Bạn đang đọc: Phương pháp phẫu thuật u nhầy nhĩ trái và những điều cần biết về bệnh
U nhầy nhĩ trái còn được gọi là u nhầy nhĩ, là một căn bệnh nguy hiểm có thể khiến cho người bệnh bị đột tử do khối u lớn sẽ lấp kín lỗ van tim hai lá và làm tắc nghẽn dòng chảy của máu. Vậy bệnh u nhầy nhĩ trái là gì? Làm thế nào để chẩn đoán bệnh u nhầy nhĩ trái? Phẫu thuật u nhầy nhĩ trái như thế nào?
Bệnh u nhầy nhĩ trái khiến cho máu không thể chảy xuống tâm thất trái để tiếp tục quá trình bơm máu nuôi dưỡng cơ thể mà ứ đọng lại ở tâm nhĩ trái. U nhầy nhĩ trái có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim cấp hoặc đột quỵ não. Nhà thuốc Long Châu sẽ chia sẻ với bạn đọc về biện pháp chẩn đoán u nhầy nhĩ trái và phương pháp phẫu thuật u nhầy nhĩ trái.
U nhầy nhĩ trái là bệnh gì?
U nhầy nhĩ trái là một loại khối u lành tính hiếm gặp. Loại khối u này xuất hiện tại nhĩ trái của tim, được hình thành và phát triển từ tế bào mô mềm, sợi collagen và có chứa nhiều polysaccharide. U nhầy nhĩ trái có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm và cũng là một nguyên nhân tiềm ẩn dẫn đến đột quỵ hoặc đột tử.
Hiện nay, nguyên nhân gây ra bệnh u nhầy nhĩ trái vẫn chưa được xác định chính xác. Tuy nhiên, khối u này được cho là xuất phát từ một số yếu tố di truyền hoặc một số bệnh lý khác. Tần suất để mắc bệnh lý này là khá thấp, theo ước tính chỉ có khoảng từ 0,5 – 1 ca trên một triệu người mỗi năm. Bệnh thường gặp ở những người có độ tuổi từ 30 – 60 tuổi với tỷ lệ nữ giới cao hơn nam giới.
Một số yếu tố có thể làm gia tăng nguy cơ mắc u nhầy nhĩ trái bao gồm các bệnh lý di truyền và tiền sử bệnh tim mạch.
Triệu chứng và biến chứng của bệnh u nhầy nhĩ trái
Bệnh u nhầy nhĩ trái gây ra nhiều triệu chứng và biến chứng nghiêm trọng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khoẻ của người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh không gây ra bất kỳ triệu chứng nào nên khiến cho việc chẩn đoán bệnh trở nên khó khăn.
Dưới đây là những triệu chứng và biến chứng của u nhầy nhĩ trái mà người bệnh có thể gặp phải, cụ thể như sau:
Triệu chứng của u nhầy nhĩ trái
Theo các bác sĩ và chuyên gia y tế nhận định rằng, khối u nhầy nhĩ trái thường hình thành và phát triển ở nhóm đối tượng từ 30 – 60 tuổi, đặc biệt là từ 56 tuổi trở lên. Nữ giới có nguy cơ mắc u nhầy nhĩ trái cao hơn nam giới.
Triệu chứng của bệnh u nhầy nhĩ trái có thể gây nhầm lẫn với các bệnh lý khác xảy ra ở tim. Hoặc có thể hiểu rằng, u nhầy nhĩ trái cũng là một nguyên nhân gây ra các bệnh lý ở tim mạch, điển hình là bệnh suy tim do van tim bị tắc nghẽn, bệnh thấp tim, hở hoặc hẹp van hai lá, đột quỵ do thuyên tắc mạch, thiếu máu não…
Bệnh u nhầy nhĩ trái được cảnh báo với những triệu chứng khác nhau, điển hình là biểu hiện của tình trạng thuyên tắc mạch phổi và mạch máu ngoại biên:
- Cảm thấy đầu lâng lâng, chóng mặt;
- Khó thở khi vận động nhiều hoặc khi gắng sức;
- Đau thắt ngực, đánh trống ngực;
- Nhức mỏi cơ, sụt cân, sức khỏe yếu;
- Sốt, ngất xỉu;
- Đau khớp, phù chân;
- Nổi ban;
- Xuất hiện bất thường trong thành phần của máu: Đa hồng cầu, tăng bạch cầu, giảm hoặc tăng tiểu cầu, tốc độ lắng máu tăng.
Biến chứng của bệnh u nhầy nhĩ trái
Mặc dù u nhầy nhĩ trái là loại khối u lành tính, tuy nhiên, vị trí hình thành của khối u là ở trong tim nên mức độ nguy hiểm của nó không kém các loại khối u ác tính khác. Nếu bệnh không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời thì khối u sẽ tiếp tục phát triển nhanh và gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Khối u bị vỡ: Khối u bị vỡ sẽ giải phóng ra cục máu đông vào tuần hoàn máu đến các cơ quan khác. Nếu cục máu động di chuyển đến não sẽ gây tắc nghẽn mạch máu và nguy cơ bị đột quỵ não là rất cao. Ngoài ra, nếu cục huyết khối di chuyển đến phổi sẽ khiến người bệnh gặp phải các triệu chứng như khó thở, đôi khi là không thở được, ho ra máu, da xanh tím, móng tay hình khum.
- Khối u chèn ép vào lỗ van tim hai lá: Lúc này, dòng lưu thông của máu bị cản trở, dẫn đến tình trạng nhồi máu cơ tim, nặng nề nhất là người bệnh bị đột tử.
Do đó, nếu cơ thể của bạn đang xuất hiện các triệu chứng nêu trên khi vận động và ngay cả khi nghỉ ngơi, bạn hãy nhanh chóng đến bệnh viện để thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Chẩn đoán bệnh u nhầy nhĩ trái
Trong một số trường hợp, bệnh u nhầy nhĩ trái có thể không gây ra triệu chứng rõ ràng. Điều này gây khó khăn cho việc chẩn đoán bệnh, có thể dẫn đến tình trạng phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn khi mà bệnh đã trở nên nghiêm trọng.
Trong quá trình chẩn đoán xác định, các bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện một số bước như kiểm tra các triệu chứng, hỏi về tiền sử bệnh của người bệnh và gia đình, chỉ định người bệnh thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh khác nhau để đánh giá sức khoẻ của tim mạch cũng như phát hiện ra các biến chứng khác.
Việc phát hiện bệnh u nhầy nhĩ trái đòi hỏi một số kỹ thuật chẩn đoán khác nhau, bao gồm chụp cắt lớp vi tính (CT), chụp từng phần hình ảnh (MRI) và siêu âm tim.
Siêu âm tim là một phương pháp phổ biến nhất trong chẩn đoán bệnh. Phương pháp này sẽ giúp bác sĩ có thể xem xét về hình dạng, kích thước và vị trí cụ thể của khối u nhầy nhĩ trái. Chụp CT và MRI cũng được sử dụng để hỗ trợ xác định vị trí và kích thước của khối u.
Ngoài ra, bác sĩ có thể yêu cầu người bệnh thực hiện các xét nghiệm máu nhằm kiểm tra các chỉ số máu, bao gồm các bộ phận của cơ thể đã bị tổn thương.
Nếu được phát hiện bệnh, bác sĩ sẽ khuyến khích người bệnh tiếp tục thực hiện các xét nghiệm khác để phát hiện các biến chứng khác.
Tìm hiểu thêm: Gân là gì? Vai trò và chức năng của gân với sự hoạt động của cơ thể
Phương pháp phẫu thuật u nhầy nhĩ trái
Bệnh u nhầy nhĩ trái cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời để tránh các biến chứng nghiêm trọng. Phẫu thuật u nhầy nhĩ trái là một phương pháp điều trị bệnh lý này hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với trường hợp khối u đã lớn và gây ra các triệu chứng như khó thở, đau thắt ngực hoặc làm suy giảm chức năng tim.
Phẫu thuật u nhầy nhĩ trái có thể được thực hiện bằng cách mở tim xâm lấn hoặc thông qua những phương pháp phẫu thuật không xâm lấn.
Trong phẫu thuật u nhầy nhĩ trái mở tim, bác sĩ sẽ tiến hành cắt một phần của trái tim để có thể tiếp cận với khối u và loại bỏ u nhầy. Đây là một phương pháp phẫu truyền thống được áp dụng trong nhiều năm và cho hiệu quả tốt. Tuy nhiên, phương pháp này có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn, đặc biệt là ở bệnh nhân có tình trạng sức khoẻ yếu.
Trong phẫu thuật u nhầy nhĩ trái không xâm lấn, bác sĩ sẽ tiến hành đưa các dụng cụ thông qua các ống dẫn để có thể tiếp cận và loại bỏ khối u nhầy. Đây là phương pháp phẫu thuật mới và đang phát triển một cách nhanh chóng. Phương pháp này mang lại nhiều lợi ích hơn so với phẫu thuật u nhầy nhĩ trái mở tim, bao gồm ít đau đớn hơn, thời gian phục hồi nhanh và tối thiểu hoá các tác dụng phụ.
Tuy nhiên, phẫu thuật u nhầy nhĩ trái không xâm lấn có những hạn chế riêng, đặc biệt là đối với bệnh nhân có khối u nhầy nhĩ trái lớn hoặc phát triển ở vị trí khó tiếp cận. Bên cạnh đó, phương pháp này còn đòi hỏi kỹ thuật thực hiện phẫu thuật cao và kinh nghiệm của bác sĩ.
Trong quá trình phẫu thuật u nhầy nhĩ trái, bác sĩ sẽ cố gắng loại bỏ toàn bộ khối u, không để sót lại mảnh khối u nào trong tim.
Sau đó, bác sĩ sẽ tiến hành khâu lại các mô và xử lý vết thương để giảm thiểu tối đa tác dụng không mong muốn để giúp bệnh nhân nhanh chóng hồi phục sức khỏe.
>>>>>Xem thêm: U cột sống là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách chẩn đoán
Hy vọng với những thông tin được chia sẻ trong bài viết đã giúp bạn đọc hiểu hơn về bệnh u nhầy nhĩ trái và phương pháp phẫu thuật u nhầy nhĩ trái. Đây là một loại khối u lành tình nhưng rất nguy hiểm do vị trí xuất hiện ở trong tim. Việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời u nhầy nhĩ trái sẽ giúp người bệnh phòng tránh các biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, đột tử, đột quỵ…
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Bệnh tim mạchSức khỏe tim mạch