Phương pháp đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?

Phương pháp đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?

Đo chức năng hô hấp hay còn gọi là đo chức năng thông khí, là phương pháp được sử dụng để thăm dò chức năng phổi, nhằm mục đích tầm soát, chẩn đoán và theo dõi các bệnh lý liên quan đến hệ thống hô hấp. Dưới đây là một số thông tin cơ bản giúp trả lời cho câu hỏi đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?

Bạn đang đọc: Phương pháp đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?

Một cách để đánh giá chính xác cũng như theo dõi đáp ứng điều trị của người bệnh ở phổi đó là thăm dò chức năng hô hấp. Phương pháp này sẽ sử dụng các loại máy móc để đo dòng khí khi hít vào và thở ra để tính toán được những chỉ số chức năng quan trọng của phổi. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào và nó có vai trò như thế nào đối với người bệnh phổi nhé!

Đo chức năng hô hấp là gì?

Đo chức năng hô hấp là phương pháp chuyên sâu, sử dụng các loại máy để đo dòng khí khi hít vào và thở ra, từ đó sẽ tính toán ra được những chỉ số quan trọng về chức năng phổi. Đây là một kỹ thuật được sử dụng phổ biến để chẩn đoán, theo dõi và đánh giá tình trạng sức khỏe đường hô hấp của người bệnh. Kỹ thuật này thực hiện khá đơn giản, hầu như không gây đau cho người bệnh và đa số các trường hợp thực hiện đều không gây ra sự khó chịu hay biến chứng nguy hiểm nào.

Phương pháp đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?

Đo chức năng hô hấp sẽ đưa ra kết quả về những chỉ số liên quan đến khả năng hô hấp của phổi

Kỹ thuật này cung cấp cho các bác sĩ những thông tin về thông số hô hấp liên quan đến hoạt động của phổi. Từ đó, giúp bác sĩ đưa ra những chẩn đoán chính xác về hai hội chứng rối loạn thông khí, đó là tắc nghẽn hoặc hạn chế đường dẫn khí.

Thông qua các chỉ số đo được, bác sĩ sẽ biết được lưu lượng không khí đang lưu thông bên trong phế quản và phổi. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ đánh giá thêm được mức độ tắc nghẽn của phế quản cũng như mức độ nghiêm trọng của tình trạng giãn phế quản để đưa ra những hướng điều trị phù hợp.

Sau khi thực hiện đo chức năng hô hấp, kết quả sẽ đưa về thông qua những con số cụ thể và so sánh với thông số của người có sức khoẻ bình thường. Sau đó, các trị số này sẽ được biểu diễn dưới dạng của một đường cong thể hiện lưu lượng thể tích với hai trục tham số, một trục là số đo về lưu lượng khí lưu thông, trục còn lại là số đo thể tích khí có ở trong phổi.

Đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?

Tuỳ vào các trường hợp bệnh tình khác nhau mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định đo chức năng hô hấp. Một số trường hợp được chỉ định đo chức năng hô hấp, bao gồm:

Chẩn đoán

Bác sĩ sẽ yêu cầu bệnh nhân thực hiện kỹ thuật với những trường hợp như:

  • Chẩn đoán các bệnh lý hay vấn đề liên quan đến hệ hô hấp khi có những biểu hiện lâm sàng và kết quả xét nghiệm có bất thường. Bệnh nhân có những triệu chứng như khó thở, ho khan kéo dài, dị dạng lồng ngực, hen phế quản, phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)…
  • Đánh giá những dấu hiệu bất thường do bệnh lý về đường hô hấp gây nên.
  • Đánh giá sự ảnh hưởng của bệnh lý đối với chức năng của phổi.
  • Sàng lọc những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh phổi.
  • Đánh giá tiên lượng về tình trạng bệnh tình trước khi bước vào một cuộc phẫu thuật.
  • Xác định chính xác tình trạng sức khoẻ của người bệnh trước khi thực hiện các nghiệm pháp gắng sức.

Theo dõi và lượng giá về khả năng đáp ứng điều trị

Dựa vào kỹ thuật đo chức năng hô hấp, các bác sĩ có thể thực hiện được những vấn đề sau:

  • Theo dõi sự ảnh hưởng của bệnh lý đến chức năng phổi.
  • Theo dõi những tác động khi tiếp xúc trực tiếp với những yếu tố nguy cơ đối với chức năng phổi.
  • Theo dõi những tác dụng phụ của thuốc đối với chức năng hô hấp của người bệnh.
  • Đánh giá về hiệu quả điều trị của biện pháp can thiệp y tế.
  • Đánh giá mức độ nghiêm trọng của tình trạng bệnh lý.
  • Đánh giá tổng quan sức khoẻ của người bệnh khi tham gia chương trình phục hồi chức năng.
  • Đánh giá mức độ tàn tật đối với các lĩnh vực như y khoa, công nghiệp và bảo hiểm y tế.

Bên cạnh những trường hợp trên, đo chức năng hô hấp còn được chỉ định để tầm soát bệnh liên quan đến hệ hô hấp đối với những đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh về hô hấp, chẳng hạn như người hút thuốc lá hay người thường xuyên phải tiếp xúc với khói bụi, khói thuốc lá hay các loại hóa chất độc hại.

Tìm hiểu thêm: Trẻ sơ sinh thở nhanh thoáng qua và những điều cha mẹ cần lưu ý

Phương pháp đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?
Đo chức năng hô hấp để chẩn đoán, theo dõi và lượng giá về khả năng đáp ứng điều trị của người bệnh

Các trường hợp chống chỉ định đo chức năng hô hấp

Mặc dù kỹ thuật đo chức năng hô hấp mang lại nhiều giá trị trong y học nói chung và những bệnh lý về đường hô hấp nói chung, nhưng không phải trường hợp nào cũng có thể chỉ định thực hiện. Dưới đây là một số trường hợp chống chỉ định đo chức năng hô hấp:

  • Bị nhiễm trùng đường hô hấp cấp;
  • Bị ho ra máu chưa rõ nguyên nhân;
  • Bị phình động mạch chủ ở ngực và bụng;
  • Vừa trải qua đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc bị bệnh hen dưới 6 tuần;
  • Mắc bệnh lý về tim mạch nhưng chưa ổn định hoặc bị nhồi máu cơ tim;
  • Mới phẫu thuật các bộ phận mắc, bụng hoặc ngực dưới 6 tháng;
  • Đau ngực chưa rõ nguyên nhân;
  • Bị đau thắt vùng ngực và không ổn định sau 24 giờ;
  • Bệnh lao phổi tiến triển;
  • Có triệu chứng của các bệnh cấp tính như buồn nôn, nôn hay tiêu chảy;
  • Rối loạn thần kinh tâm thần hoặc người bệnh không hợp tác.

Các bước thực hiện đo chức năng hô hấp

Để đo được chức năng hô hấp, người bệnh cần thực hiện hai động tác sau:

  • Động tác đầu: Thực hiện hô hấp như bình thường. Khi bác sĩ chỉ định hít sâu vào và thở ra hết sức mình thì người bệnh cần thực hiện chính xác như hướng dẫn.
  • Động tác thứ hai: Người bệnh hô hấp như bình thường, sau đó hít vào hết sức và thở ra nhanh chóng, hết sức. Tiếp theo, người bệnh sẽ tiếp tục thở ra trong khoảng thời gian ít nhất 6 giây.

Trong suốt quá trình thực hiện, người bệnh cần thực hiện điều đặn, liên tục và không dừng lại những động tác được hướng dẫn. Việc dừng một cách đột ngột có thể làm sai lệch kết quả, từ đó đưa ra những nhận định và chẩn đoán kém chính xác về bệnh tình.

Từ những thông số hô hấp đo được (FEV1 và FVC) bác sĩ sẽ chẩn đoán chức năng thông khí của phổi. Tổng hợp tất cả những thông tin thu được, bác sĩ sẽ đưa ra được nhận định phổi đang hoạt động tốt hay không.

Phương pháp đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào?

>>>>>Xem thêm: Uống ca cao có tăng chiều cao không?

Người bệnh cần thực hiện liên tục, đều đặn những động tác mà bác sĩ hướng dẫn

Lưu ý khi thực hiện đo chức năng hô hấp

Khi thực hiện kỹ thuật đo chức năng hô hấp, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Ngừng sử dụng thuốc giãn phế quản hoặc thuốc chẹn beta adrenergic 6 giờ trước khi tiến hành kỹ thuật.
  • Không ăn no bụng 2 tiếng trước khi thực hiện.
  • Nếu có sử dụng các chất có cồn thì sẽ tiến hành đo sau 4 giờ.
  • Nếu vừa hút thuốc lá sẽ được chỉ định đo sau khoảng 1 giờ. Tuy nhiên để đảm bảo về tính chính xác của kết quả, hãy ngừng hút thuốc lá trong vòng 24 giờ trước khi tiến hành kỹ thuật.
  • Không vận động mạnh trong vòng 30 phút trước khi đo.
  • Mặc quần áo rộng rãi, dễ chịu khi đo.

Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin cụ thể và giúp giải đáp câu hỏi đo chức năng hô hấp được chỉ định khi nào. Để có được kết quả đo chức năng hô hấp chính xác, bạn nên tìm đến các địa chỉ y tế uy tín để được các bác sĩ tay nghề cao hỗ trợ.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *