Những rủi ro và cách phòng tránh khi đo huyết áp động mạch xâm lấn

Những rủi ro và cách phòng tránh khi đo huyết áp động mạch xâm lấn

Bạn đang đọc: Những rủi ro và cách phòng tránh khi đo huyết áp động mạch xâm lấn

Đo huyết áp động mạch xâm lấn là một phương pháp đòi hỏi kỹ thuật và chuyên môn cao. Nếu thực hiện không đúng quy trình kỹ thuật, không những không mang lại hiệu quả trị liệu mà còn gây ra những rủi ro cho sức khỏe. Vì vậy, người bệnh cần lựa chọn bệnh viện uy tín, có đầy đủ trang thiết bị và chuyên môn để thực hiện phương pháp này.

Huyết áp là một chỉ số sử dụng để xác định áp lực máu tác động lên thành mạch khi đưa máu đến nuôi dưỡng các mô ở khắp nơi trong cơ thể. Việc kiểm tra thường xuyên huyết áp là vô cùng quan trọng, nhằm phát hiện sớm các vấn đề về sức khỏe tim mạch cũng như các bệnh lý liên quan. Bên cạnh việc sử dụng các phương pháp đo huyết áp truyền thống thì còn có một cách đo huyết áp khác là đo huyết áp động mạch xâm lấn.

Tìm hiểu về phương pháp đo huyết áp động mạch xâm lấn

Đo huyết áp động mạch xâm lấn (IBP) là tiêu chuẩn vàng để xác định huyết áp, thường được sử dụng trong các bệnh viện hoặc phòng khám vì cần có thiết bị chuyên dụng để đo lường.

Để thực hiện, nhân viên y tế sẽ đặt một kim luồn (catheter) vào động mạch của bệnh nhân. Bộ chuyển đổi (transducer) sẽ chuyển mức áp lực tại nội mạch thành tín hiệu được ghi trên màn hình (monitor) để theo dõi sóng và chỉ số huyết áp.

Rui-ro-va-cach-phong-tranh-khi-do-huyet-ap-dong-mach-xam-lan 2.webp

Lưu lượng máu trong động mạch đóng vai trò quan trọng trong việc quy định áp lực máu

So với các phương pháp đo huyết áp động mạch không xâm lấn thì phương pháp đo huyết áp động mạch xâm lấn có ưu điểm là có thể theo dõi liên tục huyết áp của bệnh nhân với độ chính xác cao. Từ đó giúp bác sĩ có thể theo dõi và đánh giá tình trạng bệnh nhân toàn diện. Có thể áp dụng được cho nhiều đối tượng trong nhiều tình huống khác nhau như: Suy tim cấp, sốc phản vệ, suy thận, phẫu thuật tim,…

Tuy nhiên, vì là thủ thuật xâm lấn nên sẽ gây ra đau và chảy máu. Bên cạnh đó, kỹ thuật khó này cũng cần bác sĩ thực hiện có tay nghề chuyên môn cao để thực hiện, kết hợp với trang thiết bị tại cơ sở khám chữa hiện đại, đạt chuẩn theo quy định.

Các trường hợp cần đo huyết áp động mạch xâm lấn

Phương pháp đo huyết áp động mạch xâm lấn thường được bác sĩ chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Bệnh nhân cần theo dõi huyết áp liên tục, chính xác trong suốt quá trình phẫu thuật.
  • Xét nghiệm khí máu cần được thực hiện nhiều lần, đặc biệt là ở những người bệnh suy hô hấp;
  • Nguy cơ rối loạn huyết động trong phẫu thuật hoặc hậu phẫu. Đặc biệt là các ca phẫu thuật lớn, kéo dài như phẫu thuật tim, mạch máu lớn;
  • Sốc kéo dài hoặc hạ huyết áp nặng cần điều chỉnh lượng dịch chống sốc;
  • Khi huyết áp đo bằng tay không tin cậy được (trẻ nhũ nhi, trẻ béo phì,…);
  • Trường hợp bệnh nhân có nguy cơ rối loạn huyết động trong và sau phẫu thuật đặc biệt là phẫu thuật tim và các mạch máu lớn;
  • Trường hợp bệnh nhân sốt xuất huyết nặng (độ III và IV có kèm sốc), hay trong bệnh viêm cơ tim nặng,…
  • Chỉ định khi cần chụp mạch, hoặc thay máu bằng đường tĩnh mạch máu vào – động mạch máu ra hoặc những trường hợp không thể đo được huyết áp bằng tay;
  • Khi cần hồi sức cho bệnh nhân mà không có đường truyền khác.

Rủi ro khi sử dụng phương pháp đo huyết áp động mạch có xâm lấn

Mặc dù phương pháp đo huyết áp động mạch xâm lấn mang nhiều lợi ích nhưng cũng có một số rủi ro cần lưu ý:

  • Nguy cơ nhiễm trùng: Do kỹ thuật không đảm bảo vô khuẩn hoặc thời gian lưu catheter quá lâu.
  • Nguy cơ tổn thương động mạch: Do kim không nằm trong lòng động mạch gây sưng, phù, rỉ dịch.
  • Nguy cơ chảy máu: Do bệnh nhân bị rối loạn đông máu hoặc do tuột các chỗ nối của hệ thống đo.
  • Nguy cơ sai lệch: Do lỗi hệ thống đo (bộ tạo áp lực bị xì, gấp góc kim luồn), do dòng chảy không lưu thông tạo cục máu đông trong lòng catheter hoặc do đặt sai tư thế bệnh nhân.

Tìm hiểu thêm: Uống gì để tiêu u mỡ? Một số nước uống giảm u mỡ hiệu quả

Rui-ro-va-cach-phong-tranh-khi-do-huyet-ap-dong-mach-xam-lan 3.webp
Rủi ro khi đo huyết áp động mạch có xâm lấn vẫn có thể xảy ra

Cách phòng tránh nguy cơ khi sử dụng phương pháp đo huyết áp động mạch có xâm lấn

Để giảm thiểu tỷ lệ các nguy cơ và biến chứng xảy ra khi sử dụng phương pháp đo huyết áp động mạch xâm lấn cần phòng ngừa bằng cách:

  • Phòng tránh nhiễm trùng: Thực hiện đúng quy trình kỹ thuật, thay băng nơi đặt catheter khi ướt, dơ, rút bỏ catheter khi không cần sử dụng.
  • Phòng tránh tổn thương động mạch: Kiểm tra vị trí đặt catheter thường xuyên, cố định chi nơi đặt catheter. Theo dõi các dấu hiệu sưng, phù tại vị trí đặt catheter, không che phủ vị trí đặt catheter động mạch.
  • Phòng tránh nguy cơ chảy máu: Đảm bảo các chỗ nối trên hệ thống đo đã gắn chặt trước khi gắn vào chai dịch truyền, không che đậy nơi tiêm động mạch và hệ thống dây.
  • Phòng tránh sai lệch kết quả: Theo dõi hệ thống dây thường xuyên, dịch truyền phải chảy liên tục. Kiểm tra túi áp lực, túi dịch truyền, chọn kim tiêm đúng kích cỡ, đặt hệ thống đúng vị trí, chỉnh đúng tư thế cho bệnh nhân.

Rui-ro-va-cach-phong-tranh-khi-do-huyet-ap-dong-mach-xam-lan 4.webp

>>>>>Xem thêm: Máu kinh màu nâu có bình thường không? Nên làm gì khi máu kinh màu nâu?

Phương pháp đo huyết áp động mạch xâm lấn cần có chỉ định của bác sĩ

Kết luận lại, đo huyết áp động mạch xâm lấn là một phương pháp cho kết quả huyết áp liên tục, chính xác. Phương pháp này tối ưu để đo huyết áp cho các trường hợp bệnh nhân phẫu thuật kéo dài, nguy hiểm hoặc các trường hợp cần lấy mẫu xét nghiệm khí huyết liên tục. Tuy nhiên, phương pháp này cần được tham khảo ý kiến chỉ định của bác sĩ, cần đảm bảo được thực hiện đúng kỹ thuật, tình trạng bệnh nhân và cần được kiểm tra liên tục để phòng tránh các rủi ro không đáng có.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Chủ đề:Kiểm tra sức khỏeChăm sóc sức khỏe

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *