miệng mà còn làm vàng răng, tăng nguy cơ mắc các bệnh về nướu và ung thư miệng. Ngoài ra, hút thuốc cũng có thể làm hỏng các mô nha chu.
- Chế độ ăn uống: Nhiều người có sở thích uống trà và cà phê, mà không biết rằng trong trà, cà phê, thuốc bắc chứa thành phần có nhiều sắc tố nên dễ bám vào bề mặt răng và làm ố răng. Nếu răng của bạn không được chải và chăm sóc đúng cách, sắc tố nâu sẫm sẽ xuất hiện trên bề mặt răng theo thời gian.
- Thuốc kháng sinh: Một số hoạt chất trong thuốc kháng sinh như tetracycline, doxycycline, minocycline… Nếu kết hợp với một số thành phần của răng có thể gây hao hụt sản sinh men răng và gây ố vàng răng.
Nếu có nhu cầu sử dụng các phương pháp tẩy trắng răng bị ố vàng, tốt nhất bạn nên đến cơ sở khám và điều trị nha khoa chuyên nghiệp để tránh những tổn thương không mong muốn cho răng.
Tìm hiểu thêm: Vận động sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung hay không?
Cách chăm sóc răng đạt chuẩn bạn nên biết
Khi chăm sóc răng, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
Đánh răng đúng cách
Ngoài việc biết được răng vàng hay răng trắng tốt hơn thì bạn nên biết thêm quy trình chăm sóc răng chuẩn chỉnh. Trong đó, đánh răng là một phần thiết yếu của việc chăm sóc răng miệng. Bạn có biết rằng đánh răng đúng cách có thể làm giảm thiểu các bệnh răng miệng thường gặp như sâu răng, viêm nha chu, hôi miệng,…
Theo các chuyên gia, để đánh răng đúng cách, trước tiên bạn cần có một chiếc bàn chải đánh răng sẵn phù hợp với đầu bàn chải tròn, lông mềm. Ngoài ra, thay vì chọn bất kì loại kem đánh răng nào trên thị trường thì bạn nên lựa chọn loại có chứa fluor. Để đánh răng tối ưu và đạt hiệu quả tốt, hãy thay bàn chải đánh răng ba tháng một lần. Khi đánh răng bạn nên cẩn thận và dùng lực vừa đủ để chải kỹ hai bên răng và kẽ răng trong vòng 2 – 3 phút. Đặt bàn chải thẳng đứng trước mặt nhai một góc 45 độ và xoay bàn chải để đánh răng. Đừng quên làm sạch lưỡi của bạn.
Bạn nên đánh răng ít nhất hai lần một ngày, sau bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bởi vì, khi ngủ nước bọt trong miệng sẽ ít tiết ra vào ban đêm, đây là lúc vi khuẩn dễ tấn công nhất. Vì vậy, để thức ăn bám trên răng qua đêm sẽ rất nguy hiểm cho răng. Sau khi ăn, môi trường trong miệng bạn sẽ thay đổi và cần có thời gian để khôi phục lại sự cân bằng. Nếu đánh răng quá nhanh, bạn vô tình làm xáo trộn môi trường bên trong miệng, khiến răng và nướu không có thời gian thích nghi, khiến chúng dễ bị tổn thương hơn.
Theo các chuyên gia nha khoa hàng đầu, bạn nên đánh răng trong vòng 10 đến 30 phút sau khi ăn. 10 phút đối với thực phẩm và đồ uống quá ngọt và 20 – 30 phút đối với thực phẩm có tính axit (vì độ pH trong miệng cần được cân bằng).
>>>>>Xem thêm: Hướng dẫn cách bấm huyệt Kiên Trinh chính xác nhất
Nước súc miệng
Nước súc miệng giúp loại bỏ hoàn toàn mảng bám cứng đầu và vi khuẩn trong miệng bạn. Ngay cả khi bạn dùng chỉ nha khoa và đánh răng, vẫn có thể có những mảnh thức ăn và vi khuẩn sót lại mà bạn không thể nhìn thấy. Vì vậy, sử dụng nước súc miệng sẽ rửa sạch tất cả những thứ này và nâng cao khả năng khử trùng răng của bạn trong thời gian dài.
Có thể nói màu răng nguyên thuỷ, chắc khỏe tự nhiên sẽ là màu vàng nhạt bán trong suốt. Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc răng vàng hay răng trắng tốt hơn. Cũng như nắm được cách chăm sóc răng miệng đạt chuẩn để răng của chúng ta luôn khỏe mạnh, rạng ngời và có một nụ cười đầy tự tin.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh răng miệngSức khỏe răngChăm sóc răng miệng