Phun môi xong bị dính nước có sao không là vấn đề được phái đẹp đặc biệt quan tâm bởi điều này rất dễ xảy ra nhưng phần đa đều chưa nắm rõ những nguy cơ và cách xử trí chuẩn y khoa. Và nếu bạn cũng là một trong số đó thì đừng bỏ lỡ bài viết sau nhé!
Bạn đang đọc: Phun môi xong bị dính nước có sao không?
Hiện nay, phun môi là một trong những xu hướng làm đẹp rất thịnh hành tại Việt Nam.Thông thường sau khi thực hiện kỹ thuật này, chuyên gia thẩm mỹ sẽ dặn dò khách hàng kiêng nước trong một thời gian nhất định. Tuy vậy trong nhiều trường hợp, hiện tượng môi dính nước vẫn có thể xảy ra. Vậy phun môi xong bị dính nước có sao không và bạn cần phải làm gì để đối phó với tình trạng này?
Phun môi là gì?
Hiện nay có hai kỹ thuật được áp dụng khá phổ biến để cải thiện màu môi, đó là phun môi và xăm môi. Trong đó phun môi được hiểu là phương pháp sử dụng bút phun thêu gắn đầu kim siêu nhỏ với kích thước chỉ 0,02mm để tác động lên vùng thượng bì của vùng da can thiệp. Kỹ thuật này không hề xâm lấn sâu mà chỉ dẫn mực đến lớp thượng bì với độ sâu dao động từ 0,1 – 0,2mm.
So với phương pháp xăm môi thì phun môi có quy trình tác động nhẹ nhàng hơn, da môi ít bị tổn thương, phù nề không đáng kể. Đặc biệt, màu môi lên rất tự nhiên và không để lộ đường viền như kỹ thuật cải thiện màu môi truyền thống. Tuy nhiên nói qua cũng phải nói lại, vì màu mực chỉ được đi đến lớp thượng bì nên khá nhanh phai, thường chỉ giữ được sắc môi tươi tắn trong vòng 3 – 4 năm.
Vì sao phải kiêng nước sau khi phun môi?
Mặc dù bút phun thêu chỉ tiếp cận đến vùng thượng bì của da môi nhưng không thể phủ nhận một điều: Phun môi là kỹ thuật xâm lấn và gây tổn thương trên vùng da can thiệp. Nhìn bên ngoài, bạn chỉ thấy sưng nề chứ không chảy máu. Tuy vậy trên bề mặt môi thực chất đang hiện diện rất nhiều vết thương hở nhỏ li ti.
Với tình trạng này, nếu môi tiếp xúc nước thì sẽ có 3 vấn đề có thể xảy ra:
- Thứ nhất, môi khó đóng vảy do bề mặt bị ướt, quá trình phục hồi sau phun môi sẽ kéo dài hơn so với bình thường.
- Thứ hai, độ ẩm cao là môi trường lý tưởng cho sự hoành hành và phát triển của vi khuẩn gây hại. Khi đó nguy cơ nhiễm trùng, thậm chí là bội nhiễm sẽ rất dễ xảy ra. Môi xuất hiện nhiều bọng nước, mưng mủ, đau nhức tăng lên và lúc này, hệ lụy sẽ vô cùng khó lường.
- Thứ ba, nước vào sẽ ngấm vào vùng thượng bì, chúng khiến màu mực hoạt động không ổn định, mật độ phân bố không còn đồng đều như khi mới phun. Kết quả là môi có hiện tượng loang lổ, không đều màu sau khi bong hoàn toàn.
Vậy phun môi kiêng nước bao lâu là hợp lý? Chính vì những điều đáng ngại nói trên mà các chuyên gia phun xăm thường khuyên khách hàng kiêng nước 100% trong 24 giờ đầu tiên. Sau đó cố gắng kiêng nước hết mức có thể trong vòng 7 – 10 ngày (khoảng thời gian trùng khớp với giai đoạn phục hồi sau can thiệp). Lưu ý, việc kiêng nước ở đây được hiểu là tránh tiếp xúc nước lên môi chứ không phải kiêng uống nước.
Phun môi xong bị dính nước có sao không?
Đối với những người vừa trải qua kỹ thuật phun môi, hầu như ai cũng được dặn dò về việc kiêng nước trong thời gian ngay sau đó. Tuy nhiên như đã nhắc qua ở trên, nguy cơ này vẫn có thể xảy ra do một trong ba lý do:
- Ăn uống và vô tình để vướng nước trên môi;
- Tắm rửa, xông hơi, đi bơi,… khiến nước xâm nhập vào vùng da vừa phun xăm;
- Sự cố bất khả kháng (dính mưa, ngã vào nước,…).
Vậy phun môi xong bị dính nước có sao không?
Trước tiên hãy bình tĩnh, đừng quá lo lắng vì mọi chuyện đều có cách giải quyết. Việc kiêng nước là nguyên tắc cơ bản nhưng nếu chẳng may dính nước và bạn xử lý nhanh, đúng cách thì đó không phải là vấn đề đáng ngại. Cụ thể, hãy làm theo các bước sau để cải thiện tình hình:
- Dùng bông tẩy trang hoặc khăn cotton mềm thấm nước muối sinh lý và lau sạch bề mặt môi để ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng.
- Lấy một bông tẩy trang khô chấm nhẹ lên môi để thấm hết nước còn bám dính trên bề mặt. Chú ý không thao tác mạnh tay, không chà xát kẻo gây phản tác dụng.
Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn cách tập Calf Raise giúp tăng cơ bắp chân
Nếu bạn làm theo đúng hướng dẫn trên thì nguy cơ nhiễm trùng hay lên màu không chuẩn sẽ được hạn chế xuống mức thấp nhất. Hiệu quả của cách xử lý này phụ thuộc vào việc bạn để môi tiếp xúc nước trong thời gian bao lâu và lượng nước ngấm vào nhiều hay ít. Do đó hãy thao tác càng sớm càng tốt để ngăn ngừa mọi rủi ro có thể xảy ra.
Qua những phân tích trên, bây giờ thì bạn đã có được lời giải đáp thỏa đáng cho câu hỏi: “Phun môi xong bị dính nước có sao không?” rồi phải không?
Một số lưu ý đặc biệt sau khi phun môi
Sau khi phun môi, để có được kết quả như ý thì bạn cần lưu tâm đến một số điều sau:
Trước khi bong
- Làm sạch môi 2 – 3 lần mỗi ngày bằng bông tẩy trang và dung dịch NaCl 0,9% để phòng tránh nhiễm khuẩn. Thao tác nhẹ nhàng, chỉ chấm chứ không thoa hay chà xát.
- Không chạm tay lên môi, luôn đeo khẩu trang khi ra ngoài.
- Tránh dính nước, đặc biệt là trong 24 giờ đầu tiên. Khi uống nên dùng ống hút, khi ăn nên đưa thức ăn sâu vào miệng, hạn chế tối đa việc để môi tiếp xúc thức ăn.
- Luôn vệ sinh môi và thấm khô sau mỗi lần dùng bữa.
- Nếu môi rỉ nước thì dùng bông y tế để thấm. Trong trường hợp môi phù nề, xuất hiện bọng nước thì uống thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ.
- Không sử dụng đồ ăn có tính cay, nóng, mặn trong giai đoạn này. Tránh xa những thực phẩm dễ gây thâm môi, sẹo lồi và có khả năng dị ứng cao như: Thịt bò, rau muống, hải sản. Đảm bảo uống tối thiểu 2l nước mỗi ngày để đẩy nhanh quá trình phục hồi tổn thương.
- Không dùng son, tẩy da chết sau khi phun môi. Nên thoa kem dưỡng ẩm, dưỡng phục hồi chuyên dụng cho môi để vết thương nhanh lành.
Trong giai đoạn bong vảy
- Để lớp da bên ngoài bong tự nhiên, tuyệt đối không dùng tay bóc vảy hoặc dùng thêm dụng cụ hỗ trợ để loại bỏ thành phần này.
- Tăng cường dưỡng ẩm, dưỡng phục hồi cho da môi theo đúng hướng dẫn của chuyên gia thẩm mĩ.
- Tiếp tục duy trì chế độ ăn uống như giai đoạn trước bong.
- Khi da đã bong hoàn toàn thì dùng thêm dầu dừa hoặc dầu hạnh nhân, dầu oliu để dưỡng da môi, giúp môi căng mịn và lên màu đẹp hơn.
>>>>>Xem thêm: Bệnh loạn dưỡng cơ Becker là gì? Triệu chứng, mức độ nguy hiểm và phương pháp phòng ngừa
Lời giải đáp của câu hỏi: “Phun môi xong bị dính nước có sao không?” lệ thuộc vào nhiều yếu tố chẳng hạn như loại mực phun, phạm vi và thời gian tác động của nước trên da môi, đặc biệt là cách xử trí khi tình huống xảy ra. Mong rằng khi đã nằm lòng những thông tin cơ bản này, bạn có thể hạn chế tối đa những nguy cơ nếu vấn đề trên xảy đến với mình.
Xem thêm: 8 cách dưỡng môi tại nhà đơn giản, hiệu quả cao
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm