Với y học hiện đại, nội soi vá nhĩ là phương pháp phẫu thuật tinh vi giúp màng nhĩ lành kín và phục hồi chức năng thính giác của người bệnh. Để tìm hiểu chi tiết về phẫu thuật vá nhĩ bằng phương pháp nội soi này, cùng đọc ngay bài viết dưới đây của chúng tôi nhé!
Bạn đang đọc: Phẫu thuật nội soi vá nhĩ và những điều bạn cần biết
Vá màng nhĩ là ca phẫu thuật được thực hiện nhằm mục đích sửa chữa lỗ hổng, vết rách xảy ra ở màng nhĩ. Với y học hiện đại, nội soi vá nhĩ là phương pháp phẫu thuật tinh vi giúp màng nhĩ lành kín và phục hồi chức năng thính giác của người bệnh. Phẫu thuật vá nhĩ bằng phương pháp nội soi là một chỉ định được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên khoa Tai Mũi Họng.
Nội soi vá nhĩ là gì?
Phẫu thuật vá màng nhĩ bằng phương pháp nội soi hay còn gọi là nội soi vá nhĩ. Đây là phương pháp phẫu thuật thực hiện với kỹ thuật tinh vi. Phẫu thuật này giúp thực hiện các vết rách, lỗ thủng của màng nhĩ. Việc khắc phục các tổn thương màng nhĩ không chỉ phục hồi thính lực đối với bệnh nhân. Nó giúp người bệnh bảo vệ tốt phần tai giữa, giúp hạn chế tình trạng nhiễm trùng tai giữa kéo dài.
Theo cấu trúc tai, màng nhĩ là một lớp màng mỏng, nó ngăn cách tai ngoài và tai giữa. Lớp màng này thuộc phần tai giữa, nó rung lên khi có sóng âm thanh truyền qua màng nhĩ. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại hoặc gặp các vấn đề chấn thương gây tổn thương đến màng nhĩ. Các lỗ thủng màng nhĩ không thể tự lành được cần phải được can thiệp điều chỉnh bằng phẫu thuật.
Những trường hợp cần được thực hiện nội soi vá nhĩ là những trường hợp như:
- Chỉ định: Phẫu thuật vá nhĩ được chỉ định đối với trường hợp người bệnh có lỗ thủng màng nhĩ đơn thuần, đã điều trị tai khô và hết nhiễm trùng.
- Chống chỉ định: Phẫu thuật nội soi vá nhĩ chống chỉ định đối với những bệnh nhân có tình trạng viêm tai xương chũm nặng hoặc nghi ngờ triệu chứng bệnh lý cholesteatoma bẩm sinh.
Ưu nhược điểm của phương pháp vá màng nhĩ nội soi
Cũng như các phương pháp điều trị bệnh khác, phẫu thuật vá màng nhĩ nội soi có cả ưu và nhược điểm.
Ưu điểm
Nội soi vá nhĩ được ứng dụng thực hiện rộng rãi và phổ biến đối với các ca phẫu thuật tai hiện nay. Một số ưu điểm của phương pháp hiện đại này so với phương pháp phẫu thuật truyền thống như:
- Độ chính xác cao: Nội soi vá nhĩ được thực hiện với ống nội soi công nghệ hiện đại, hình ảnh rõ nét. Nó cho phép bác sĩ thực hiện một cách chính xác hơn, giảm thiểu tối đa việc làm tổn thương đến những cấu trúc khác nằm trong tai.
- Rút ngắn thời gian phẫu thuật: Đối với phẫu thuật vá màng nhĩ truyền thống, bác sĩ cần phải thực hiện cắt mở nhiều mô xung quanh tai. Tuy nhiên, phẫu thuật vá nhĩ nội soi được thực thiện thông qua một ống nhỏ được luồn qua vết rạch ở đáy tai. Nó giúp giảm đau và thời gian hồi phục sau phẫu thuật nhanh hơn.
- Ít tổn thương tai: Phương pháp nội soi vá nhĩ giúp giảm thiểu tình trạng chảy máu và tổn thương tại các vị trí phẫu thuật. Nó giúp hạn chế các nguy cơ biến chứng sau mổ.
Nhược điểm
Bên cạnh các ưu điểm, việc nội soi vá nhĩ cũng tồn tại các nhược điểm mà bệnh nhân cần cân nhắc trước khi thực hiện:
- Việc nội soi vá nhĩ cần được thực hiện bởi các bác sĩ chuyên môn với tay nghề cao, có kinh nghiệm mổ nội soi.
- Ánh sáng từ máy nội soi có thể gây ra tình trạng bỏng nhiệt nếu được thực hiện bởi bác sĩ thiếu chuyên nghiệp.
- Bên cạnh đó, nếu phẫu thuật chảy nhiều máu có thể cản trở việc quan sát hình ảnh một cách chính xác của bác sĩ.
Quy trình thực hiện nội soi vá nhĩ
Nội soi vá nhĩ được thực hiện thông qua quy trình như sau:
Gây tê cục bộ
Trước khi thực hiện phẫu thuật vá nhĩ nội soi, các bác sĩ sẽ tiến hành gây tê cục bộ vùng tai bằng cách tiêm thuốc gây tê vào các vùng mô da mềm xung quanh tai. Việc gây tê cục bộ giúp bệnh nhân không cảm thấy đau và tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phẫu thuật.
Loại bỏ các mô sẹo thừa
Tùy vào tình trạng của mỗi bệnh nhân, ống nội soi sẽ được tiếp cận đến màng nhĩ thông qua ống tai ngoài hoặc qua đường rạch nhỏ dưới đáy tai bệnh nhân. Trong quá trình tiếp cận ống nội soi tới màng nhĩ, để việc tiếp cận dễ dàng hơn, bác sĩ cần thực hiện loại bỏ các mô sẹo thừa nếu có.
Tiến hành vá màng nhĩ thủng bằng các mô
Các vùng mô tự thân như vùng sụn của tai hoặc màng tai đồng chủng sẽ được sử dụng để tiến hành vá màng nhĩ. Các mô được đặt chính xác vào vị trí các lỗ hổng của màng nhĩ và sử dụng các kỹ thuật tinh vi nhằm kết nối với các bộ phận xung quanh.
Kiểm tra và đánh giá
Sau khi hoàn thành quá trình nội soi vá nhĩ, các bác sĩ cần tiến hành kiểm tra và đánh giá kỹ càng vùng mô phẫu thuật. Đảm bảo các mô nhĩ đã an toàn, lỗ hổng được khắc phục hoàn thiện trước khi kết thúc phẫu thuật.
Tìm hiểu thêm: Sau khi đắp mặt nạ ngủ có cần rửa lại không?
Một số biến chứng khi vá màng nhĩ
Nội soi vá nhĩ là kỹ thuật hiện đại, giúp khắc phục các vấn đề liên quan đến màng nhĩ, cấu trúc tai, đảm bảo an toàn thính lực cũng như sức khỏe thính giác một cách an toàn. Đây là thủ thuật được thực hiện không quá phức tạp, có độ rủi ro tương đối thấp. Tuy nhiên, trước khi thực hiện, người bệnh cần được kiểm tra, xét nghiệm kỹ để đảm bảo an toàn. Sau phẫu thuật, tốt nhất bệnh nhân nên theo dõi tình hình, quan sát kỹ vết mổ để quá trình phục hồi nhanh hơn.
Những biến chứng có thể gặp khi vá màng nhĩ không phải là không có. Tuy nhiên, những biến chứng này rất hiếm khi xảy ra. Một số trường hợp bệnh nhân có thể gặp phải như: Nhiễm trùng tại vị trí phẫu thuật, phản ứng chống lại thuốc gây mê trong quá trình phẫu thuật.
Các biến chứng nguy hiểm hơn như:
- Hoa mắt, chóng mặt, tổn thương các dây thần kinh mặt và dây thần kinh kiểm soát vị giác.
- Tổn thương xương tai giữa gây suy giảm thính lực.
- Mất thính lực ở mức độ vừa hoặc nặng.
- Mô da thừa phát triển ở vị trí phía sau màng nhĩ gây nên bệnh lý cholesteatoma.
>>>>>Xem thêm: https://nhathuoclongchau.com.vn/bai-viet/nhan-biet-tre-thieu-mau-co-bieu-hien-gi.html
Nội soi vá nhĩ là quy trình phẫu thuật tiên tiến, hiện đại yêu cầu kỹ năng cao từ bác sĩ chuyên môn giúp phục hồi chức năng thính lực tốt, ít để lại biến chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe, người bệnh nên đến các cơ sở y tế thăm khám và chỉ định phương pháp điều trị phù hợp nhất.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm