Những thông tin cần biết về kỹ thuật ghép xương răng

Những thông tin cần biết về kỹ thuật ghép xương răng

Ghép xương răng là gì? Kỹ thuật này dùng trong trường hợp nào và có những tác dụng gì?

Bạn đang đọc: Những thông tin cần biết về kỹ thuật ghép xương răng

Ghép xương răng là một trong những kỹ thuật hỗ trợ giữ vững trụ Implant thông qua việc bổ sung thêm xương vào vị trí bị tiêu xương. Quá trình phẫu thuật này giúp ổn định cấu trúc hàm, tăng tỷ lệ thành công khi cấy ghép Implant.

Khái niệm ghép xương răng và quy trình thực hiện

Ghép xương răng trong trồng răng Implant là một trong những kỹ thuật nhằm tái tạo, bổ sung phần xương hàm đã bị tiêu để tăng thể tích xương hàm và giúp nâng đỡ trụ Implant. Kỹ thuật này được thực hiện trước khi đặt trụ khoảng 9 – 12 tháng nhằm đảm bảo vùng xương mới cấy đã ổn định, đủ chắc chắn để tích hợp và giữ trụ Implant.

Các hình thức ghép xương gồm: Ghép xương tự thân, ghép xương đồng chủng, ghép xương dị chủng và ghép xương nhân tạo. Quá trình ghép xương sẽ gồm 4 bước:

  • Bước 1: Tiến hành kiểm tra, chụp phim vùng hàm để để phân tích và lên phác đồ điều trị.
  • Bước 2: Vệ sinh sạch sẽ khoang miệng và gây tê.
  • Bước 3: Đặt mảnh xương vào bề mặt của xương hàm nơi cần ghép. Sau đó, bác sĩ sẽ cố định phần xương đã ghép
  • Bước 4: Khâu đóng phần vạt niêm mạc, sát khuẩn khoang miệng và kết thúc phẫu thuật.

Những thông tin cần biết về kỹ thuật ghép xương răng

Ghép xương răng giúp nâng đỡ trụ Implant

Ưu nhược điểm của ghép xương cấy Implant

Kỹ thuật này có nhiều ưu điểm nhưng song song với đó vẫn tồn tại một số nhược điểm:

Ưu điểm

  • Khắc phục tình trạng mất răng lâu năm, tiêu xương, giúp bệnh nhân đáp ứng các điều kiện để ghép xương Implant.
  • Giúp trụ Implant bám chắc vào xương hàm.
  • Giúp tái tạo lại cấu trúc xương hàm, bảo tồn xương hàm và các răng thật.
  • Ngăn ngừa việc xương hàm bị tiêu và gây lệch mặt ảnh hưởng thẩm mỹ.

Nhược điểm

  • Có thể xảy ra tình trạng tiêu xương sau khi cấy.
  • Xương cần nhiều thời gian để cứng và lành hẳn.
  • Phần nướu nơi xương được cấy vào không có màu đỏ hồng như nướu thật. Thậm chí, sau một thời gian có thể chuyển màu thâm làm mất thẩm mỹ.
  • Độ cứng của xương nhân tạo thấp hơn xương thật.

Những trường hợp chỉ định ghép xương răng trước khi cấy ghép Implant

Ghép xương Implant được tiến hành khi xương hàm của người bệnh không đáp ứng các yêu cầu về: Thể tích, số lượng, mật độ,… để đảm bảo trụ Implant có thể đứng vững. Một số trường hợp thường thực hiện ghép xương răng gồm:

  • Mang hàm giả lâu năm khiến cho xương hàm bị thiếu hụt và tiêu biến.
  • Xương ổ răng bị tiêu do mất răng lâu năm. Xương ổ răng làm nhiệm vụ nâng đỡ và bao bọc chân răng. Khi bộ phận này bị tiêu, ổ răng bị thu hẹp trong cả chiều cao lẫn chiều ngang. Vì vậy, khi cấy ghép trụ Implant vào sẽ không còn chỗ đứng.
  • Xương hàm bị chấn thương hoặc di chứng từ quá trình phẫu thuật răng hàm mặt trước đó. Điều này làm biến đổi cấu trúc và thể tích xương hàm của răng.
  • Xương hàm bẩm sinh quá mềm, mỏng hoặc yếu. Vì vậy, khi muốn cấy trụ Implant cần phải cấy ghép xương răng nhằm tăng mật độ xương.
  • Người mắc các bệnh về răng miệng như: Viêm nướu, viêm nha chu, viêm tủy,… ảnh hưởng đến chất lượng xương răng khiến xương bị yếu đi hoặc không đủ diện tích cho quá trình cấy ghép Implant.

Tìm hiểu thêm: Bà bầu bị Covid nên ăn gì? Hướng dẫn cách chăm sóc bà bầu bị Covid

Những thông tin cần biết về kỹ thuật ghép xương răng
Tùy vào tình trạng xương hàm bác sĩ sẽ có chỉ định cấy ghép khác nhau

Có thể nói, cấy ghép xương răng phù hợp hầu hết với mọi người. Tuy nhiên, kỹ thuật này vẫn chống chỉ định với một số đối tượng:

  • Người nghiện thuốc lá, rượu, bia nặng không thể từ bỏ.
  • Người lớn tuổi, sức khỏe kém không đủ điều kiện phẫu thuật.

Một số câu hỏi thường gặp về ghép xương răng

Chi phí ghép xương răng phụ thuộc những yếu tố nào?

Chi phí thực hiện kỹ thuật này thường không cố định mà sẽ phụ thuộc vào tình trạng xương hàm của bệnh nhân. Thông thường, mức phí cho ghép xương răng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:

  • Tình trạng tiêu xương hàm ít hay nhiều của người bệnh.
  • Ghép xương cho một số răng hay toàn hàm.
  • Chính sách giá của trung tâm nha khoa thực hiện cấy ghép.

Ghép xương răng có đau không?

Quá trình ghép xương ổ răng hoàn toàn không đau vì bệnh nhân đã được gây tê. Tuy nhiên, vài ngày đầu sau đó, vết thương sẽ có thể bị sưng, đau và ê buốt. Người bệnh cần chườm đá để giảm sự khó chịu và đồng thời sử dụng thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ để phòng nhiễm trùng.

Những thông tin cần biết về kỹ thuật ghép xương răng

>>>>>Xem thêm: Ăn rau để qua đêm có tốt không? Cách bảo quản rau tươi lâu

Hậu cấy ghép bệnh nhân cần chăm sóc răng miệng kỹ

Ghép xương răng có nhanh lành không?

Quá trình phục hồi phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Trung bình, xương hàm cần khoảng 2 – 6 tháng để lành hẳn. Lúc đó, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra tình trạng xương hàm để lên kế hoạch điều trị tiếp theo.

Chăm sóc sau ghép xương răng thế nào?

  • Sau phẫu thuật sẽ xuất hiện tình trạng chảy máu và hiện tượng này sẽ tự động ngừng sau 30 phút. Trong khoảng thời gian này, người bệnh cần cắn chặt gạc cầm máu cho đến khi thấy máu ngưng hẳn.
  • Không nhai, không khạc nhổ trong 1 giờ đầu sau phẫu thuật.
  • Uống thuốc giảm đau, kháng sinh đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Thực hiện nghiêm ngặt theo các chỉ định và hướng dẫn vệ sinh răng miệng của bác sĩ nha khoa.
  • Hậu phẫu thuật một tuần chỉ nên ăn các món lỏng, nguội, tránh vị trí vết thương.
  • Hạn chế vận động quá sức.
  • Tái khám đúng lịch hoặc đến gặp bác sĩ ngay khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào.

Trên đây là những thông tin về ghép xương răng mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến bạn. Bạn đọc lưu ý nên thực hiện cấy ghép xương tại các cơ sở nha khoa uy tín để giảm thiểu tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Cơ thể ngườiphẫu thuậtXương khớp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *