Nhắc đến xạ trị, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến phương pháp hiệu quả trong việc điều trị ung thư. Tuy nhiên, xạ trị hiện nay đã dần được áp dụng cho điều trị tình trạng nhịp nhanh thất. Vậy xạ trị cho nhịp tim nhanh thất là gì? Phương pháp này mang lại hiệu quả như thế nào? Cùng tìm hiểu dưới đây.
Bạn đang đọc: Phương pháp xạ trị cho nhịp tim nhanh thất
Trong hành trình chinh phục các phương pháp điều trị cho nhịp tim nhanh thất thì xạ trị là phương pháp đầy hứa hẹn. Vậy xạ trị cho nhịp tim nhanh thất là gì? Bệnh nhân gặp phải các tác dụng phụ nào khi xạ trị?
Nhịp tim nhanh thất là gì?
Nhịp tim nhanh thất hay supraventricular tachycardia (SVT) là một dạng của tình trạng rối loạn nhịp tim. Khi xuất hiện tình trạng nhịp tim nhanh thất, nhịp tim lúc này sẽ không còn đập theo sự giám sát và kiểm soát của nút xoang (trung tâm điều khiển nhịp tim) mà thay vào đó là một nhịp khác có tần số nhanh hơn. Xung nhịp mới này được xuất phát từ một vị trí nào đó của tâm thất và từ đó truyền xuống tâm thất. Rối loạn nhịp tim nhanh ở tâm thất có 3 loại bao gồm:
- Nhịp tim nhanh vào lại nút nhĩ thất;
- Nhịp nhanh nhĩ;
- Hội chứng Wolff – Parkinson – White (WPW syndrome).
Xạ trị cho nhịp tim nhanh thất là gì?
Trong điều trị ung thư, xạ trị là một trong những phương pháp quen thuộc. Tuy nhiên, hiện nay, ứng dụng của việc xạ trị đã mở rộng sang lĩnh vực điều trị cho các bệnh lý tim mạch, cụ thể là nhịp tim nhanh thất. Phương pháp xạ trị lập thể định vị thân hay với tên đầy đủ là Stereotactic Body Radiation Therapy (SBRT). Với khả năng phóng tia bức xạ đến tim một cách chính xác, không làm hại đến các mô xung quanh, phương pháp này được đánh giá hiệu quả trong điều trị nhịp tim nhanh nhất.
Trong lúc xạ trị, máy gia tốc tuyến tính sẽ tạo ra chùm hạt di chuyển với tốc độ nhanh và phóng ra tia phóng xạ đến vùng cần điều trị. Nhờ hệ thống máy móc hiện đại này mà các chùm tia xạ được đưa đến vị trí đích điều trị một cách chính xác, đồng thời có thể hỗ trợ bác sĩ trong việc điều chỉnh hình dạng tia phù hợp. Mục đích của việc xạ trị là ngăn chặn và hạn chế các tín hiệu dẫn đến nhịp tim không bình thường. Quá trình xạ trị sẽ kéo dài khoảng 1 tiếng, sau đó, bệnh nhân có thể xuất viện ngay trong ngày mà không cần nằm viện theo dõi.
Hiệu quả của việc xạ trị cho trường hợp nhịp tim nhanh thất
Thông qua nghiên cứu sơ bộ, việc dùng phương pháp xạ trị để điều trị cho nhịp tim nhanh thất đang ngày càng được chứng minh tính hiệu quả. Kết quả lâm sàng ban đầu cũng đã cho thấy tính hiệu quả mà phương pháp này mang lại. Từ đó mang đến hy vọng cho việc áp dụng rộng rãi hơn ở tương lai.
Nghiên cứu tiêu biểu được thực hiện trên 5 bệnh nhân vào năm 2015 đã cho thấy, sau khi trải qua việc xạ trị, số lần xuất hiện tình trạng nhịp tim nhanh ở các bệnh nhân này đã giảm một cách đáng kể. Cụ thể, từ 6.500 cơn nhịp tim nhanh thất trong vòng 3 tháng trước khi điều trị đã giảm xuống 680 cơn trong vòng 6 tuần sau khi áp dụng phương pháp xạ trị. Con số trên không chỉ chứng minh được tính hiệu quả của phương pháp xạ trị trong việc kiểm soát tình trạng nhịp tim nhanh mà phương pháp này còn góp phần giúp giảm được nguy cơ xuất hiện các biến chứng liên quan.
Một thử nghiệm khác được thực hiện trên 19 bệnh nhân cũng có kết quả giảm rõ rệt số lần xuất hiện cơn nhịp tim nhanh sau mỗi đợt xạ trị. Điều này không những mang lại kết quả tốt trong việc điều trị bệnh mà còn giúp bệnh nhân cải thiện được chất lượng cuộc sống của mình.
Bên cạnh đó, khi áp dụng phương pháp xạ trị cho nhịp tim nhanh thất, bệnh nhân có thể giảm được nhu cầu sử dụng thuốc. Điều này sẽ giúp bệnh nhân giảm được gánh nặng về mặt tài chính và hạn chế được những nguy cơ gặp phải tác dụng phụ tiềm ẩn khi phải sử dụng thuốc điều trị dài hạn.
Tìm hiểu thêm: Vị trí của huyệt Xung Dương nằm ở đâu?
Xạ trị cho nhịp nhanh thất có tác dụng phụ không?
Bên cạnh hiệu quả của phương pháp xạ trị cho nhịp tim nhanh thất, chúng ta còn quan tâm đến những tác dụng phụ tiềm ẩn mà phương pháp này mang đến. Xác định được chính xác vị trí cần phóng tia xạ là một thách thức lớn nhất trong việc áp dụng phương pháp này để điều trị nhịp nhanh thất. Bởi tim là cơ quan di động liên tục, điều này gây khó khăn trong việc định vị được chính xác vị trí xạ trị, dẫn đến những nguy cơ làm tổn thương mô tim. Khi tác dụng phụ này xảy ra, chức năng tim sẽ bị ảnh hưởng và kéo theo những biến chứng không mong muốn khác.
Bên cạnh đó, một vài bệnh nhân khi đã trải qua phương pháp xạ trị này cho biết, họ đã trải qua cảm giác đau bụng. Nguyên nhân có thể do tia bức xạ lan rộng đến các khu vực lân cận của tim như ruột hoặc dạ dày, gây nên những phản ứng phụ không mong muốn.
Vấn đề quan trọng khác cần quan tâm là ảnh hưởng lâu dài của tia xạ đến tim. Hiện tại cách thức tia xạ này ảnh hưởng đến hoạt động và cấu trúc của những phân tử trong mô tim còn chưa được rõ ràng. Các nhà nghiên cứu vẫn đang nỗ lực tìm hiểu rõ hơn để có những đánh giá đầy đủ về lợi ích, hiệu quả cũng như rủi ro mà phương pháp này đem lại.
>>>>>Xem thêm: Đỡ đẻ ngôi chỏm là gì? Những thông tin cần biết
Phương pháp xạ trị cho nhịp tim nhanh thất vẫn đang còn ở giai đoạn thử nghiệm, chưa chính thức trở thành phương pháp điều trị chuẩn. Mặc dù đã có những dấu hiệu cho thấy sự tiềm năng, nhưng cần phải có nhiều nghiên cứu hơn để chứng minh về hiệu quả và an toàn. Vì thế, nếu bạn mắc phải tình trạng này và muốn áp dụng phương pháp xạ trị, hãy trao đổi với bác sĩ điều trị và cân nhắc thật kỹ trước khi quyết định tham gia vào thử nghiệm lâm sàng này.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh tim mạchSức khỏe tim mạch