Quả keo dậu là loại cây còn khá xa lạ với nhiều người. Tuy nhiên, nó lại là vị thuốc quý báu hỗ trợ điều trị nhiều tình trạng sức khỏe.
Bạn đang đọc: Quả keo: Thành phần, lợi ích và các lưu ý khi sử dụng
Keo dậu là cây hoang, mọc dại ở nhiều nơi và được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau như: Bình linh, keo giun,… Quả keo rất dễ kiếm, lại chứa nhiều thành phần quan trọng nên được sử dụng để bào chế thành nhiều bài thuốc. Vậy quả keo có tác dụng gì? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết dưới đây nhé!
Quả keo là gì?
Quả keo là một bộ phận của cây keo dậu, hay còn gọi là: Cây bình linh, keo giun, bồ kết dại, rau muồng,… Loài cây này có thể mọc ở nhiều loại đất khác nhau, từ đất khô cằn, đến mọc dại ven sông, ao, hồ,… Thân cây nhỏ, phân thành nhiều cành và nhánh nhỏ ngay từ gốc, vỏ cây ngả màu nâu.
Thông thường, keo dậu sẽ ra hoa vào tháng 4 – tháng 6 và kết quả từ tháng 7 – tháng 9. Người ta thường thu hoạch quả keo chín vào tầm cuối hạ đầu thu. Sau đó, đập lấy hạt, phơi khô hoặc sấy khô để làm thuốc chữa bệnh. Hạt keo có vị đắng, mùi thơm, tính mát.
Thành phần của quả keo
Quả keo chứa một lượng lớn chất béo, đặc biệt là 2 loại acid béo là: Linoleic, oleic, lên đến 8,8%. Loại dầu béo chiết xuất từ hạt và quả keo thường có màu xanh sẫm đặc trưng.
Ngoài ra, đặc tính của cây keo dậu là hút chất selen có trong đất và tích luỹ vào hạt. Bởi vậy, trong hạt keo còn có thêm các dưỡng chất khác như: Selen, tocopherol, protein, canxi, phốt pho, sắt, natri, kali, vitamin A, vitamin C, thiamin, đường (D-galactose và D-mannose),…
Quả keo dậu có tác dụng gì?
Từ lâu, quả keo dậu đã được sử dụng trong cả y học cổ truyền và y học hiện đại. Các tác dụng đã được chứng minh của loại quả này có thể kể đến là:
Điều trị giun đũa
Y học dân gian chủ yếu sử dụng hạt cây keo dậu để tẩy giun. Các chất trong loại hạt này khi đi vào hệ tiêu hoá của con người sẽ hỗ trợ tiêu diệt giun đũa, ký sinh trùng ở đường ruột. Nếu sử dụng với liều lượng khoảng 50g/ngày, bạn hoàn toàn có thể yên tâm rằng cơ thể sẽ không xuất hiện bất cứ triệu chứng ngộ độc nào.
Ngăn ngừa ung thư
Chất mimosine có trong quả keo có khả năng ức chế quá trình sinh sản của các tế bào ác tính tại gan, phổi, gây bệnh ung thư phổi và ung thư gan. Nó cũng làm tăng tính nhạy cảm các các khối u, khiến chúng dễ dàng bị loại bỏ trong quá trình điều trị ung thư.
Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Một nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, thịt quả keo dậu có tác dụng hỗ trợ kiểm soát đường huyết ổn định rất hiệu quả. Bởi vậy, các bác sĩ chuyên khoa khuyến khích bệnh nhân bị đái tháo đường nên ăn loại quả này thường xuyên để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh.
Ngừa thai
Theo các tài liệu y học cổ truyền, sử dụng quả keo, kết hợp với vỏ và rễ của cây keo dậu có tác dụng ngừa thai đối với phụ nữ trong thời kỳ sinh sản. Đây được coi là một biện pháp tránh thai an toàn, tự nhiên.
Cải thiện chứng đau họng
Với công dụng chống viêm, giảm đau, quả keo có thể hỗ trợ điều trị chứng đau họng, ho khan tại nhà. Không những vậy, việc sử dụng quả keo thường xuyên còn góp phần ức chế các tế bào ác tính phát triển trong niêm mạc miệng.
Một số bài thuốc y học cổ truyền từ quả keo
Dưới đây là gợi ý về một số bài thuốc y học cổ truyền từ quả keo mà bạn có thể tham khảo. Lưu ý rằng thông tin bên dưới không thể thay thế chỉ định điều trị từ bác sĩ.
Bài thuốc trị giun đũa
Ăn hạt tươi từ quả keo. Hoặc dùng hạt khô rang lên, tán thành bột rồi uống hoặc thêm đường để làm thành bánh. Ngày dùng từ 10 – 15g đối với trẻ em hoặc từ 25 – 50g đối với người lớn. Dùng buổi dáng lúc đói liên tục trong 3 – 5 ngày. Có thể phối hợp thêm với một số loại hạt khác như sử quân tử để đạt hiệu quả tốt hơn.
Bài thuốc điều trị yếu sinh lý và tiểu đường
Với 50g hạt keo rang vàng, bạn pha uống tương tự như cà phê. Mỗi ngày, bạn uống 2 lần, liên tiếp trong 3 ngày. Tuy nhiên, cần nghỉ từ 2 – 3 ngày rồi mới tiếp tục sử dụng.
Tìm hiểu thêm: Các phương pháp gây tê thường dùng và một số vấn đề cần lưu ý về kỹ thuật gây tê
Điều trị vàng da và thiếu máu
Để tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh vàng da và thiếu máu được phát huy tối đa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau. Tiếp đó, đem sắc nước uống mỗi ngày, sử dụng liên tục trong 1 tháng. Bao gồm:
- 6g hạt keo dậu;
- 12g củ mài (hoài sơn);
- 12g sâm bố chính;
- 12g bạch biển đậu (đậu ván trắng);
- 6g tặc cốt (mai mực);
- 6g ý dĩ;
- 6g vỏ hàu (mẫu lệ).
Liều lượng phù hợp khi dùng quả keo
Trong quả keo có chứa một lượng nhỏ độc tố nên người bệnh cần sử dụng với liều lượng phù hợp. Liều lượng này còn phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng sức khoẻ của mỗi người. Cụ thể:
Đối với người lớn
Người lớn từ 18 tuổi trở lên nên sử dụng từ 25 – 30g quả keo mỗi ngày.
Đối với trẻ em
Trẻ em chỉ nên sử dụng khoảng 3 ngày liên tiếp vào buổi tối và sáng sớm rồi nghỉ để tránh gây quá tải cho các cơ quan bên trong cơ thể.
- Dưới 3 tuổi: 2g mỗi ngày;
- Từ 3 – 5 tuổi: 5g mỗi ngày;
- Từ 6 – 10 tuổi: 7g mỗi ngày;
- Từ 11 – 15 tuổi: 10g/ngày;
- Trên 16 tuổi: Dùng như liều người lớn.
Tác dụng phụ của quả keo
Trên thực tế, vẫn có một số trường hợp người bệnh xuất hiện các tác dụng phụ khi dùng quả keo. Do đó, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng loại quả này.
Keo dậu có thể tương tác với một số loại thuốc, thực phẩm chức năng hay dược liệu khác mà bạn đang sử dụng. Nếu gặp phải bất cứ triệu chứng bất thường nào, bạn nên tạm ngừng sử dụng và thông báo ngay cho bác sĩ.
Hơn nữa, loại cây này còn chứa một lượng nhỏ độc tố mimosine. Vì vậy, tiêu thụ quả keo quá nhiều trong thời gian dài có thể gây rụng tóc, bơ phờ, chán ăn, bướu cổ, đục thuỷ tinh thể,…
Cần lưu ý gì khi sử dụng quả keo?
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng khi sử dụng quả keo:
- Chỉ nên ăn khoảng 5% khẩu phần ăn hàng ngày để tránh bị ngộ độc.
- Phụ nữ mang thai và đang cho con bú nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để ngăn ngừa tình trạng sảy thai.
- Hạn chế sử dụng các bộ phận của cây keo cùng với amoxicillin vì gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn.
>>>>>Xem thêm: Quặm và lông xiêu của mí mắt có nguy hiểm không?
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về quả keo. Hãy kết hợp linh hoạt nguyên liệu này để cải thiện sức khỏe một cách triệt để nhé! Đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Dinh dưỡngThực phẩm