Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên là phương pháp kết hợp giữa nội soi và siêu âm. Cùng tìm hiểu về kỹ thuật chẩn đoán này qua bài viết dưới đây nhé!
Bạn đang đọc: Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên: Để làm gì? Thực hiện như thế nào?
Nếu bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh về đường tiêu hoá, bác sĩ sẽ chỉ định làm nội soi siêu âm đường tiêu hoá trên. Phương pháp này được áp dụng khá phổ biến ở nhiều cơ sở y tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết về công dụng, đối tượng thực hiện và quy trình thực hiện. Nếu vẫn còn thắc mắc, hãy để Nhà thuốc Long Châu giúp bạn giải đáp nhé!
Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên là gì?
Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên được hiểu đơn giản là kỹ thuật đưa ống soi chuyên dụng vào bên trong hệ tiêu hoá để quan sát bề mặt bên trong. Trong đó, đầu dò siêu âm là thiết bị có khả năng phát và thu nhận sóng siêu âm. Nó sẽ được đưa từ lòng ống tiêu hoá, đi sát vào bề mặt ống tiêu hoá. Từ đó, cho phép bác sĩ đánh giá chính xác về những bất thường hoặc tổn thương nằm dưới lớp biểu mô phủ.
Nhờ vào phương pháp này, bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh về đường tiêu hoá một cách hiệu quả.
Các công nghệ nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên
Hiện nay, phương pháp nội soi siêu âm đường tiêu hoá trên có thể được thực hiện bằng một số công nghệ phổ biến là:
- Đầu dò radial: Cho phép bác sĩ quan sát hình ảnh 360 độ nên dễ dàng phát hiện các tổn thương ở vùng thực quản, dạ dày, tá tràng, mật tuỵ và đại trực tràng.
- Đầu dò linear: Hình ảnh thu được từ thiết bị này sẽ có dạng hình quạt. Từ đó, hỗ trợ bác sĩ lấy mô sinh thiết để phân tích sau.
- Đầu dò miniprobe: Đầu dò miniprobe sử dụng tần số cao 20 – 30 MH, cho phép tiếp cận các tổn thương ở khoảng cách gần nhất. So với đầu dò radial và linear, đầu miniprobe có tần số cao nhất nên hình ảnh hiện lên vô cùng sắc nét. Nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát hiện ung thư ngay từ giai đoạn đầu.
Khi nào nên nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên?
Tuỳ thuộc vào tình trạng bệnh của mỗi người mà bác sĩ sẽ xác nhận bệnh nhân có cần phải siêu âm nội soi đường tiêu hóa trên hay không. Thông thường, phương pháp này sẽ được tiến hành để phát hiện các dấu hiệu đáng ngờ liên quan đến bệnh lý về đường dẫn mật và tuyến tụy, các khối u đường tiêu hóa, ung thư tuyến tụy, túi mật, giun hoặc sỏi đường mật. Cụ thể:
- Phát hiện các bệnh lý viêm nhiễm đường ruột hoặc rối loạn nhu động thực quản.
- Đánh giá tình trạng bệnh viêm loét dạ dày.
- Tìm kiếm và phân loại các khối u ung thư đường tiêu hoá.
- Dẫn lưu nang giả tụy dưới sự hướng dẫn của SANS.
- Chẩn đoán bệnh viêm tụy mãn tính.
- Chọc hút tế bào kim nhỏ dưới hướng dẫn SANS.
- Điều trị triệu chứng bệnh co thắt thực quản bằng cách nội soi siêu âm để phá hủy đám rối thần kinh tạng.
Các đối tượng chống chỉ định nội soi siêu âm đường tiêu hóa
Mặc dù phương pháp siêu âm nội soi đường tiêu hoá trên được đánh giá là không quá phức tạp và an toàn, nhưng bác sĩ vẫn chống chỉ định thực hiện với một số đối tượng nhất định. Đó là:
- Người mắc các bệnh lý về thực quản. Nguyên nhân là do hoá chất để nội soi có thể làm thủng thực quản, hoặc gây hẹp thực quản.
- Bệnh nhân có tiền sử bị suy tim, nhồi máu cơ tim cấp tính, suy hô hấp hoặc cao huyết áp.
- Người già có hệ miễn dịch kém, thể chất yếu cần được kiểm tra sức khỏe toàn diện trước khi tiến hành.
- Người mắc bệnh tâm thần, gây khó khăn cho nhân viên y tế trong quá trình phối hợp thực hiện.
- Bệnh nhân thường xuyên ho nhiều hoặc bị cong vẹo cột sống.
- Người bệnh nghi ngờ bị thủng tạng rỗng, rối loạn đông máu, phình động mạch chủ ngực, hẹp thực quản,…
Tìm hiểu thêm: Có nên bọc mão răng sứ không? Cách chăm sóc răng sứ sau khi bọc
Quy trình nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên
Nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên thường kéo dài trong 1 – 2 tiếng đồng hồ. Khi đã hoàn thành quá trình chuẩn bị dụng cụ, cũng như thăm khám sức khỏe toàn diện, người bệnh sẽ được nội soi tiêu hoá theo các bước sau:
- Bước 1: Người bệnh uống thuốc chống tạo bọt Simethicone trước khi soi khoảng 30 phút.
- Bước 2: Bệnh nhân nằm nghiêng trên giường theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Bước 3: Tiến hành gây mê giảm đau theo liều lượng đủ để bệnh nhân hôn mê trong 25 – 30 phút. Bắt đầu từ lúc này, bác sĩ cần phải theo dõi nhịp tim, nhịp thở, nhiệt độ và huyết áp của bệnh nhân thường xuyên.
- Bước 4: Lúc này, ống nội soi bắt đầu được qua thực quản, dạ dày, hang vị, môn vị, hành tá tràng và dừng lại ở tá tràng.
- Bước 5: Áp sát đầu dò vào niêm mạc đường tiêu hoá để siêu âm.
- Bước 6: Quan sát và tìm kiếm tổn thương (nếu có) ở các tạng xung quanh dạ dày, bao gồm: Gan, mật, lá lách, tuỵ, cùng với tâm nhĩ trái và quai động mạch chủ.
- Bước 7: Bác sĩ vừa rút ống soi ra ngoài, vừa quan sát tình trạng của các bộ phận phía trên.
- Bước 8: Đẩy bệnh nhân vào phòng chờ cho đến khi bệnh nhân tỉnh lại.
- Bước 8: Tổng hợp kết quả và thông báo lại cho bệnh nhân.
- Bước 9: Kê đơn thuốc điều trị và hẹn lịch tái khám.
Nội soi siêu âm đường tiêu hoá trên có nguy hiểm không?
Nội soi siêu âm là kỹ thuật có xâm lấn. Tuy nhiên, nhờ có bước gây mê mà các ảnh hưởng gây đau, khó chịu đã được giảm thiểu một cách tối đa. Song, phương pháp này vẫn tồn tại một số biến chứng khác mà người bệnh không thể bỏ qua:
- Rách, thủng thành ống tiêu hoá;
- Chảy máu bên trong đường tiêu hoá, gây buồn nôn, đi ngoài phân đen;
- Tổn thương thành ống tiêu hoá do ống nội soi đi qua và va chạm vào.
Cần lưu ý gì khi nội soi siêu âm đường tiêu hoá?
Để quá trình nội soi ống tiêu hoá diễn ra đơn giản, hiệu quả và kết quả chính xác cao, bạn cần ghi nhớ những lưu ý quan trọng sau:
- Bệnh nhân cần nhịn ăn ít nhất 6 tiếng đồng hồ trước khi thực hiện thủ thuật.
- Trao đổi chi tiết với người nhà bệnh nhân về những rủi ro có thể xảy ra để được hộ trợ kịp thời khi cần thiết.
- Người bệnh có thể cảm thấy đau họng, lợm giọng sau khi nội soi nên cần hạn chế ăn đồ quá lạnh, đồ cay nóng để tránh làm tổn thương cổ họng.
- Báo cáo với bác sĩ ngay lập tức khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bất thường khác.
>>>>>Xem thêm: Răng bị vôi đóng nhiều có nguy hiểm hay không?
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất liên quan đến phương pháp nội soi siêu âm đường tiêu hóa trên. Trước khi thực hiện, bạn hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn về thời điểm và công nghệ siêu âm phù hợp nhất nhé!
Xem thêm: Siêu âm nội soi dạ dày là gì? Khi nào cần đến phương pháp này?
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm