Điều quan trọng cần lưu ý trong quá trình nuôi cấy, phân lập vi sinh vật là không được đưa các vi khuẩn ngoại nhiễm vào môi trường nuôi cấy. Mọi yếu tố từ môi trường, dụng cụ chứa đến dụng cụ nuôi cấy đều cần phải được khử trùng kỹ càng trước khi sử dụng.
Bạn đang đọc: Phương pháp phân lập vi sinh vật và những điều cần biết
Nuôi cấy, phân lập vi sinh vật là kỹ thuật được áp dụng phổ biến tại các cơ sở y tế, đặc biệt đối với những bệnh lý nhiễm trùng. Mỗi bệnh phẩm và tác nhân gây bệnh sẽ có kỹ thuật nuôi cấy khác nhau. Vậy cụ thể, phân lập vi sinh vật là gì? Cần lưu ý những gì trong quá trình nuôi cấy? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu rõ hơn về kỹ thuật này trong bài viết dưới đây nhé!
Phương pháp nuôi cấy, phân lập vi sinh vật là gì?
Nuôi cấy, phân lập vi sinh vật là phương pháp được sử dụng để làm tăng số lượng phát triển của vi sinh vật, tách riêng các loại vi sinh vật cần xác định với quần thể ban đầu của chúng bằng cách nuôi cấy chúng trong các môi trường chuyên biệt. Phân lập và nuôi cấy vi sinh vật là phương pháp quan trọng được sử dụng để chẩn đoán chính xác nguyên nhân gây ra bệnh.
Trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn, việc tuân thủ nguyên tắc vô trùng là điều cực kỳ quan trọng. Điều này sẽ giúp hạn chế tối đa tình trạng nhiễm khuẩn từ môi trường bên ngoài như không khí hay các dụng cụ, vật dụng khác. Đảm bảo được tính chính xác trong việc xác định nguyên nhân gây bệnh.
Tìm hiểu về mục đích và kỹ thuật phân lập vi sinh vật
Trong quá trình nuôi cấy vi sinh vật, việc phân lập đóng vai trò quan trọng. Mục đích của phương pháp phân lập vi sinh vật là tách riêng các vi sinh vật từ quần thể ban đầu để tạo thành các dòng vi sinh vật thuần khiết (clon). Khi các vi sinh vật phát triển và tăng trưởng trên bề mặt môi trường rắn, chúng sẽ tạo ra các khuẩn lạc. Mỗi nhóm sinh vật và mỗi loại vi sinh vật đều có đặc điểm hình thái khuẩn lạc riêng biệt. Người thực hiện xét nghiệm sẽ biết nhận định tính chất của khuẩn lạc và dựa vào đó để xác định tên của vi khuẩn gây bệnh.
Quá trình cấy phân lập vi sinh vật có thể được thực hiện trực tiếp từ mẫu bệnh phẩm ban đầu. Hoặc từ các loại vi sinh vật đã được cấy trong môi trường thạch rắn chưa tách được khuẩn lạc riêng lẻ từ lần cấy phân lập ban đầu.
Điều quan trọng khi cấy phân lập vi sinh vật là không đưa thêm các vi sinh vật từ bên ngoài vào môi trường nuôi cấy. Do đó, tất cả các thao tác phải được thực hiện trong điều kiện vô trùng tuyệt đối. Đồng thời, các dụng cụ chứa và dụng cụ nuôi cấy cũng cần phải được khử trùng trước khi dùng.
- Sử dụng đĩa thạch petri để thực hiện kỹ thuật cấy phân vùng. Sau đó, dùng que cấy vô trùng để lấy mẫu vi khuẩn muốn phân lập bằng cách chạm vào hoặc nhúng vào mẫu bệnh phẩm. Trường hợp cấy dịch chứa ít vi khuẩn, có thể dùng pipet paster để hút dịch từ ống chứa bệnh phẩm và nhỏ 1 – 2 giọt lên đĩa thạch petri.
- Sử dụng ria que cấy để tạo ra các đường ziczac trên đĩa petri chứa môi trường thạch thích hợp. Sau mỗi đường ria, que cấy cần được đốt khử trùng và làm nguội trước khi thực hiện các thao tác tiếp theo.
- Lật đĩa petri ngược lại rồi ủ trong môi trường nhiệt độ ấm. Kết quả là mật độ vi khuẩn sẽ được giảm dần từ vùng 1 đến vùng 3. Trường hợp nếu mẫu bệnh phẩm có chứa nhiều vi khuẩn, các vi khuẩn sẽ được phân lập riêng lẻ khi đến vùng 3. Mỗi khi vi khuẩn riêng rẽ này sẽ phát triển thành khuẩn lạc khác nhau.
Tìm hiểu thêm: Mẹ bầu có được đạp xe không? Những lưu ý đối với mẹ bầu khi đạp xe
Mẫu dịch, mủ được đặt ở vị trí vô trùng thường chỉ mọc 1 loại vi khuẩn và tạo ra 1 loại khuẩn lạc duy nhất. Người thực hiện xét nghiệm sẽ nhận định tính chất của khuẩn lạc để đặt tên cho vi khuẩn. Trường hợp nếu vi khuẩn không mọc thành khuẩn lạc, kết quả sẽ trả về âm tính sau 48 giờ.
Mẫu bệnh phẩm từ các vị trí có sự hiện diện của vi khuẩn như mũi, họng, tỵ hầu, phân, đờm thường sẽ phát triển nhiều loại khuẩn lạc khác nhau. Người thực hiện xét nghiệm sẽ chọn khuẩn lạc nghi ngờ để xác định tên loại vi khuẩn.
Các dạng mẫu cho và dụng cụ cho nuôi cấy, phân lập vi sinh vật
Dạng mẫu cho nuôi cấy
- Dạng dịch mẫu chỉ định: Là các dạng dịch nuôi cấy chứa vi khuẩn đã được đồng nhất hoặc môi trường lỏng chứa chủng vi sinh vật cần được phân tích.
- Dạng trên bề mặt môi trường rắn: Có chứa thạch từ 1,2 – 2% trong ống thạch nghiêng hoặc trên đĩa petri.
- Dạng mẫu nằm sâu trong môi trường rắn: Thường được thực hiện trong ống nghiệm thạch sâu chứa thạch mềm khoảng 0,5 – 0,7%.
>>>>>Xem thêm: Da khô nghiêm trọng: Dấu hiệu, nguyên nhân và giải pháp
Dụng cụ nuôi cấy, phân lập vi sinh vật
- Que cấy thẳng: Que cấy kim loại có thiết kế đầu nhọn, được sử dụng để cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ty.
- Que cấy móc: Que cấy có phần đầu vuông góc, thích hợp cho việc cấy vi khuẩn có tạo khuẩn ty.
- Que cấy vòng: Là que cấy kim loại với phần đầu có vòng tròn, được sử dụng để cấy chủng từ môi trường lỏng hoặc rắn lên môi trường lỏng hoặc rắn tương ứng.
- Que cấy trang: Là que cấy được làm bằng kim loại hoặc thủy tinh với phần đầu có hình tam giác, được sử dụng để phân bố vi khuẩn trên bề mặt thạch rắn.
- Ống hút thủy tinh: Được sử dụng để chuyển vi khuẩn lên bề mặt môi trường rắn hoặc vào môi trường lỏng.
- Đầu tăm bông vô trùng: Sử dụng để cấy vi vi sinh vật từ môi trường lỏng lên bề mặt môi trường rắn.
Tóm lại, phân lập vi sinh vật là bước rất quan trọng trong quá trình nuôi cấy vi khuẩn. Tuy nhiên, để mang lại kết quả chính xác nhất, cần đảm bảo không đưa các vi khuẩn ngoại nhiễm vào môi trường nuôi cấy vi sinh vật.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:Vi khuẩnnuôi vi khuẩn