Bạn đang đọc: Quá trình phẫu thuật u cuộn mạch dưới móng diễn ra như thế nào?
U cuộn mạch dưới móng là gì? Có cần phẫu thuật để cắt bỏ u cuộc mạch không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
U cuộn mạch dưới móng là một bệnh khá đặc biệt, thường ít ai phát hiện sớm vì đây là một bệnh hiếm gặp. Biểu hiện chính của bệnh là cơn đau xuất hiện khi ngón tay hoặc ngón chân được kích thích bởi cơ học hoặc nhiệt độ thay đổi. Hãy cùng Long Châu tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có góc nhìn đa chiều hơn về bệnh hiếm gặp này nhé.
Tổng quan về u cuộn mạch dưới móng
Khái niệm “u cuộn mạch” được Wood mô tả lần đầu tiên vào năm 1812 và sau đó được đặt tên bởi Masson vào năm 1924. Đây là một loại tổn thương ít gặp và lành tính, xuất phát từ các cấu trúc được gọi là cuộn mạch trong các cơ quan, đặc biệt là các cấu trúc thần kinh cơ liên quan đến việc điều chỉnh nhiệt độ và điều hòa lưu lượng máu tại chỗ.
U cuộn mạch thường xuất hiện trong lớp hạ bì, chủ yếu tập trung ở bàn tay và bàn chân, với đến 80% được phát hiện ở cánh tay, đặc biệt là ở nhiều dưới móng tay, được gọi là u cuộn mạch dưới móng.
Thường gặp ở nhóm bệnh nhân tuổi trung niên, u cuộn mạch dưới móng thường gây ra cơn đau dữ dội nhất là khi tiếp xúc với lạnh. Chẩn đoán của bệnh này thường gặp khó khăn và phải chờ đến sau khi thực hiện xác nhận mô học từ mẫu đã được cắt bỏ.
Dấu hiệu nhận biết bệnh u cuộn mạch dưới móng
Biểu hiện của u cuộn mạch là đau tại vùng bị u khi có sự kích thích cơ học hoặc tác động nhiệt. Cơn đau thường diễn ra nhanh chóng và không kéo dài, chỉ xuất hiện khi có kích thích và biến mất nếu không có tác động. Nguyên nhân của cơn đau này là do các sợi thần kinh không có bao myelin bảo vệ bị kích thích.
Khi u cuộn mạch lớn, có thể thấy vùng dưới móng tay có màu xanh hoặc tím đỏ. Trong giai đoạn sớm, thường khó phát hiện do biểu hiện chưa rõ ràng và tổn thương nhỏ, dẫn đến tình trạng người bệnh thường phải điều trị tại nhiều nơi mà không rõ nguyên nhân.
Phẫu thuật u cuộn mạch dưới móng diễn ra như thế nào?
Phẫu thuật u cuộn mạch dưới móng có phức tạp và nguy hiểm không? Hãy cùng Long Châu tìm hiểu chi tiết quá trình tiến hành phẫu thuật ngay nội dung dưới đây nhé.
Chuẩn bị cho người bệnh
Thực hiện xét nghiệm đầy đủ, có thể bao gồm chụp X-Quang hoặc MRI để đánh giá phạm vi tổn thương.
Tiến hành thủ thuật
- Sát khuẩn vùng ngón tay hoặc ngón chân và những vùng xung quanh.
- Khoanh vùng phẫu thuật.
- Gây tê tại vị trí tổn thương hoặc gây tê gốc ngón bằng lidocaine.
- Cắt găng chỗ ngón tay để làm ga-rô gốc ngón.
Thực hiện thủ thuật:
- Rạch da quanh vùng da tổn thương, bóc tách và cắt bỏ một phần hoặc có thể là toàn bộ vùng da tổn thương. Hoặc phẫu thuật u cuộn mạch dưới móng bằng cách mở cửa sổ móng: Sử dụng lưỡi dao 11 để đục lỗ hình tứ giác tại vị trí tổn thương, lấy bỏ u dưới móng.
- Gửi tổ chức bệnh phẩm để làm xét nghiệm mô bệnh học.
- Bỏ ga rô.
- Hãy tiến hành làm sạch vết thương bằng oxy già và sát trùng lại bằng povidine 10%.
- Lưu ý phải cầm máu thật kỹ, tiến hành khâu phục hồi giải phẫu bằng chỉ tự tiêu 5/0 và chỉ nylon 4.0.
- Băng ép bằng gạc povidone iodine 10%.
Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm osteocalcin và bệnh loãng xương
Theo dõi người bệnh sau phẫu thuật u cuộn mạch
- Đặt người bệnh nằm với tư thế chân hoặc tay đặt cao trong 10 – 20 phút .
- Cho phép xuất viện nếu không có dấu hiệu chảy máu, đau đầu, chóng mặt, nôn, hoặc buồn nôn.
- Thay băng hàng ngày.
- Tháo chỉ sau mổ sau 7 – 14 ngày.
Cách xử lý vấn đề khi người bệnh có dấu hiệu tai biến sau phẫu thuật
Đầu tiên, hãy đặt người bệnh nằm với đầu thấp, chân cao. Cởi bỏ quần áo chật. Sau đó, gọi ngay cho bác sĩ gần nhất để thăm khám kịp thời. Bác sĩ sẽ kiểm tra mạch, huyết áp, nhịp thở, nhịp tim, sắc mặt, tri giác và đặt kẹo trong miệng. Cho người bệnh uống nước đường pha loãng.
- Trường hợp nặng: Tiêm adrenalin dưới da 1ml liên tục cho đến khi huyết áp ổn định.
- Trong trường hợp ngừng tim: Tiêm adrenalin vào tĩnh mạch, thực hiện xoa bóp tim, thủ phạm sốc điện và cung cấp oxy.
>>>>>Xem thêm: Nguyên nhân vì sao chỉ số Homocysteine cao làm tăng nguy cơ bệnh tim?
Đối với trường hợp chảy máu: Hãy mở vết mổ, dùng băng để giúp máu ngừng chảy. Đối với trường hợp nhiễm khuẩn: Cắt bỏ chỉ, làm sạch mủ và sử dụng kháng sinh nếu cần.
Nếu không liền vết mổ: Bác sĩ sẽ thực hiện lại quá trình khâu hoặc sử dụng chiếu laser tùy thuộc vào tình trạng của vết thương.
U cuộn mạch dưới móng là bệnh rất hiếm gặp tuy nhiên lại vô cùng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường ở tay hoặc chân, bạn hãy đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám nhé. Theo dõi các bài viết khác của Long Châu để có thêm thật nhiều kiến thức bổ ích.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Móng tayThông tin sức khỏe