Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Chức năng của hệ tuần hoàn là duy trì sự sống của cơ thể. Có 3 yếu tố quan trong để đảm bảo chức năng hệ tuần hoàn được duy trì gồm thể tích tuần hoàn, mạch máu và tim. Chỉ cần một trong các yếu tố trên thay đổi có thể ảnh hưởng lớn tới chức năng của hệ tuần hoàn.

Bạn đang đọc: Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Vai trò của hệ tuần hoàn là ổn định sức khỏe, giúp máu lưu thông cho các cơ quan trong cơ thể. Khi một yếu tố tác động làm ảnh hưởng đến chức năng này thì cũng gây hại cho sự sống của con người. Chúng ta sẽ biết cách chủ động bảo vệ sức khỏe của bản thân nếu biết được yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng của hệ tuần hoàn.

Tổng quan về chức năng của hệ tuần hoàn

Cấu tạo của hệ tuần hoàn gồm có mạch máu, máu và bạch huyết với chức năng vận chuyển hormone, oxy và các dưỡng chất thiết yếu đến các tế bào của cơ thể để chúng được nuôi dưỡng và hoạt động tốt nhất. Hệ này có chức năng chính là vận chuyển khí và chất dinh dưỡng đến từng mô và tế bào khắp cơ thể.

Một mạng lưới mạch máu của ống và ống dẫn gọi là hệ bạch huyết với nhiệm vụ thu thập, lọc và mang bạch huyết trở về để lưu thông máu. Hệ bạch huyết chính là thành phần quan trọng của hệ miễn dịch, giúp tạo ra các tế bào lympho và giúp chúng lưu thông. Các cơ quan của hệ này gồm lá lách, amidan, hạch bạch huyết, mạch bạch huyết, tuyến ức.

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Chức năng chính của hệ tuần hoàn là vận chuyển khí, chất dinh dưỡng đến từng mô, tế bào khắp cơ thể

Hệ tim mạch gồm tim, máu và mạch máu. Trong đó:

  • Tim với nhịp đập của tim giúp thúc đẩy chu kỳ bơm máu đến các cơ quan của cơ thể; nhờ tim có lực bơm ổn định nên hệ thống tuần hoàn luôn hoạt động.
  • Máu giữ vai trò vận chuyển oxy, kháng thể, hormone, chất dinh dưỡng và nhiều thứ cần thiết khác giúp cơ thể phát triển khỏe mạnh.
  • Các mạch máu vận chuyển máu khử oxy đến phổi.

Những yếu tố đảm bảo chức năng hệ tuần hoàn ổn định

Sự hoàn chỉnh của 3 yếu tố gồm tim, hệ mạch và thể tích tuần hoàn giúp đảm bảo những chức năng và hoạt động của hệ tuần hoàn.

Thể tích tuần hoàn

Thể tích tuần hoàn hay còn gọi là máu, có chức năng vận chuyển oxygen và khí O2, chất dinh dưỡng đến các tế bào, đồng thời mang chất thải từ tế bào trở về và thoát ra ngoài qua các cơ quan bài tiết như thận, đường hô hấp.

Khi thể tích tuần hoàn giảm sẽ gây ra tình trạng sốc giảm khối lượng tuần hoàn, có thể đe dọa tính mạng của người bệnh do suy tuần hoàn, khiến cho oxy không được cung cấp đủ để đáp ứng nhu cầu trao đổi chất của tế bào dẫn đến tình trạng thiếu oxy tế bào và mô.

Nguyên nhân làm giảm thể tích tuần hoàn có thể do bị mất nước, mất máu, sốt, tiêu chảy,…

Tình trạng mất dịch trong cơ thể diễn ra nhanh hoặc kéo dài sẽ gây sốc, cần được bù dịch bằng tiêm truyền hay đường uống để đảm bảo chức năng tuần hoàn.

Tim

Tim nằm trong lồng ngực, là một khối cơ rỗng, nặng khoảng 300g, có trục lệch trái, được chia thành 4 buồng gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất:

  • Nhĩ trái và nhĩ phải, thành mỏng, sau khi nhận máu tĩnh mạch sẽ đưa xuống tâm thất.
  • Tâm thất trái và tâm thất phải, thành dày, giúp bơm máu vào động mạch với một áp lực cao. Tâm thất trái có thành dày gấp hai lần so với thành thất phải do áp lực đưa máu đi vào động mạch chủ lớn.

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

Tim nằm trong lồng ngực được chia thành 4 buồng gồm 2 tâm nhĩ và 2 tâm thất

Vách liên nhĩ ngăn cách hai tâm nhĩ, vách liên thất ngăn cách hai tâm thất.

Các van nhĩ thất ngăn cản giữa tâm thất và tâm nhĩ. Van hai lá bên trái ngăn cách tâm nhĩ trái và tâm thất trái, van ba lá bên phải ngăn cách tâm thất phải và nhĩ phải. Chúng giúp máu chảy từ nhĩ xuống thất theo một chiều.

Tim có chức năng chính là co bóp để tạo áp lực đẩy máu vào trong động mạch để đi nuôi dưỡng cơ thể. Tim hoạt động theo cơ chế tự động, được hệ thống thần kinh thực vật điều hòa và được hệ thống động mạch vành nuôi dưỡng.

Hệ mạch

Hệ mạch máu có chức năng vận chuyển máu tới cơ quan và từ cơ quan về tim. Hệ mạch gồm có động mạch, tiểu động mạch, mao mạch, tĩnh mạch và tiểu tĩnh mạch.

Động mạch gồm 3 lớp cơ rất chắc khỏe và có khả năng co giãn để tạo lực co bóp đẩy máu lưu thông. Chức năng của động mạch là đưa máu từ tim tới các cơ quan, vận chuyển máu dưới áp suất lớn. Động mạch chia thành các nhánh nhỏ khi xa dần tim, đưa chất dinh dưỡng và oxy đi nuôi dưỡng mô cơ quan.

Áp suất máu trong động mạch là huyết áp động mạch, giúp duy trì ổn định để máu từ động mạch có thể đến nuôi dưỡng các cơ quan. Nếu huyết áp động mạch thấp, máu không nuôi dưỡng được cơ quan, có thể gây tử vong. Nếu huyết áp động mạch quá cao dẫn đến áp lực lớn lên thành mạch, có thể làm vỡ thành mạch, trường hợp vỡ thành mạch tại não sẽ gây xuất huyết não.

Tìm hiểu thêm: Thiếu máu cổ tử cung là gì? Nguyên nhân và cách điều trị

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn
Hệ mạch máu có chức năng vận chuyển máu tới cơ quan và từ cơ quan về tim

Các nhánh nhỏ cuối cùng của hệ động mạch là tiểu động mạch, hoạt động như các van điều hòa lượng máu tới mao mạch tùy vào nhu cầu máu của một cơ quan nào đó.

Mao mạch là nơi các chất dinh dưỡng, khí, hormone,… trao đổi chất với mô.

Máu từ mao mạch đổ vào những mạch máu có thành mỏng gọi là tiểu tĩnh mạch.

Tĩnh mạch bao gồm các tiểu tĩnh mạch tập trung thành. Giống như động mạch, thành tĩnh mạch có 3 lớp nhưng mỏng và dễ giãn rộng hơn.

Như vậy cần 3 yếu tố quan trọng là tim, hệ mạch và thể tích tuần hoàn để đảm bảo được chức năng tuần hoàn. Nếu một trong 3 yếu tố xảy ra một sự thay đổi bất thường nào đều gây ra sự suy giảm chức năng của hệ tuần hoàn, có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của người bệnh.

Những yếu tố nguy cơ tác động tới chức năng tuần hoàn

Hệ tuần hoàn giữ vai trò rất quan trọng với sức khỏe và sự sống của con người. Hoạt động của hệ tuần hoàn là nhờ vào áp lực liên tục từ tim và van có trong khắp cơ thể của chúng ta. Áp lực ấy giúp các tĩnh mạch đảm bảo được khả năng vận chuyển máu đến tim và giúp các động mạch đảm bảo được hoạt động đưa máu ra khỏi tim.

Dù là đối tượng hay ở độ tuổi nào thì cũng đều có thể gặp vấn đề bất thường với chức năng tuần hoàn. Tuy nhiên, những yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng tới chức năng tuần hoàn phổ biến có thể kể đến như:

  • Cao huyết áp;
  • Bệnh tiểu đường;
  • Béo phì hoặc thừa cân;
  • Tiền sử gia đình có thành viên mắc bệnh tim mạch;
  • Nồng độ cholesterol trong máu cao;
  • Rối loạn nhịp tim;
  • Suy tim;
  • Xơ vữa động mạch;
  • Hút thuốc lá hay tiếp xúc nhiều với môi trường khói thuốc;
  • Thường xuyên dùng rượu bia và chất kích thích.

Những yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến hệ tuần hoàn

>>>>>Xem thêm: Sâu răng có di truyền không? Các biện pháp phòng ngừa sâu răng hiệu quả

Bệnh tiểu đường là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng tới chức năng tuần hoàn

Sau khi đọc bài viết trên, bạn đã có đầy đủ thông tin hữu ích khi muốn tìm hiểu về hệ tuần hoàn và các yếu tố nguy cơ có thể ảnh hưởng tới chức năng tuần hoàn.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *