Ngoài việc chăm sóc sức khỏe trẻ thì mẹ cũng nên tìm hiểu về những dấu hiệu bất thường gặp về rốn trẻ sơ sinh để tránh bị vi khuẩn xâm nhập dẫn đến nhiễm trùng. Do đó, hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tham khảo qua những cách chăm sóc sau đây.
Bạn đang đọc: Những vấn đề thường gặp ở rốn trẻ sơ sinh
Rốn trẻ sơ sinh là một vết sẹo lõm hình khuyên được hình thành khi dây rốn rụng. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh lý liên quan đến rốn của trẻ sơ sinh mà bạn cần biết để có thể kịp thời xử lý.
Tìm hiểu về rốn của trẻ sơ sinh
Dây rốn của trẻ sơ sinh có chức năng di chuyển chất dinh dưỡng và oxy từ bánh nhau thai của mẹ đến thai nhi. Sau khi chào đời, bé sẽ được cắt dây rốn, thông thường rốn của bé tựa như một vết sẹo lõm hình khuyên và hình thành khi dây rốn rụng.
Chúng nằm giữa đường ngang qua 2 mào chậu, không có mỡ dưới da. Cấu trúc của rốn gồm 1 lớp biểu bì và mô liên kết dày đặc và nối liền với phúc mạc và ruột non. Phía dưới rốn có mạng lưới động mạch, tĩnh mạch, mao mạch dồi dào.
Giải đáp thắc mắc liên quan đến rốn của trẻ sơ sinh
Vì sao rốn bé lâu rụng?
Đa phần, rốn trẻ sơ sinh rụng trong vòng 7 – 10 ngày sau sinh, trừ một số trường hợp đặt biệt như: Bị chồi (u) hạt rốn hay mạch máu rốn chậm khô. Nếu như trong vòng 10 ngày rốn bé vẫn chưa rụng thì mẹ đừng quá lo lắng mà hãy chăm sóc thật kỹ và theo dõi để phát hiện những dấu hiệu bất thường.
Tìm hiểu thêm: Những loại rối loạn chức năng tuyến tụy phổ biến nhất mà bạn cần biết
Thông thường, trước khi rụng, phần chân rốn sẽ bị rỉ chút dịch hơi ướt, có thể kèm theo chút màu nâu do máu đông ở mặt cắt của cuống rốn. Tuy nhiên, sẽ không phải là dấu hiệu có dịch xanh, vàng kèm theo mùi hôi xung quanh hay sưng đỏ.
Vì sao rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khó chịu?
Trẻ sơ sinh cần mất một khoảng thời gian từ 7 – 10 ngày hoặc lâu hơn để cuống rốn khô và rụng đi. Trong khoảng thời rốn chưa rụng sẽ được ví như một cánh cửa chưa đóng, nếu như mẹ vệ sinh không cẩn thận dẫn đến nhiễm trùng, khiến vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân chính khiến cho rốn trẻ sơ sinh có mùi hôi khó chịu. Ngoài ra, mùi hôi ở vị trí này có thể xuất phát từ những vấn đề sau:
- Nhiễm khuẩn rốn: Rốn bị rụng muộn, ướt và có mùi hôi kéo dài. Sau một thời gian sẽ sưng tấy hoặc xuất hiện mủ. Một vài trường hợp nghiêm trọng dẫn đến chướng bụng, rối loạn tiêu hóa.
- Hoại tử rốn: Tình trạng này có thể trước hoặc sau khi nhiễm khuẩn rốn. Biểu hiện thường gặp là rốn rụng sớm, sau đó sưng đỏ hoặc bầm tím, chảy mủ, kèm theo mùi hôi. Trong trường hợp này, mẹ cần đưa bé đến gặp bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Viêm rốn: Khi rốn trẻ có mùi hôi kèm phù nề, chảy mủ vàng và lâu rụng thì có thể là biểu hiện viêm rốn. Ngoài ra còn kèm theo những triệu chứng sốt nhẹ khiến bé quấy khóc.
- Viêm mạch máu rốn: Mạch máu rốn gồm 2 động mạch và 1 tĩnh mạch, chúng nhận nhiệm vụ chuyển chất dinh dưỡng từ mẹ sang con. Khi bé được sinh ra, các mạch máu này cần có thời gian để xơ hóa và tiêu biến. Nếu như rốn không được vệ sinh sạch sẽ khiến vi khuẩn dễ dàng thâm nhập.
Những bệnh lý có thể gặp ở rốn của trẻ sơ sinh
Rốn bị chảy máu
Biểu hiện của tình trạng này đó là rỉ một vài giọt máu trên chỗ giữa cuống rốn đã khô và chân rốn, máu có thể là màu hoặc tươi hoặc đỏ gạch. Tình trạng này xảy ra do cọ xát tã vào cuống rốn. Chảy máu thường sẽ tự cầm hoặc sau khi ấn nhẹ vùng rốn bằng miếng băng gạc sạch. Tuy nhiên, thấy rốn trẻ có chảy máu, bạn nên đưa bé đến bác sĩ thăm khám để điều trị kịp thời.
Thoát vị rốn
Thoát vị rốn là tình trạng khuyết một phần cơ thành bụng dẫn đến một phần quai ruột sẽ chui ra ngoài tạo nên khối phồng. Đặc biệt, khi bé khóc hoặc vặn mình thì chúng càng to ra và nhỏ lại lúc nằm yên. Một số hội chứng sẽ gây ra tình trạng thoát vị rốn ở trẻ là: Down, MPS, suy giáp,… Thoát vị rốn thông thường sẽ có 2 dạng: Thoát vị rốn nghẹt và thoát vị rốn đóng tự nhiên. Tuy nhiên, tỷ lệ mắc phải thoát vị rốn nghẹt rất ít, hầu hết thoát vị rốn đóng tự nhiên. Nếu như tình trạng này không thuyên giảm thì cần can thiệp phẫu thuật.
>>>>>Xem thêm: Dấu hiệu thai sinh hóa sau chuyển phôi và cách phòng ngừa
Cách chăm sóc rốn của trẻ sơ sinh
Sau khi rụng rốn sẽ xuất hiện rỉ máu ít kèm dịch và có mùi hôi. Lúc này, bố mẹ có thể dễ dàng chăm sóc nhưng cần thực hiện theo những bước sau:
- Bước 1: Dùng nước muối sinh lý làm sạch phần dịch tiết ra.
- Bước 2: Dùng khăn sạch mềm lau khô rốn.
- Bước 3: Tiếp tục theo dõi rốn trẻ thường xuyên để đảm bảo khô dần và không còn chảy máu.
- Bước 4: Tắm cho trẻ bằng nước ấm và sữa tắm sau đó lau bằng khăn cotton mềm.
Những điều cần lưu ý khi chăm sóc rốn của bé
- Cho rốn của trẻ sơ sinh được “thở”, không nên bọc tã quanh rốn vì có thể gây nhiễm trùng, rôm sảy. Ngoài ra, mẹ cũng nên gấp phần mép tã xuống để tránh chất thải dính vào.
- Đến khi rốn rụng, mẹ nên hạn chế để bé ngâm quá lâu trong nước. Khi tắm chỉ cần lau sạch vùng da xung quanh là được.
- Không nên dùng cồn để vệ sinh mà cần thực hiện theo hướng dẫn của chuyên viên y tế.
- Hiện tượng rụng rốn sẽ diễn ra một cách tự nhiên, cho nên bạn không tự ý cắt vì sẽ gây chảy máu hoặc nhiễm trùng.
Hiểu rõ hơn vấn đề thường gặp ở rốn trẻ sơ sinh sẽ tránh khỏi những biến chứng nguy hiểm. Nếu như có dấu hiệu gì bất thường ở rốn của bé bạn nên đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời nhé.
Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm
Chủ đề:RốnVệ sinh rốnChăm sóc trẻ sơ sinh