Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Nốt ruồi là những đốm đen trên da thường vô hại nhưng gây mất thẩm mỹ. Vậy thật ra nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không? Trong bài viết dưới đây, Nhà thuốc Long Châu sẽ đưa ra một số thông tin cụ thể về vấn đề này.

Bạn đang đọc: Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Nốt ruồi bẩm sinh là những đốm pigment xuất hiện từ khi sinh ra do các tế bào melanocyte tích tụ trong da khi phôi thai phát triển. Chúng có thể xuất hiện ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể và thường không gây vấn đề sức khỏe. Vậy nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Sự hình thành của nốt ruồi

Nốt ruồi thường xuất hiện trong mọi giai đoạn và có thể có nhiều sắc thái màu sắc khác nhau. Màu sắc được thể hiện từ màu da tự nhiên đến màu hồng, nâu hoặc đen. Những người có mái tóc hoặc làn da sẫm màu thường có nốt ruồi màu sậm hơn với những người có mái tóc, làn da sáng hơn.

Nốt ruồi có thể phẳng hoặc nổi lên trên bề mặt da. Có khoảng 10 – 40 nốt ruồi trên cơ thể khi bạn trưởng thành là điều bình thường. Một số nốt ruồi có thể phát triển chậm và sau đó mờ dần hoặc biến mất theo thời gian.

Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Đôi khi, nốt ruồi có thể là dấu hiệu của ung thư tế bào hắc tố hoặc tiền ung thư. Nếu nốt ruồi của bạn bắt đầu ngứa, chảy máu, không có hình dạng tròn hoặc bầu dục, hoặc khi thấy xuất hiện bất kỳ thay đổi nào về bề ngoài của chúng, hãy liên hệ ngay với bác sĩ chăm sóc sức khỏe.

Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Hầu hết các nốt ruồi là những biểu hiện không gây hại và không thay đổi theo thời gian. Mặc dù chúng không ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng có thể ảnh hưởng đến thẩm mỹ, vì vậy nhiều người quyết định loại bỏ chúng.

Nhiều người cũng thắc mắc rằng nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không? Cũng có những trường hợp bác sĩ khuyên loại bỏ nốt ruồi sau khi đánh giá có nguy cơ phát triển ác tính. Khi nghi ngờ về nốt ruồi có khả năng gây tổn thương, bác sĩ sẽ thu mẫu tế bào và gửi đi kiểm tra tại phòng thí nghiệm.

Nếu xác định có tế bào ung thư, việc loại bỏ nốt ruồi thông qua phẫu thuật hoặc tiểu phẫu sẽ được thực hiện. Việc này nhằm mục đích ngăn ngừa biến chứng hoặc sự lan toả của tế bào ung thư.

Cách ngăn ngừa nốt ruồi ác tính như thế nào?

Để ngăn chặn sự xuất hiện của nốt ruồi không mong muốn. Quan trọng nhất là bạn cần tập trung vào việc bảo vệ những khu vực da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời. Theo các chuyên gia da liễu, để giảm thiểu nguy cơ này bạn cần tuân theo một số hướng dẫn sau:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mạnh, đặc biệt là từ 8 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
  • Sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF không dưới 30+ cho các vùng da cơ thể tiếp xúc với ánh nắng.
  • Bảo vệ vùng da bằng cách sử dụng trang phục bảo vệ chống nắng, nón rộng vành, cũng như kính mát khi ra ngoài.

Bạn cần nhớ rằng việc chăm sóc và bảo vệ da không chỉ giúp ngăn ngừa nốt ruồi không mong muốn mà còn bảo vệ làn da khỏi tác động có hại từ ánh nắng mặt trời.

Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

Tránh ánh nắng mặt trời phòng ngừa nốt ruồi ác tính

Các phương pháp tẩy nốt ruồi an toàn hiệu quả

Tại cơ sở y tế, nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không? Tẩy nốt ruồi thường được thực hiện theo các phương pháp dưới đây:

  • Tẩy nốt ruồi bằng laser: Đây là phương pháp hiện đại, đang được sử dụng rộng rãi để tẩy nốt ruồi an toàn, ít để lại sẹo. Sử dụng máy laser để chiếu tia lên nốt ruồi cần loại bỏ. Tia laser này tác động lên các tế bào sắc tố ở lớp biểu bì làm “bốc hơi” mô nốt ruồi nhưng không gây tổn thương xung quanh. Đồng thời, tia laser này cũng giúp loại bỏ sắc tố ở tầng biểu bì sâu hơn.
  • Phương pháp đốt điện: Dùng dòng điện để phá hủy mô nốt ruồi, tuy nhiên có thể gây tổn thương da xung quanh. Công nghệ mới sử dụng sóng RF hoặc tia Plasma sẽ ít đau đớn hơn, hỗ trợ quá trình lành vết thương và giảm thiểu vết sẹo.
  • Tiểu phẫu: Phương pháp này thường áp dụng cho những nốt ruồi lớn, không đều hoặc nằm sâu trong da. Bác sĩ sẽ kiểm tra tính chất của nốt ruồi, xem có nguy cơ ác tính không, sử dụng dao tiểu phẫu cắt nông hoặc sâu tùy thuộc vào tình trạng của nốt ruồi.

Tìm hiểu thêm: Ăn sữa chua nhiều có tốt không? Những thời điểm ăn sữa chua tốt nhất?

Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?
Đến các cơ sở y tế để tẩy nốt ruồi an toàn

Trong các trường hợp nghi ngờ về nốt ruồi có tính chất xấu, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tế bào ung thư. Phương pháp này không sử dụng laser hoặc đốt điện để tránh gây cháy mô, làm mất đi tế bào và không thể quan sát được dưới kính hiển vi.

Chăm sóc nốt ruồi sau khi tẩy

Việc chăm sóc vết thương sau đó là rất quan trọng, vùng da sau khi tẩy nốt ruồi thường rất nhạy cảm và dễ bị tổn thương. Nếu chăm sóc không đúng cách, vết thương có thể bị loang lổ, tái phát, nhiễm trùng, viêm da hoặc để lại sẹo lồi, đặc biệt là khi vị trí nằm trên khuôn mặt.

Dưới đây là một số điểm cần chú ý khi chăm sóc vết thương sau khi loại bỏ nốt ruồi:

  • Vệ sinh vùng da đã loại bỏ nốt ruồi: Sử dụng nước muối sinh lý hoặc betadine để rửa vết thương khi thay băng. Không sử dụng oxy già vì có thể ảnh hưởng xấu đến tốc độ lành vết thương.
  • Chỉ sử dụng thuốc bôi khi vết thương đã lành và theo chỉ định của bác sĩ.
  • Duy trì chế độ dinh dưỡng khoa học, đặc biệt nên bổ sung các thực phẩm giàu vitamin A, C, E. Đây là những loại vitamin rất cần thiết để thúc đẩy quá trình tổng hợp collagen.
  • Hạn chế ăn, uống những thực phẩm có thể góp phần hình thành sẹo lồi hoặc kích ứng da như hải sản, rau muống,…
  • Tránh gãi hoặc tác động lên vùng da vừa loại bỏ nốt ruồi.
  • Hạn chế tiếp xúc với mỹ phẩm và ánh nắng mặt trời cho đến khi vết thương hoàn toàn lành.

Nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không?

>>>>>Xem thêm: Gợi ý những món ăn tốt cho người bị bướu cổ và cách thực hiện

Chăm sóc da để quá trình phục hồi nhanh hơn

Khi đọc đến đây chắc hẳn bạn cũng đã biết được nốt ruồi bẩm sinh có tẩy được không. Tóm lại, nốt ruồi rất phổ biến và thường vô hại về mặt y học. Tuy nhiên, nhiều người thường muốn loại bỏ vì mục đích thẩm mỹ. Hãy đến các cơ sở y tế để được các chuyên gia y tế kiểm tra và tẩy nốt ruồi với các phương pháp an toàn nhất.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *