Nội soi trực tràng: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện

Nội soi trực tràng: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện

Nội soi trực tràng là gì? Quy trình thực hiện ra sao và khi nội soi cần lưu ý những gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kỹ thuật chẩn đoán này, cùng tham khảo ngay nhé!

Bạn đang đọc: Nội soi trực tràng: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện

Trực tràng là đoạn ruột già nối giữa đại tràng và hậu môn, tham gia vào quá trình đào thải cặn bã sau khi đã được tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Nội soi trực tràng là kỹ thuật thăm dò đánh dấu sự phát triển của y học hiện đại, thường được dùng để chẩn đoán và điều trị các bệnh lý liên quan đến trực tràng.

Nội soi trực tràng là kỹ thuật gì?

Trực tràng là đoạn cuối của ruột già với chức năng chính là lưu trữ và đào thải các chất cặn bã ra khỏi cơ thể. Nội soi trực tràng là kỹ thuật y khoa sử dụng một ống nội soi có gắn kèm camera và đèn soi, được đưa qua hậu môn để kiểm tra bên trong trực tràng. Hình ảnh thu được từ camera được hiển thị trực tiếp trên màn hình và bác sĩ có thể quan sát trực tiếp. Phương pháp thăm dò chức năng này được đánh giá cao về khả năng phát hiện các vấn đề trực tràng như viêm loét, polyp hay ung thư trực tràng.

Nội soi trực tràng: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện

Phương pháp nội soi trực tràng cho hiệu quả chẩn đoán cao

Trước đây, kỹ thuật nội soi dùng loại ống cứng với chiều dài khoảng 25 – 50cm, đường kính 1 – 2cm và dụng cụ bơm hơi bằng tay để giúp làm nở lòng ruột. Tuy nhiên, phương pháp này lại không mấy khả thi khi sử dụng để cắt polyp. Bởi khi mở nắp kính để đưa dụng cụ vào ống cứng sẽ dễ làm thoát hơi ra ngoài. Điều này làm cho trực tràng xẹp lại dẫn đến khó quan sát và xử lý tổn thương.

Hiện nay, phương pháp nội soi trực tràng ống mềm được sử dụng phổ biến hơn. Ống này có đường kính nhỏ khoảng 1.3cm và chiều dài khoảng 65cm, giúp thuận tiện hơn trong quá trình kiểm tra. Đồng thời, không gây tổn thương niêm mạc trực tràng và giảm cảm giác khó chịu.

Khi nào nên thực hiện nội soi trực tràng?

Phương pháp nội soi chẩn đoán bệnh ở trực tràng được sử dụng khá phổ biến vì mang lại nhiều ưu điểm nổi bật. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều được chỉ định dùng phương pháp này. Một số trường hợp có thể được chỉ định làm nội soi trực tràng như:

  • Đau bụng kéo dài không rõ nguyên nhân, đặc biệt là ở vùng bụng dưới rốn hoặc bên trái;
  • Thường xuyên bị táo bón và xảy ra trong thời gian dài;
  • Đi ngoài ra máu hơn 2 lần/ngày, mức độ nặng sẽ tăng lên theo thời gian;
  • Phân có lẫn máu, chất nhầy hoặc đờm nhớt;
  • Cảm giác đau rát hoặc khó chịu ở vùng hậu môn khi đại tiện;
  • Có tiền sử mắc các bệnh như viêm loét trực tràng, polyp đại trực tràng, viêm loét đại tràng mạn tính hoặc bệnh Crohn;
  • Đang bị trĩ nội hoặc trĩ ngoại, ngứa hậu môn, nứt hoặc rò hậu môn;
  • Được chỉ định chụp X-quang nhưng không xác định được vấn đề bất thường ở trực tràng;
  • Người thân trong gia đình có tiền sử bị bệnh về polyp hoặc ung thư trực tràng.

Nội soi trực tràng: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện

Không phải trường hợp nào cũng sẽ được chỉ định nội soi trực tràng

Nếu bạn gặp một hoặc nhiều trong những triệu chứng trên, đó có thể dấu hiệu cảnh báo liên quan đến trực tràng. Hãy đi khám sớm để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Quy trình thực hiện nội soi trực tràng

Quy trình nội soi trực tràng bao gồm có 2 công đoạn chính, bao gồm:

Chuẩn bị trước khi nội soi

Người bệnh sẽ được khám lâm sàng với bác sĩ chuyên khoa Tiêu hóa và sẽ được chỉ định phương pháp nội soi phù hợp.

Kỹ thuật viên sẽ kiểm tra máy móc và các trang bị cần thiết để giúp quá trình nội soi diễn ra bình thường và ổn định.

Trước khi nội soi, người bệnh cần làm sạch trực tràng và hậu môn bằng dung dịch thụt rửa đặc biệt để loại bỏ phân bám trên niêm mạc. Điều này sẽ giúp ống nội soi có thể dễ dàng vào và quan sát.

Tiến hành các bước nội soi trực tràng

Người bệnh sẽ nằm nghiêng sang trái để bác sĩ kiểm tra hậu môn và xử lý các tổn thương (nếu có) để tránh viêm nhiễm.

Người bệnh sẽ được gây tê hoặc dùng thuốc giãn cơ và thuốc an thần để giúp tinh thần ổn định và giảm cảm giác đau đớn, khó chịu.

Ống nội soi được bôi trơn sẽ từ từ đưa vào hậu môn của người bệnh. Tiếp đến, ống soi sẽ di chuyển lên trực tràng để quan sát và phát hiện vấn đề bất thường. Thông qua hình ảnh trực quan, bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tổn thương bên trong trực tràng. Khi cần biết, bác sĩ có thể sẽ lấy mẫu mô trực tràng để tiến hành làm xét nghiệm tầm soát ung thư.

Sau khi quan sát toàn bộ trực tràng, ống nội soi sẽ được rút ra. Người bệnh ổn định sức khỏe và chờ nhận kết quả nội soi. Nếu đói bụng, người bệnh có thể ăn một suất ăn nhẹ.

Sau khi có kết quả, người bệnh sẽ quay lại phòng khám ban đầu để bác sĩ chuyên khoa tư vấn, chẩn đoán và có hướng điều trị phù hợp.

Tìm hiểu thêm: Một ca mổ ruột thừa kéo dài bao lâu? Các phương pháp mổ ruột thừa

Nội soi trực tràng: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện
Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng tổn thương bên trong trực tràng thông qua hình ảnh thu được

Nội soi trực tràng giá bao nhiêu?

Chi phí nội soi trực tràng là thủ thuật an toàn và mang lại hiệu quả chẩn đoán cao khi đảm bảo kỹ thuật và thực hiện đúng quy trình. Vậy nội soi trực tràng giá bao nhiêu? Trên thực tế, chi phí nội soi trực tràng không hề cao so với những ưu điểm mà nó mang lại.

Khác với những phương pháp nội soi khác, nội soi trực tràng thực hiện ở trực tràng (đoạn ruột ngắn) và đường nội soi là ống trực tràng (hậu môn). Đồng thời, thời gian thực hiện thủ thuật này cũng khá ngắn nên không tốn nhiều thuốc gây tê. Đây cũng chính là lý do mà chi phí thực hiện không quá cao.

Sau đây là bảng giá ở những bệnh viện công mà bạn có thể tham khảo ở thời điểm hiện tại:

  • Nội soi trực tràng không sinh thiết khoảng 600.000 – 800.000đ.
  • Nội soi trực tràng không sinh thiết, có gây mê khoảng 1.400.000 – 1.600.000đ.
  • Nội soi trực tràng sinh thiết khoảng 1.000.000 – 1.300.000đ.
  • Nội soi trực tràng sinh thiết có gây mê 1.700.000 – 2.500.000đ.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện nội soi trực tràng

Quá trình nội soi trực tràng đòi hỏi sự chuẩn bị và chăm sóc kỹ càng cả trước, trong và sau khi thực hiện nó. Để đảm bảo mang lại hiệu quả chẩn đoán tốt nhất, người bệnh cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

Trước khi nội soi

  • Khoảng 1 ngày trước khi đi nội soi, người bệnh nên ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp. Tránh ăn những thực phẩm giàu chất xơ (các loại hạt, ngũ cốc nguyên cám, nấm) hoặc có màu đỏ (gấc, thanh long, củ dền); thực phẩm khó tiêu (đồ ăn chiên rán, cay nóng).
  • Người bệnh cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng trước quá trình nội soi và uống nhiều nước (nước lọc hoặc các loại nước không màu) để làm sạch đường ruột.
  • Cần tránh sử dụng các chất kích thích như rượu bia, đồ uống có cồn hoặc thuốc lá trước khi đi nội soi.
  • Vệ sinh hậu môn và trực tràng sạch sẽ để giúp việc quan sát dễ dàng hơn.
  • Thông báo cho bác sĩ nếu đang sử dụng các loại thuốc hoặc đang gặp phải các bệnh lý đặc biệt như bệnh tim mạch, khó đông máu hoặc tiền sử bị dị ứng.

Nội soi trực tràng: Quy trình và những lưu ý khi thực hiện

>>>>>Xem thêm: Người bị bướu giáp keo kiêng ăn gì để bảo vệ sức khỏe?

Trước khi nội soi trực tràng người bệnh nên ưu tiên ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu hóa

Trong quá trình nội soi

  • Nếu người bệnh cảm thấy khó chịu hoặc đau nhiều, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc kỹ thuật viên để được hỗ trợ giảm đau hoặc tạm ngừng quá trình nội soi nếu cần.
  • Nếu cảm thấy căng thẳng, đau bụng dữ dội, khó thở, người bệnh cần thông báo cho bác sĩ để có sự hỗ trợ kịp thời.

Sau khi thực hiện nội soi

  • Trước khi ra về, người bệnh nên nghỉ ngơi cho đến khi hết cảm giác khó chịu. Đồng thời, theo dõi sức khỏe để phát hiện các biến chứng sau khi nội soi như chóng mặt, sốt, đau nhiều…
  • Sau nội soi có thể xuất hiện một số phản ứng tự nhiên như đau bụng âm ỉ, táo bón, chướng bụng hoặc đi ngoài ra máu… và chúng sẽ tự biến mất sau khoảng 1 – 2 ngày. Nếu triệu chứng đau và chảy máu kéo dài, hãy liên hệ ngay với bác sĩ để được tư vấn và khắc phục nếu cần.
  • Để tránh gặp khó khăn khi đi đại tiện sau nội soi, hãy ăn các thức ăn mềm và dễ tiêu hóa. Tránh ăn đồ ăn chua, cay nóng, nhiều dầu mỡ hay uống rượu bia, nước ngọt có gas, cà phê hút thuốc lá…

Trên đây là tổng hợp những thông tin về phương pháp nội soi trực tràng. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích và quy trình thực hiện nhé!

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *