Nhược cơ mắt bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách điều trị hiệu quả

Nhược cơ mắt bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách điều trị hiệu quả

Nhược cơ mắt bẩm sinh là căn bệnh di truyền, thường không gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến tính mạng của bệnh nhân. Tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến thẩm mỹ của mắt gây ra các vấn đề liên quan đến thị lực và tầm nhìn. Trong bài viết này, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn tìm hiểu nhược cơ mắt bẩm sinh là gì?

Bạn đang đọc: Nhược cơ mắt bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách điều trị hiệu quả

Tìm hiểu các thông tin về bệnh lý nhược cơ mắt bẩm sinh sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về căn bệnh này, các dấu hiệu nhận biết và cách chữa trị kịp thời để có hiệu quả tốt nhất. Cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu kỹ hơn về bệnh nhược cơ mắt bẩm sinh trong bài viết dưới đây.

Dấu hiệu nhận biết nhược cơ mắt bẩm sinh

Nhược cơ mắt bẩm sinh (hay còn gọi là rối loạn cơ dẫn truyền đến mắt) là một tình trạng mắt không thể hoạt động chính xác giữa thần kinh và cơ hoặc cả hai phát triển không đúng từ khi người mẹ mang thai. Nhược cơ mắt bẩm sinh gây ra các loạt biểu hiện khác nhau như:

  • Sụp mí mắt: Đây là dấu hiệu rõ nhất của nhược cơ mắt, khiến cho mí mắt rơi xuống và che khuất một phần hay toàn bộ mắt. Độ rơi của mí mắt xuất hiện từ nhẹ đến nặng. Sụp mí không gây mù mắt nhưng sẽ gây ảnh hưởng đến thị lực, rất nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Ngoài ra, còn ảnh hưởng đến ngoại hình của người bệnh khiến họ trở nên mất tự tin hơn.
  • Mắt không đối xứng: Hai mắt có hình dạng không đều nhau hoặc có biểu hiện là một mắt thấp một mắt cao. Đối với một số trường hợp khác còn xuất hiện ở vị trí của mí mắt, khiến hai mắt không cân xứng, một bên 1 mí bên còn lại 2 mí.
  • Gặp khó khăn trong việc mở rộng mí mắt: Cảm thấy mệt mỏi khi phải cố gắng mở rộng mí mắt hoàn toàn.
  • Mỏi mắt hoặc nhức đầu: Một số trẻ nhỏ còn cảm thấy mỏi mắt hoặc đau đầu khi cố gắng nhìn.
  • Tầm nhìn bị ảnh hưởng: Một số trường hợp nặng hơn, nhược cơ mắt ảnh hưởng đến tầm nhìn khi bị mí mắt che khuất.
  • Gặp khó khăn khi đóng mí mắt: Trong một số trường hợp, cơ levator palperae superioris hoạt động kém làm cho trẻ gặp khó khăn khi cố gắng đóng mí mắt.

Nhược cơ mắt bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách điều trị hiệu quả 1

Nhược cơ mắt có biểu hiện rất dễ nhận biết

Nguyên nhân gây bệnh nhược cơ mắt bẩm sinh

Các yếu tố dẫn đến tình trạng nhược cơ mắt bẩm sinh có nguồn gốc đa dạng theo quan điểm của các bác sĩ.

  • Một trong những nguyên nhân là phản ứng miễn dịch với các thụ thể acetylcholin sau synap, gây rối loạn trong việc truyền dẫn tín hiệu thần kinh cơ, làm suy giảm khả năng cơ hoạt động.
  • Ngoài ra, nhược cơ mắt bẩm sinh còn có thể bắt nguồn từ các bệnh lý nền như viêm khớp dạng thấp, thiếu máu ác tính, lupus ban đỏ hệ thống, bệnh tuyến giáp và các bệnh liên quan đến tuyến ức.
  • Sự xuất hiện của các kháng thể không bình thường như kháng thể MuSK, kháng thể AChR và kháng thể khác cũng đóng vai trò quan trọng trong gây ra nhược cơ mắt bẩm sinh.
  • Các nghiên cứu khoa học cũng đã chỉ ra rằng yếu tố di truyền đóng vai trò quan trọng trong cơ chế phát sinh của bệnh nhược cơ mắt.
  • Thống kê cho thấy rằng khoảng 65% bệnh nhân mắc nhược cơ mắt bẩm sinh cũng mắc tình trạng tăng sinh tuyến ức. Trong số đó, có 10% bệnh nhân bị u tuyến ức, với một nửa là u ác tính.

Nhược cơ mắt bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách điều trị hiệu quả 2

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra nhược cơ mắt bẩm sinh

Phương pháp điều trị bệnh nhược cơ mắt bẩm sinh

Bệnh lý nhược cơ mắt có thể điều trị được nhưng chưa có phương pháp chung và hiệu quả giống nhau. Quá trình điều trị phụ thuộc vào các tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và có ảnh hưởng đến tầm nhìn của bệnh nhân hay không. Để hiệu quả tốt nhất các bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa, ngoại khoa hoặc kết hợp cả 2.

Hiện nay, một số phương pháp điều trị nhược cơ mắt bẩm sinh được sử dụng phổ biến như:

Điều trị bằng thuốc

Bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc nhược cơ điển hình là thuốc ức chế men chuyển acetylcholinesterase (AChE) cho bệnh nhân. Acetylcholine là một hợp chất dẫn truyền thần kinh quan trọng được tìm thấy ở hệ thần kinh trung ương và ngoại vi, đóng vai trò trong việc dẫn truyền tín hiệu giữa các các tế bào thần kinh đến các tế bào cơ.

Đa số bệnh nhân đáp ứng hiệu quả với thuốc này, còn có một số trường hợp khác đáp ứng tốt nhưng phải phụ thuộc lâu dài. Việc sử dụng thuốc lâu dài bệnh nhân có thể không chống lại được tác dụng phụ của thuốc gây ra. Tùy từng trường hợp thuốc được sử dụng nhưng chỉ mang tính chất tạm thời và không phải là phương pháp điều trị chính.

Kỹ thuật lọc huyết tương

Điều trị nhược cơ mắt bằng phương pháp lọc huyết tương không phải là phương pháp điều trị chính nhưng vẫn được bác sĩ sử dụng để hỗ trợ điều trị bệnh nhược cơ mắt bẩm sinh tùy thuộc vào nguyên nhân và tình hình riêng biệt của mỗi bệnh nhân.

Thực hiện phẫu thuật

Điều trị nhược cơ mắt bằng phương pháp phẫu thuật là phương pháp áp dụng với các bệnh nhân bị ảnh hưởng đến tầm nhìn hoặc làm mất thẩm mỹ trên khuôn mặt. Trong phẫu thuật bác sĩ sẽ can thiệp để điều chỉnh mí mắt của bệnh nhân để có khả năng mở rộng tầm nhìn hơn.

Đối với trẻ em hoặc những bệnh nhân không muốn phẫu thuật, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để có những lời khuyên hợp lý nhất. Trong một số trường hợp, nhược cơ mắt bẩm sinh có thể khắc phục một cách tự nhiên khi trẻ lớn lên.

Trong quá trình điều trị nhược cơ mắt bệnh nhân cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ. Cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng, canxi, các thuốc bảo vệ dạ dày để tránh ảnh hưởng của corticoid.

Tìm hiểu thêm: Xét nghiệm cặn addis: Phương pháp chẩn đoán hội chứng thận hư hiệu quả

Nhược cơ mắt bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách điều trị hiệu quả 3
Cần thực hiện điều trị nhược cơ mắt bẩm sinh theo chỉ định của bác sĩ

Bị nhược cơ mắt bẩm sinh cần chú ý những gì?

Nhược cơ mắt có thể được điều trị và cải thiện nhưng cùng với đó thì bệnh nhân cần chú ý các vấn đề sau:

  • Tìm hiểu các thực phẩm giàu kali bổ sung thêm cho các bữa ăn vì thực phẩm giàu kali tốt cho cơ. Tạo thói quen sống lành mạnh, làm việc nghỉ ngơi phù hợp để mắt có thời gian nghỉ ngơi. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các bài tập cho mắt.
  • Nếu có ý định phẫu thuật mắt cần tìm cơ sở chuyên khoa mắt để được tư vấn và hướng dẫn điều trị phù hợp. Sau khi phẫu thuật bệnh nhân cần giữ vững tinh thần thoải mái, vui vẻ. Luôn vệ sinh cá nhân sạch sẽ tránh ảnh hưởng đến nhiễm trùng sau phẫu thuật. Sau khi phẫu thuật nhược cơ mắt bẩm sinh cần thăm khám định kỳ và có chế độ sinh hoạt hợp lý.
  • Trong một số trường hợp nhẹ không cần thiết phải phẫu thuật cần theo dõi sát sao. Đồng thời, cần đảm bảo mắt được bảo vệ khỏi các tổn thương với môi trường xung quanh.
  • Khi sử dụng thuốc cần được bác sĩ tư vấn không tự ý dùng. Việc tự ý dùng dẫn đến các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khoẻ.
  • Một số bệnh lý của nhược cơ mắt bẩm sinh làm ảnh hưởng đến tâm lý và mất tự tin cho người bệnh. Cần đồng hành và hỗ trợ tâm lý cho người bệnh để họ luôn có tinh thần thoải mái.

Nhược cơ mắt bẩm sinh: Dấu hiệu nhận biết sớm nhất và cách điều trị hiệu quả 4

>>>>>Xem thêm: Thuốc đau đầu cho trẻ em: Các loại thuốc thường dùng và lưu ý khi dùng thuốc

Tham khảo ý kiến của bác sĩ trong việc điều trị bệnh nhược cơ mắt

Nhược cơ mắt bẩm sinh có thể được điều trị và cải thiện nhưng cần phải lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp với từng bệnh nhân. Hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa mắt để được hỗ trợ tư vấn và có hướng điều trị thích hợp nhất. Hy vọng bài viết của Nhà thuốc Long Châu sẽ hữu ích với bạn đọc, giúp bạn hiểu hơn về bệnh lý, nhận biết được các dấu hiệu và các phương pháp điều trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Trẻ sơ sinhdị tật bẩm sinh

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *