Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần? Đối tượng nào hạn chế ăn?

Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần? Đối tượng nào hạn chế ăn?

Nội tạng động vật là thực phẩm quen thuộc và được ưa chuộng bởi nhiều người dân trên khắp các quốc gia. Đây là món ăn có nhiều thành phần dinh dưỡng nhưng không nên ăn nhiều do chứa hàm lượng cholesterol khá cao.

Bạn đang đọc: Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần? Đối tượng nào hạn chế ăn?

Nội tạng động vật có thể được chế biến thành các món ăn đa dạng khác nhau. Thành phần có chứa lượng protein cao, giàu chất béo, giàu sắt và các loại vitamin khác. Vậy nội tạng động vật bao lâu ăn một lần? Đối tượng nào cần hạn chế ăn nhiều nội tạng? Các thông tin chi tiết sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.

Tìm hiểu chung về thịt nội tạng

Nội tạng là các loại bộ phận khác nhau bên trong động vật như gan, thận, tim, dạ dày, óc,… Về mặt dinh dưỡng, nội tạng chứa hàm lượng calo giống thịt nạc (100 – 150 kcal/100gr), hàm lượng protein chiếm 16 – 22% trọng lượng (trừ não và tủy) và chất béo trung bình khoảng 5 – 7%. Trong đó chủ yếu bao gồm chất béo bão hòa và cholesterol cao.

Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần? Đối tượng nào hạn chế ăn?

Thịt nội tạng động vật cung cấp nhiều dinh dưỡng

Gan động vật có chứa vitamin A, vitamin D, hàm lượng sắt cao giúp phòng ngừa thiếu máu, mù màu và suy dinh dưỡng. Tim chứa chất sắt và có hàm lượng natri thấp. Phần óc động vật giàu niacin, phosphorus, vitamin B12 và vitamin C. Huyết động vật có chứa nhiều protein, sắt và các loại vitamin khác.

Nội tạng động vật có lượng chất béo bão hòa và cholesterol cao hơn so với thịt động vật. Do đó, nếu tiêu thụ quá nhiều thực phẩm, cơ thể có thể gặp phải tình trạng tăng mỡ máu gây ảnh hưởng đến tim mạch. Đặc biệt là những người cao tuổi, người béo phì hoặc người mắc bệnh lý rối loạn chuyển hóa như gout, tiểu đường, tăng huyết áp,…

Một số loại thịt nội tạng động vật phổ biến

Với hàm lượng dinh dưỡng cao, nội tạng động vật thường được chọn làm các món ăn trong bữa cơm gia đình. Một số loại nội tạng phổ biến bao gồm:

  • Gan (cơ quan giải độc);
  • Lưỡi (cơ bắp);
  • Tim (bơm máu đi khắp cơ thể);
  • Thận;
  • Não;
  • Lá lách;
  • Dạ dày bò.

Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần? Đối tượng nào hạn chế ăn?

Các loại phủ tạng phổ biến ở động vật

Nội tạng động vật có dinh dưỡng không?

Các nguồn nội tạng động vật khác nhau sẽ chứa những thành phần dinh dưỡng khác nhau. Hầu hết các loại nội tạng này sẽ có độ bổ dưỡng cao. Thành phần thịt giàu vitamin B (vitamin B12 và folate), các chất khoáng (sắt, magie, selen và kẽm) và các vitamin tan trong chất béo (vitamin A, D, E và K). Chất béo thịt nội tạng có thể hòa tan vitamin tan trong dầu làm tăng quá trình hấp thu dinh dưỡng vào cơ thể.

Thịt nội tạng cung cấp nguồn protein dồi dào và 9 loại axit amin thiết yếu để duy trì sự phát triển của cơ thể. Ở 100g gan bò chín, hàm lượng dinh dưỡng bao gồm 175 Kcal, 27g protein, 1.386% RDI vitamin B12, 730% RDI đồng, 522% RDI vitamin A, 201% RDI riboflavin, 87% RDI niacin, 51% RDI vitamin B6, 47% RDI selenium, 35% RDI kẽm và 34% RDI sắt.

Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần?

Nội tạng động vật chứa nhiều protein, axit bão hòa và cholesterol. Khi hấp thụ nhiều chất này, cơ thể có thể mắc bệnh lý về thành mạch – xơ cứng thành mạch (mạch vành) và bệnh cao huyết áp.

Tìm hiểu thêm: U nang sàn mũi và phương pháp phẫu thuật cắt u nang sàn mũi

Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần? Đối tượng nào hạn chế ăn?
Giải đáp câu hỏi nội tạng động vật bao lâu ăn một lần?

Vì vậy, các khuyến cáo nói rằng người lớn chỉ nên ăn nội thịt tạng tầm 2 – 3 bữa/tuần (50 – 70g). Đối với trẻ em, nội tạng động vật chỉ nên ăn 1 – 2 bữa/tuần (30 – 50g). Ngoài ra, bệnh nhân bị gout nên hạn chế ăn nội tạng do có nhiều purin làm tăng axit uric khiến bệnh nặng hơn. Trong quá trình chế biến, các loại nội tạng nên được sơ chế, rửa sạch với nước muối và trần sôi trước khi nấu ăn.

Lợi ích khi bổ sung nội tạng trong chế độ ăn

Bổ sung thịt nội tạng trong chế độ ăn có thể đem đến nhiều lợi ích bao gồm cung cấp chất sắt, tạo cảm giác no, duy trì cơ bắp và cung cấp choline cho cơ thể.

Bổ sung chất sắt

Thịt nội tạng động vật chứa sắt heme và có tính khả dụng sinh học cao. Do đó, nó sẽ tạo khả năng hấp thụ tốt hơn so sắt không phải heme từ các loại thực phẩm thực vật.

Tạo cảm giác no lâu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn nhiều protein sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn và giúp cơ thể no lâu hơn. Đồng thời thúc đẩy quá trình giảm cân thông qua việc tăng tỷ lệ trao đổi chất.

Duy trì khối lượng cơ bắp

Thịt nội tạng là nguồn cung cấp protein dồi dào đóng vai trò xây dựng và duy trì khối lượng cơ trên cơ thể.

Lưu ý khi sử dụng nội tạng động vật

Thịt và nội tạng động vật cung cấp một số lợi ích về sức khỏe. Tuy nhiên, thực phẩm này khi sử dụng quá nhiều sẽ gây ảnh hưởng ngược lại. Đặc biệt là người đang mắc các bệnh mạn tính cần thận trọng và tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi ăn.

Hàm lượng cholesterol trong nội tạng động vật thuộc mức cao nên chỉ ăn với số lượng vừa đủ. Trong 100g óc bò chứa 1,033% RDI cholesterol, thận chứa 239% RDI cholesterol và gan chứa 127% RDI cholesterol.

Lòng lợn là bộ phận chứa nhiều ký sinh trùng gây ra bệnh về giun sán. Vì vậy, trước khi sử dụng, bạn cần chế biến sạch sẽ, nấu chín để hạn chế nguy cơ vi khuẩn hoặc ký sinh trùng lây nhiễm sang người.

Ngoài ra, nội tạng động vật nên lựa chọn loại có nguồn gốc rõ ràng để tránh bị nhiễm các vi khuẩn như Salmonella, E.coli, Listeria monocytogenes hoặc tụ cầu làm ảnh hưởng đường tiêu hóa, gây ngộ độc thực phẩm, tiêu chảy, nôn ói,…

Một vài đối tượng cần hạn chế dùng nội tạng động vật

Việc bổ sung nội tạng vào bữa ăn để cung cấp thêm dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, một số đối tượng nên hạn chế sử dụng các loại nội tạng động vật như:

  • Người mắc bệnh gout: Nên hạn chế ăn các món ăn có chứa nội tạng động vật. Đây là do phần thịt nội tạng có chứa nhiều purin gây hiện tượng tăng axit uric trong cơ thể.
  • Người bị thừa sắt: Bệnh nhân được chẩn đoán dư thừa sắt trong máu không nên ăn nhiều nội tạng giàu chất sắt.

Nội tạng động vật bao lâu ăn một lần? Đối tượng nào hạn chế ăn?

>>>>>Xem thêm: Bật mí điểm nổi bật của miếng dán mụn ban ngày Derma Angel

Bệnh nhân bị gout và người thừa sắt nên hạn chế ăn nội tạng

Để đảm bảo chất lượng và an toàn, người tiêu dùng nên lựa chọn những nơi bán có kiểm dịch đầy đủ. Ngoài ra, khi mua nội tạng về nấu, bạn nên chú ý hơn về vấn đề sơ chế và nấu chín thực phẩm.

Nội tạng động vật có nhiều loại vitamin, khoáng chất và được chế biến đa dạng món ăn. Tuy nhiên, bạn cần biết nội tạng động vật bao lâu ăn một lần và nên ăn với số lượng nào phù hợp. Điều này sẽ giúp cơ thể cân bằng được dinh dưỡng và hạn chế tình trạng tiêu hóa quá tải.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *