Niềng răng xong có bị hô lại không? Biện pháp ngăn ngừa tình trạng răng hô lại sau niềng răng

Niềng răng xong có bị hô lại không? Biện pháp ngăn ngừa tình trạng răng hô lại sau niềng răng

Niềng răng xong có bị hô lại không? Một câu hỏi quen thuộc mà rất nhiều người đang có ý định niềng răng thắc mắc và lo lắng. Vậy tình trạng này có thực sự xảy ra? Làm thế nào để có thể hạn chế được tình trạng răng không bị hô sau khi đeo niềng?

Bạn đang đọc: Niềng răng xong có bị hô lại không? Biện pháp ngăn ngừa tình trạng răng hô lại sau niềng răng

Phương pháp niềng răng chỉnh nha hiện đang là một phương pháp phổ biến giúp nhiều người có một hàm răng thẳng hàng, thẩm mỹ và tự tin hơn. Tuy nhiên, những trăn trở về việc niềng răng xong có bị hô lại không và nguyên nhân sảy ra tình trạng răng bị hô sau khi niềng là gì cũng khiến nhiều người lo lắng.

Nguyên nhân khiến răng bị hô sau khi niềng

Bên cạnh những ca niềng răng thành công thì vẫn có một số trường hợp niềng răng không thành công, để lý giải cho câu hỏi niềng răng xong có bị hô lại không? Thì chúng ta cùng đến với những nguyên nhân khiến cho răng bị hô lại sau khi niềng:

Không thường xuyên đeo hàm duy trì

Để có được một hàm răng đẹp, thẳng hàng sau khi niềng thì việc đeo hàm duy trì là rất cần thiết, bởi đây là công cụ giúp tình trạng răng được ổn định sau khi thực hiện phương pháp niềng răng chỉnh nha. Nhưng nếu chúng ta chủ quan hàm đã đều và đẹp sau khi tháo niềng mà không cần đeo hàm duy trì hoặc có đeo nhưng không thường xuyên, điều này sẽ khiến hàm dễ bị xô lệch, thân răng di chuyển không cố định, lâu dần sẽ rất dễ quay về tình trạng ban đầu. Với thắc mắc niềng răng có bị hô lại hay không? Thì việc không đeo hàm duy trì thường xuyên là nguyên nhân khiến răng bị hô lại sau khi niềng.

Niềng răng xong có bị hô lại không? Biện pháp ngăn ngừa tình trạng răng hô lại sau niềng răng

Không đeo hàm duy trì có thể khiến răng bị hô lại sau khi niềng

Tình trạng răng trước khi niềng được xác định sai

Không phải chỉ nhìn thấy răng hô hay tình trạng răng bất thường hơn so với người có hàm răng bình thường mà đã vội can thiệp phương pháp niềng răng. Việc răng hô được xuất phát từ hai nguyên nhân là hô do hàm hoặc hô do răng, trường hợp hô do hàm cần phải có sự can thiệp của phẫu thuật, vừa an toàn mà hiệu quả. Còn nếu hô do răng thì chúng ta sẽ phải áp dụng phương pháp niềng răng, chính vì vậy mà việc xác định nguyên nhân hô do đâu cũng rất quan trọng để từ đó có hướng xử lý chính xác và góp phần giúp răng không bị hô sau khi niềng.

Vệ sinh răng miệng chưa phù hợp

Việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng trong quá trình niềng răng và sau khi niềng có vai trò quan trọng. Quá trình ăn uống, những mảng bám của thức ăn được hình thành trong khoang miệng, nếu vệ sinh không kỹ sẽ dễ dẫn đến sâu răng, sinh thêm nhiều vi khuẩn, thậm chí là viêm nướu ảnh hưởng nghiêm trọng đến kết quả sau khi tháo niềng hoặc ăn các thực phẩm cứng, quá dai, không phù hợp cho người mới niềng răng. Vì vậy, trước khi nghĩ đến việc niềng răng xong có bị hô lại không? Thì chúng ta cũng nên vệ sinh, ăn uống sao cho phù hợp, sạch sẽ nhất để tránh tình trạng răng bị hô lại nhé.

Tìm hiểu thêm: Ovalax uống trước hay sau ăn để có hiệu quả nhuận tràng tốt nhất?

Niềng răng xong có bị hô lại không? Biện pháp ngăn ngừa tình trạng răng hô lại sau niềng răng
Vệ sinh răng miệng không đúng cách cũng có thể gây ảnh hưởng đến kết quả niềng

Niềng răng xong có bị hô lại không?

Như chia sẻ phía trên, việc niềng răng xong có bị hô lại không thì câu trả lời mà chúng ta có được là “có”. Và đây là điều khiến nhiều người đều lo lắng, và khả năng cao là nó sẽ xảy ra nếu như không có biện pháp đúng ngăn ngừa đúng cách, chính vì vậy mà chúng ta cần có cho mình thông tin và kiến thức để biết nên làm gì khi răng bị hô lại sau khi niềng:

Thời gian răng hô lại trong 6 tháng đầu

Thuộc mức độ nhẹ có thể xử lý được, trong thời gian này răng chỉ lung lay vừa phải, xương ổ răng chưa ổn định, mọi thứ không vượt tầm kiểm soát, chúng ta có thể khắc phục bằng cách đeo hàm duy trì để đưa răng vào đúng lại vị trí đã được niềng trước đó.

Thời gian răng hô lại trên 1 năm

Thời điểm này thì răng đã nằm ổn định, không thể di chuyển lại vào vị trí mong muốn. Cách tốt nhất nên đến nha sĩ hoặc các trung tâm chỉnh nha uy tín để được tư vấn và có cách khắc phục tốt nhất nhằm tránh những rủi ro sau này.

Niềng răng xong có bị hô lại không? Biện pháp ngăn ngừa tình trạng răng hô lại sau niềng răng

>>>>>Xem thêm: Người bị trĩ có quan hệ đường hậu môn được không? Cách quan hệ an toàn khi bị trĩ

Niềng răng xong có bị hô lại không là câu hỏi của nhiều người

Biện pháp ngăn ngừa tình trạng răng hô lại

Để có được hàm răng đẹp như mong muốn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bên cạnh đó cần có những biện pháp giúp ngăn ngừa tình trạng răng hô lại sau khi niềng:

Đeo hàm duy trì thường xuyên

Đây là biện pháp ngăn ngừa phổ biến nhất, dễ dàng áp dụng cho những người sau khi niềng, trong 6 tháng đầu cần phải duy trì đeo thường xuyên, thậm chí liên tục đeo xuyên suốt trong ngày. Thời gian cần đeo hàm duy trì dao động từ 6 đến 12 tháng nhằm giúp răng được vào đúng vị trí mong muốn và giữ cố định, không bị sai lệch và giảm thiểu tình trạng hô lại sau khi niềng.

Chăm sóc, vệ sinh răng miệng đúng cách

Chúng ta nên xây dựng chế độ ăn uống, vệ sinh răng miệng một cách tốt nhất, đánh răng mỗi ngày đều đặn sáng tối, không nên chủ quan, lơ là việc sinh hoạt, ăn uống lành mạnh vì thời gian này khi vừa tháo niềng răng còn khá yếu, chưa hoạt động tốt và chắc chắn nên vấn đề ăn uống cần hết sức lưu ý, chẳng hạn như không nên ăn những thực phẩm dai, quá cứng, cay nóng nhằm giúp bảo vệ răng mức tốt nhất.

Cần tuân thủ lịch khám định kỳ của nha sĩ

Đến hẹn phải tái khám hoặc nếu như có bất thường cần đến ngay cơ sở y tế để chữa trị kịp thời, tuyệt đối không để tình trạng bất thường xảy ra quá lâu, như vậy sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của việc niềng răng.

Với những chia sẻ trên, chúng tôi mong rằng phần nào có thể giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “niềng răng xong có bị hô lại không?” cũng như hiểu rõ nguyên nhân và biết phải làm gì để ngăn ngừa tình trạng niềng răng xong có bị hô.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *